Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

LCD (Liquid Crystal Display) hay màn hình tinh thể lỏng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử, như màn hình quảng cáo, máy tính, TV, điện thoại di động… Các thông tin chi tiết về màn hình này là gì? Hãy cùng Công nghệ HD điểm qua để có cái nhìn rõ nhất về loại màn hình này nhé!

Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) là công nghệ được sử dụng trong màn hình máy tính xách tay và máy tính nhỏ khác. Giống như công nghệ đi-ốt phát quang (LED) và plasma, màn hình LCD cho phép hiển thị mỏng hơn nhiều so với công nghệ ống tia âm cực (CRT). Màn hình LCD tiêu thụ ít năng lượng hơn màn hình LED và màn hình khí vì chúng hoạt động bằng cách chặn ánh sáng chứ không phát ra ánh sáng.

Cấu trúc màn hình LCD

Màn hình LCD được xếp chồng lên nhau nhiều lớp, bao gồm:

  • Bộ lọc phân cực theo chiều dọc lọc ánh sáng tự nhiên chiếu đến.
  • Lớp thủy tinh có các điện cực ITO.
  • Hình dạng của điện cực là đồ thị được hiển thị.
  • Lớp tinh thể lỏng, lớp thủy tinh có chung điện cực ITO.
  • Bộ lọc phân cực ngang.
  • Gương phản chiếu lại ánh sáng cho người xem.

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Màn hình LCD hiển thị màu vì các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc và cường độ ánh sáng. Các chấm hiển thị màu theo quy tắc phối màu phát xạ cho màu xanh lam, xanh lục và đỏ. Từ đó, điểm ảnh sau đó tắt hoặc bật 3 màu để tạo ra một điểm màu tập hợp nhiều điểm màu để tạo ra hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.

Ưu và nhược điểm của màn hình LCD

Ưu điểm

  • Hình ảnh rõ ràng, sống động như thật
  • Độ sáng màn hình cao
  • Màn hình LCD thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng
  • Giá thành rẻ, được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực và trở thành thành phần của hầu hết các thiết bị điện tử hiển thị như máy tính, TV, điện thoại di động hay màn hình quảng cáo LCD…

Khuyết điểm

  • Có kích thước dày do phải đặt tới 3 lớp kính
  • Tiêu thụ điện năng do sử dụng đèn nền
  • Vì mật độ điểm ảnh của màn hình LCD rất thấp, dưới ánh sáng mặt trời, màu sắc kém, dễ nhìn thấy các điểm ảnh trên màn hình.

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Có những loại màn hình LCD nào?

Có 4 loại tấm nền chính cho màn hình LCD: IPS, TN, VA và OLED. Phổ biến nhất hiện nay là tấm nền OLED

Có hai loại màn hình LCD chính trong điện thoại di động: TFT (Thin Film Transistor) và IPS (In-Plane Switching). Màn hình TFT LCD sử dụng công nghệ bóng bán dẫn màng mỏng để cải thiện chất lượng hình ảnh, trong khi IPS-LCD cải thiện góc nhìn và mức tiêu thụ điện năng của màn hình TFT LCD. Ngoài ra, màn hình IPS LCD LED-backlit chất lượng cao hơn cũng rất phổ biến.

Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều có màn hình IPS-LCD hoặc OLED thay vì màn hình TFT-LCD.

Màn hình tinh thể lỏng (hay còn được gọi là LCD) được cấu tạo từ đèn nền, tấm tinh thể lỏng và bộ lọc màu. Trong số đó, tấm nền tinh thể lỏng được đánh giá là “linh hồn” của màn hình LCD, vì nó chính là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh, độ sắc nét và chân thực của màn hình TV. Trong bài viết hôm nay, Nguyễn Kim sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và tính năng của tấm nền tinh thể lỏng đối với một chiếc TV.

1. Tấm nền tinh thể lỏng là gì?

Có nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tấm nền tinh thể lỏng chính là màn hình tinh thể lỏng (LCD) nhưng sự thật thì không phải như vậy. Tấm nền (panel) chỉ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên màn hình LCD. Hiểu một cách đơn giản, đó là một tấm có dạng phẳng, là nơi chứa dòng tinh thể lỏng, tấm nền này sẽ có nhiệm vụ hiển thị màu sắc và hình ảnh khi nó nhận được tín hiệu có dòng điện chạy qua.

Có bao nhiêu màu sắc được hiển thị, dải màu có tươi sáng, rực rỡ và chân thực hay không, độ tái tạo đạt tới mức nào,... Với tất cả những vấn đề đó, tấm nền sẽ là yếu tố quyết định câu trả lời.

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Tấm nền (panel) chỉ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên màn hình LCD

2. Có những công nghệ tấm nền tinh thể lỏng nào? Ưu và nhược điểm của từng loại ra sao?

Hiện nay trên thị trường có 3 dạng công nghệ tấm nền tinh thể lỏng thông dụng, đó là công nghệ Twisted Nematic (TN), Vertical Alignment (VA) và cuối cùng là In-Plane Switching (IPS). Chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về từng tấm nền lựa chọn xem đâu mới là công nghệ tối ưu nhất hiện tại.

Công nghệ tấm nền tinh thể lỏng TN

Tấm nền TN chính là tấm nền tinh thể lỏng LCD “lớn tuổi” nhất cho đến hiện tại. Công nghệ này của LCD đã làm mưa làm gió trên khắp thị trường vào những năm cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21. Cho đến hiện tại, những dòng TV nào không được hãng sản xuất đề cập rõ ràng về vấn đề panel thì dòng TV đó phần lớn vẫn sẽ sở hữu công nghệ tấm nền TN quen thuộc.

