Gảii bt sgk hóa 10 cân bằng hóa học năm 2024

Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm số mol khí ⇒ Để phản ứng theo chiều thuận ⇒ số mol khí vế trái lớn hơn vế phải ⇒ cân bằng: (4)

Bài 3:

Cho các cân bằng: H2 (k) + I2 (k) \(\rightleftarrows\) 2HI (k) (1) 2NO(k) + O2 (k) \(\rightleftarrows\) 2NO2 (k) (2) CO(k) + Cl2 (k) \(\rightleftarrows\) COCl2 (k) (3) CaCO3 (r) \(\rightleftarrows\) CaO (r) + CO2 (k) (4) 3Fe (r) + 4H2O(k) \(\rightleftarrows\) Fe3O4 (r) + 4H2 (k) (5) Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là:

Hướng dẫn:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất nếu tổng số mol khí sau phản ứng nhỏ hơn tổng số mol các chất khí phản ứng ban đầu.

2.2. Bài tập Cân bằng hóa học - Nâng cao

Bài 1:

Tốc độ của phản ứng A + B →C sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 250C lên 550C, biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần?

  • Gảii bt sgk hóa 10 cân bằng hóa học năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Gảii bt sgk hóa 10 cân bằng hóa học năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp giải bài tập Hóa 10 bài 38: Cân bằng hoá học rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 38. CÂN BẰNG HOÁ HỌC

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
  1. Phản ứng thuận nghịch:

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện như nhau.

Ví dụ: H2+ I2⇄2HIH2+ I2⇄2HI

  1. Cân bằng hóa học:

Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Lưu ý: Cân bằng hóa học là cân bằng động vì khi đó phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng với tốc độ như nhau.

  1. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học:

Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

  1. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (H. Le Chatelier):

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học:

Yếu tố Tác động Cân bằng chuyển dời theo chiều Lưu ý Nồng độ tăng nồng độ chất giảm nồng độ chất Tăng hoặc giảm lượng chất rắn không ảnh hưởng tới cân bằng. giảm nồng độ chất tăng nồng độ chất Áp suất tăng áp suất giảm số phân tử khí Nếu số mol khí ở hai vế của phản ứng bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng. giảm áp suất tăng số phân tử khí Nhiệt độ tăng nhiệt độ thu nhiệt ΔH>0→ phản ứng thuận thu nhiệt.

ΔH<0→ phản ứng thuận tỏa nhiệt.

giảm nhiệt độ tỏa nhiệt Chất xúc tác Chất xúc tác không làm dịch chuyển cân bằng hóa học, chỉ làm phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng hơn.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài tập thuộc phần kiến thức cân bằng hóa học chủ yếu là các bài tập lý thuyết. Do vậy học sinh cần ghi nhớ một số kiến thức sau để làm tốt dạng bài tập này:

– Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (H. Le Chatelier):

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học:

Yếu tố Tác động Cân bằng chuyển dời theo chiều Lưu ý Nồng độ tăng nồng độ chất giảm nồng độ chất Tăng hoặc giảm lượng chất rắn không ảnh hưởng tới cân bằng. giảm nồng độ chất tăng nồng độ chất Áp suất tăng áp suất giảm số phân tử khí Nếu số mol khí ở hai vế của phản ứng bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng. giảm áp suất tăng số phân tử khí Nhiệt độ tăng nhiệt độ thu nhiệt ΔH>0→ phản ứng thuận thu nhiệt.

ΔH<0→ phản ứng thuận tỏa nhiệt.

giảm nhiệt độ tỏa nhiệt Chất xúc tác Chất xúc tác không làm dịch chuyển cân bằng hóa học, chỉ làm phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng hơn.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 162 SGK Hóa 10):

Ý nào sau đây là đúng:

  1. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
  1. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
  1. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
  1. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Bài 2 (trang 162 SGK Hóa 10):

Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

2SO2(k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) ΔH < 0

Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?

  1. Biến đổi nhiệt độ.
  1. Biến đổi áp suất.
  1. Sự có mặt chất xúc tác.
  1. Biến đổi dung tích của bình phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau. Do vậy, chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học hay không làm nồng độ các chất trong cân bằng biến đổi.

Bài 3 (trang 163 SGK Hóa 10):

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?

Hướng dẫn giải:

– Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

– Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

Bài 4 (trang 163 SGK Hóa 10):

Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

– Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.

– Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ.

– Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

Bài 5 (trang 163 SGK Hóa 10):

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0

Hướng dẫn giải:

Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê:

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.

Áp dụng với phản ứng: C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0

Khi giảm áp suất, tăng nhiệt độ (vì phản ứng thuận thu nhiệt), tăng nồng độ khí CO2 hoặc giảm nồng độ khí CO cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Bài 6 (trang 163 SGK Hóa 10):

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau?

  1. Tăng nhiệt độ.
  1. Thêm lượng hơi nước vào.
  1. Thêm khí H2.
  1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
  1. Dùng chất xúc tác.

Hướng dẫn giải:

C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ΔH > 0 (1)

CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0 (2)

Chiều chuyển dịch phản ứng (1) Chiều chuyển dịch phản ứng (2) Tăng nhiệt độ Thuận Nghịch Thêm hơi nước Thuận Thuận Tăng H2 Nghịch Nghịch Tăng áp suất chung Nghịch Không đổi Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Bài 7 (trang 163 SGK Hóa 10):

Clo phản ứng với nước theo phương trình hóa học sau:

Cl2 + H2O ⇄ HClO + HCl

Dưới tác dụng của ánh sáng, HClO bị phân hủy theo phản ứng:

2HClO ⇄ 2HCl + O2

Giải thích tại sao nước clo (dung dịch clo trong nước) không bảo quản được lâu.

Hướng dẫn giải:

Do HClO không bền dưới ánh sáng nên bị phân hủy hoàn toàn tạo thành HCl và O2. Khi đó nồng độ HClO giảm, phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, Cl2 phản ứng với H2O từ từ cho tới hết, HClO cũng bị phân hủy dần đến hết. Do đó, nước clo không bảo quản được lâu.