Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024

Có câu chuyện được truyền miệng về ngày Tết Đoan Ngọ rằng, ngày trước khi nông dân đang ăn mừng vì một vụ mùa bội thu thì có đàn sâu bọ kéo đến phá nát mọi thứ. Khi đó, một ông lão đã hướng dẫn mỗi nhà lập bàn cúng gồm bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà tập thể dục vào giờ Ngọ.

Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024

Bánh ú bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị dịp Tết Đoan Ngọ

Nhật Thịnh

Người dân làm theo thì tình cờ sâu bọ cũng lần lượt chết. Câu chuyện được lưu truyền nên cứ đến ngày mùng 5.5 âm lịch, người nông dân lại cúng kiếng để diệt sâu bọ. Dần dần mở rộng ra đến các vùng thành thị cũng làm theo.

Bên cạnh đó, người xưa cũng tin rằng bộ phận tiêu hóa của con người có các loại ký sinh trùng gây hại nhưng không phải lúc nào cũng diệt được. Chỉ có ngày mùng 5.5 các loại ký sinh trùng này ngoi lên nên con người thường ăn các loại trái cây có vị chua, chát để loại bỏ.

TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thông tin thêm, người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 âm lịch. Do đó, tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa.

Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024

Người Hoa ở TP.HCM thì có món bánh bá trạng trong dịp Tết Đoan Ngọ

Vũ Phượng

Vào thời điểm này, người dân có truyền thống làm nông thường tổ chức lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng vụ mùa,… nên còn gọi là Tết nửa năm. "Đoan có nghĩa là bắt đầu, Ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm", TS Trần Long nói.

Ngoài ra vẫn có những ý kiến cho rằng Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của Khuất Nguyên - một vị quan nước Sở.

Ông từng khuyên can vua Sở không nên tin vào nước Tần nhưng không được chấp nhận, mà còn bị đày đi xa xứ. Buồn chán, thất vọng, ông ôm đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5.5 âm lịch. Đời vua sau tiếc thương nên làm đồ cúng tế, mang ra sông thả xuống.

Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024

Những chiếc bánh ú tro hình chóp to bằng khoảng nắm tay và được cột thành xâu theo từng chục

Dương Lan

Sau này, người dân Trung Quốc cũng lưu truyền những tập tục mỗi khi đến ngày mùng 5.5 âm lịch.

Tuy nhiên với những lập luận được đưa ra, đa phần ý kiến cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam xuất phát từ đời sống gắn với cây lúa nước, vụ mùa của người nông dân Việt.

Tập tục trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo TS Trần Long, không khí Tết Đoan Ngọ thể hiện ở mỗi vùng, miền khác nhau. Ở miền Nam, người dân thường mua bánh ú nước tro, kèm lá xông và trái cây về cúng. Người miền Bắc thì mua cơm rượu, quả vải, quả mận về cho trẻ con ăn ngay khi ngủ dậy. Người miền Trung thì mua vịt quay hoặc đi tắm biển buổi trưa hay múc nước giếng lên tắm vào đúng giờ Ngọ.

Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024

Nhân bên trong mỗi chiếc bánh bá trạng

Vũ Phượng

Riêng tại TP.HCM, người dân thường đi mua bánh ú, cơm rượu, lá xông kèm trái cây cúng vào đêm mùng 4.5 âm lịch hoặc sáng sớm mùng 5 để chuẩn bị cúng vào buổi sáng trước khi đi làm. Nhà nào có điều kiện thì mới ở nhà cúng trong khung giờ 11 – 13 giờ.

Mâm cúng thường được các gia đình chuẩn bị gồm có: trái cây (trái mận, trái vải, chôm chôm, dưa hấu…), bánh ú tro, thịt vịt, cơm rượu, chè, hoa đồng tiền... Với lá xông, có người mua về nấu nước tắm, người mua về treo ở trước cửa hoặc một góc trong nhà.

Người Việt xưa tin rằng, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nhất trong năm nên ở vùng quê, người ta thường rủ nhau đi hái lá thuốc về phơi khô để dùng trong năm.

Ngày nay, một số người xa quê vẫn mong được về nhà "ăn mùng 5.5" như một truyền thống trong gia đình. Trong khi đó với cuộc sống thành thị, nhiều bạn trẻ cũng dần không quá câu nệ chuyện tập tục, cách bài trí cúng kiếng.

Tết Đoan Ngọ hàng năm là dịp để con cháu, họ hàng ở nhiều nơi tụ họp bên nhau mừng lễ và cầu chúc cho một năm mưa thuận, gió hòa.

Ngoài ra, đối với một số nước Đông Á như: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… thì mùng 5 tháng 5 được xem là ngày Tết truyền thống.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5) là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Vì đây là thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết nên sâu bọ và dịch bệnh dễ phát sinh, do đó, người dân có tục trừ trùng, phòng bệnh.

Mùng 5 tháng 5 2023 âm lịch là ngày gì năm 2024
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 thường có rượu nếp. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đây là thời điểm cây trái bắt đầu đơm hoa kết quả của năm vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Bên cạnh đó, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương cũng sẽ có thêm những món ăn khác nhau.

Ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người cần chuẩn bị đồ cúng từ sớm để dâng lên ông bà, tổ tiên nên không khí lúc này nhộn nhịp, vui vẻ không khác gì ngày Tết. Khi hoàn thành thủ tục, cả nhà sẽ tụ họp ăn uống những món ăn truyền thống cùng nhau. Ngày lễ 5/5 cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, giúp gắn kết mọi người lại với nhau.

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Theo phong tục, mâm lễ cúng gia tiên truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước

- Rượu nếp

- Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối

- Có điều kiện thêm bánh tro (bánh gio) và chè hạt sen thì càng đầy đặn.

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau.

Theo các chuyên gia phong thủy, cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian chính Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là đúng nhất. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ.

Cúng Tết Đoan ngọ vào lúc giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ).

Dưới đây là bài văn khấn gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch Quý Mão 2023

Muốn cúng tổ tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:...... Ngụ tại:......

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 năm Quý Mão 2023

Gặp tiết ngày Tết Đoan Ngọ năm Quý Mão 2023, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.