Ưu điểm của TN:

Giá thành của tấm nền tinh thể lỏng TN có giá thành rẻ hơn rõ rệt so với những loại panel khác.

Tốc độ đổi màu của từng điểm ảnh khá nhanh chóng.

Tốc độ phản hồi nhanh nhạy, mượt mà hơn hẳn so với những đối thủ còn lại. Nhờ ưu điểm này, TN cực kỳ hợp với các game thủ. Trong những giải đấu Esport lớn trên thế giới, TN vẫn chiếm ưu thế rõ rệt.

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Tấm nền TN được nhiều giải game lớn ưa chuộng sử dụng

Nhược điểm của TN:

Tấm nền TN hiển thị màu sắc rất kém, cụ thể hơn, loại tấm nền này không hiển thị đủ màu sắc. Vì tiêu chuẩn hiển thị đầy đủ phải là RGB 24 bit, trong khi đó, TN chỉ đạt đến RGB 18 bit.

Góc nhìn của TN khá hạn chế, màu sắc và hình ảnh trên màn hình TN cũng không thực tế nếu như bạn nhìn TV ở góc chéo. Nói một cách đơn giản hơn, nếu bạn muốn xem rõ TV có tấm nền TN, bạn chỉ có thể ngồi đối diện, nhìn thẳng chính xác vào TV.

Khi bạn dùng tay chạm vào màn hình TN, màn hình sẽ có phản ứng sáng lên xung quanh. Vì lý do đó mà TN không bao giờ được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm công nghệ cảm ứng như Smartphone, tablet,...

Công nghệ tấm nền tinh thể lỏng VA

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Tấm nền VA là điểm trung gian giữa TN và IPS

VA được đánh giá là phiên bản nâng cấp đáng kể của TN. Điểm đặc biệt của tấm nền tinh thể lỏng VA so với những người anh em khác chính là vị trí của tinh thể lỏng. Những tinh thể lỏng ở màn hình VA không được căn ngang như bình thường, nó hoàn toàn được căn dọc so với màn hình.

Ưu điểm của VA:

Màu đen ở VA được hiển thị tốt hơn, độ tương phản rõ nét hơn so với TN nhờ vào phương pháp căn dọc các tinh thể lỏng. Bởi vì khi mà tấm kính tạo với tinh thể lỏng thành một góc 90 độ, sẽ không có bất kỳ luồng ánh sáng nào có thể lọt qua. Điều đó giúp cho màu đen được hiển thị rõ ràng và đẹp mắt hơn rất nhiều.

VA có thể hiển thị đầy đủ màu sắc, không bị hạn chế như TN.

Góc nhìn của tấm nền VA được cải tiến đáng kể so với người tiền nhiệm, giúp người dùng có được trải nghiệm giải trí tiện lợi hơn và vui vẻ hơn.

Tấm nền VA có khả năng tái tạo màu sắc tương đối chuẩn xác, cho ra những hình ảnh sắc nét và chân thực nhất.

Nhược điểm của VA:

Tốc độ phản ứng còn khá chậm, điều này dẫn đến vấn đề hình ảnh sẽ bị nhòe khi chuyển động nhanh.

Giá thành của màn hình VA còn cao.

Công nghệ tấm nền tinh thể lỏng IPS

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Tấm nền IPS thường được ứng dụng trong những thiết bị cảm ứng

IPS hiện nay đang được đánh giá là công nghệ tấm nền vượt trội nhất, sở hữu nhiều ưu điểm tối ưu nhất. Hầu hết những khuyết điểm của TN và VA đều đã được khắc phục tại phiên bản IPS. Không phải ngẫu nhiên mà Apple lại quyết định mua lại công nghệ này để ứng dụng vào những siêu phẩm của họ, tất cả đều có lý do của riêng nó.

Ưu điểm của IPS:

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

IPS là tấm nền sở hữu công nghệ vượt trội nhất hiện nay

Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến sự điều hướng của những tinh thể lỏng trong màn hình IPS. Nói một cách rõ ràng hơn, tinh thể lỏng trong IPS được đặt song song với chất thủy tinh nền. Sự điều hướng này giúp người dùng dễ dàng xem TV tại mọi góc, bỏ qua lo lắng về vấn đề hiển thị sẽ thay đổi theo góc nhìn.

IPS là tấm nền cho ra những hình ảnh, màu sắc cực kỳ mãn nhãn, đầy chân thực và rực rỡ.

Màn hình IPS sẽ có độ phân giải vượt trội hơn so với hai đối thủ còn lại.

Trên thị trường hiện nay, có một số tấm nền IPS đã mở rộng thêm dải màu, cho phép màn hình hiển thị thêm màu sắc, hình ảnh có thêm chiều sâu cuốn hút hơn.

Nhược điểm của IPS:

Tốc độ phản hồi chưa được nhanh nhạy như TN.

Tấm nền IPS thường mắc phải lỗi hở sáng.

3. Đánh giá nhanh những tấm nền tinh thể lỏng LCD

Màn hình máy tính tinh thể lỏng là gì năm 2024

Mỗi tấm nền sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng

Tấm nền TN: có tốc độ phản hồi cực nhanh, giá rẻ, màu sắc và hiển thị còn kém.

Tấm nến VA: tấm nền này nhìn chung mọi yếu tố đều ở mức bình thường, không có gì vươt trội.

Tấm nền IPS: màu sắc và hiển thị tuyệt vời, góc nhìn siêu rộng, hạn chế về mặt tốc độ và có phần hở sáng.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về tấm nền tinh thể lỏng LCD. Hy vọng rằng những chia sẻ của Nguyễn Kim sẽ giúp ích được cho bạn trong việc lựa chọn và mua sắm TV. Bạn có thể tham khảo qua một số mẫu TV bán chạy nhất của Nguyễn Kim tại đây: