Cho ví dụ của chính sách văn hóa năm 2024

Toàn cầu hoá thúc đẩy hội nhập văn hoá diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Sự tác động qua lại và chuyển giao văn hoá này có ảnh hưởng rất đáng kể tới phong cách sống của con người và tới cả sự sáng tạo văn hoá của đất nước ta.

Nhận thức và ý thức của chúng ta về bảo tồn các di sản văn hoá và bản sắc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá của mình trong một thế giới toàn cầu hoá về kinh tế và công nghệ đã và đang được nâng cao một cách rõ rệt, nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn sự sáng tạo văn hoá của đất nước trước sự ảnh hưởng và tác động của quá trình này.

Trong sự tác động và ảnh hưởng của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên đất nước ta cũng đã và đang ra đời những hình thức mới của sự sáng tạo văn hoá: Sản xuất văn hóa, công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa. Qua đó tác động đa chiều tới cả sự sáng tạo cá nhân lẫn sự hưởng thụ của đông đảo nhân dân.

Tuy nhiên, nền công nghiệp văn hóa vốn coi trọng lợi ích kinh tế thì sẽ có một áp lực không thể tránh khỏi giữa một bên là những mục tiêu văn hóa cơ bản nhất và một bên là tính chất thị trường hoặc giữa một bên là những quan tâm có tính thương mại và một bên là mong muốn một nội dung phản ánh được sự phong phú, đa dạng của văn hóa. Do đó, trong văn hóa càng bộc lộ những xu hướng biến đổi phức tạp và những diễn biến vượt tầm kiểm soát.

Ví dụ, trong quá trình hội nhập mạnh mẽ ấy, đã có cơ hội cho sự du nhập những tư tưởng, lối sống phương Tây đang gây ra những tác động đa chiều trong đời sống tinh thần, đạo đức xã hội, dẫn đến những biểu hiện mơ hồ trong tư tưởng nhận thức ở một bộ phận văn nghệ sĩ.

Trong bối cảnh đó, khuynh hướng chủ đạo của văn hóa nước nhà vẫn kiên trì quan điểm bảo vệ độc lập tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời với việc xác lập tính chất song hành giữa cá tính sáng tạo và trách nhiệm xã hội của giới nghệ sĩ mỹ thuật trong cơ chế thị trường. Đồng thời chấp nhận khuynh hướng đa dạng hoá văn hóa nghệ thuật.

Những đổi mới quy trình sáng tạo văn hoá cũng đòi hỏi đổi mới thể chế và chính sách văn hoá ở nước ta. Và chính sách văn hóa Việt Nam trong gần 30 năm đổi mới đã thể hiện rõ việc kế thừa các nhân tố tích cực, hợp lý trong thể chế văn hóa giai đoạn trước đây với việc tìm tòi, vận dụng những hình thức, phương pháp quản lý sản xuất, phổ biến và tiêu thụ văn hóa mới... trong điều kiện cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế.

Sự đổi mới chính sách văn hóa diễn ra trên nhiều phương diện: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa; phương thức hoạt động, phương thức sản xuất kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp văn hoá, các DN và các cá nhân hoạt động văn hóa; hoạt động tự quản về văn hóa của các cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cá nhân trong hoạt động văn hóa (xã hội hóa hoạt động văn hóa); xây dựng các thiết chế văn hoá ở Trung ương và địa phương.

Chính sách văn hoá dần dần và cần phải trở thành công cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi nguồn lực vào phát triển văn hoá của đất nước, trong đó phát triển con người là nhiệm vụ hàng đầu và trung tâm, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Trong đó hiện thực hóa được những tư tưởng cơ bản trong các nghị quyết của Đảng về văn hóa.

Một chính sách văn hóa tốt và có hiệu lực xã hội rộng lớn phải làm sao cho sự phát triển văn hoá thấm sâu vào tâm hồn và đánh thức tiềm năng của con người, cộng đồng. Muốn đạt được mục tiêu cao cả đó chúng ta cần đổi mới tư duy văn hóa, biến nó thành nguồn lực nội sinh của quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Liên hoan Cồng chiêng - múa xoang dành cho học sinh năm 2022 với sự tham gia của 16 đội với tổng số 1.076 học sinh, trong đó có 304 học sinh tham gia đội Cồng chiêng; 523 học sinh tham gia đội múa xoang; 249 học sinh tham gia trình diễn trang phục dân tộc thiểu số. (Ảnh: Thành Đạt)

Cho ví dụ của chính sách văn hóa năm 2024

ĐỀ CƯƠNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

Câu 1: Trình bày và phân tích khái niệm chính sách, chính sách văn hóa?

- Khái niệm chính sách: là hệ thống các thể chế, định hướng, quy định tạo nên những

thực hành của Nhà nước đối với một đối tượng quản lý nào đó. Công cụ thực hành của

chính sách là pháp luật các phương pháp hành chính, ngân sách và hệ thống thuế. Các

dạng tồn tại của chính sách gồm: các định hướng mang tính nguyên tắc văn bản thể chế,

chính sách đầu tư và thuế và các phương pháp hành chính khác.

- Khái niệm chính sách văn hóa: Trong khái niệm chính sách văn hóa, cụm từ văn hóa

được hiểu là một lĩnh vực hoạt động của một quốc gia. Văn hóa ngang hàng với các lĩnh

vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội…Khái niệm văn hóa ở từng quốc gia lại có phạm

vi bao quát khác nhau.

Chính sách văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc và thực hành của Nhà nước

trong lĩnh vực văn hóa, nhằm phát triển và quản lý đời sống theo những quan điểm

phát triển và cách thức quản lý riêng đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hóa

tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dung các điều kiện vật chất tinh thần có sẵn

của xã hội.

Câu 2: Trình bày vai trò và đặc tính của chính sách văn hóa? Liên hệ thực tế?

- Định hướng phát triển cho toàn bộ đời sống văn hóa hay mỗi lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật.

Từ đó chỉnh sửa những thiếu sót, sai lầm trong đời sống giúp XH phát triển hoàn thiện hơn.

VD: Ở các vùng dân tộc thiểu số, trước đây, tục tảo hôn diễn ra phổ biến, tục lệ cưới xin, ma

chay tổ chức rườm ra, kéo dài... nhưng hiện nay được tiếp cận với các chính sách văn hóa tiến

bộ nên tục tảo hôn giảm mạnh, cưới xin, ma chay được rút ngắn, giản lược đơn giản hơn...

- Điều hòa các mâu thuẫn, vấn đề phát sinh trong phát triển văn hóa. Các vấn đề văn hóa luôn

thay đổi theo thời gian và không gian, vì thế nên các chính sách cần biến đổi linh hoạt, kịp thời

để điều hòa, giải quyết mọi vấn đề trong văn hóa được kịp thời, nhanh chóng.

VD: Văn hóa VN luôn đề cao vẻ đẹp kín đáo của người phụ nữ, song hiện nay, nhiều ca sĩ ăn

mặc hớ hênh, phản cảm, điều đó mâu thuẫn với các giấy tờ phát huy và bảo tồn, vì vậy nên

chính sách văn hóa đã kịp thời có các hình thức xử phạt hợp lý để điều chỉnh các hành vi kể

trên.

- Điều tiết sự phát triển bằng các công cụ chính sách, thể hiện qua chính sách minh bạch, công

khai và hệ thống cơ quan công quyền về văn hóa hoạt động có hiệu quả và hiệu lực. Để chính

sách văn hóa đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có một hệ thống thiết chế văn hóa từ trung ương đến

cơ sở. Sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa này đảm bảo cho chính sách văn hóa được

thực thi trong cuộc sống đồng thời ghi nhận được những phản hồi chính sách từ phía người dân

để kịp thời điều chỉnh.

VD: Hệ thống cơ quan văn hóa từ địa phương đến trung ương bao gồm: trung tâm văn hóa (cơ

sở) => phòng văn hóa (huyện) => sở văn hóa (tỉnh) => bộ văn hóa (trung ương), hệ thông cơ

quan này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết mọi vẫn đề liên quan đến

lĩnh vực văn hóa; trên cơ sở đó, người dân có yêu cầu, thắc mắc gì nếu cơ quan cấp dưới không

giải quyết được thì gửi lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để được giải quyết...