Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Phanh là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tính an toàn của một chiếc ô tô đang di chuyển trên đường. Hệ thống phanh đã được phát triển từ rất lâu và dần được hoàn thiện. Bên cạnh một chiếc phanh thông dụng các nhà sản xuất đã nghiên cứu và phát triển ra một số hệ thống hỗ trợ việc phanh của xe trở nên tốt và an toàn hơn. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về hệ thống hỗ trợ phanh và tác dụng của chúng.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024
Phanh xe một bộ phận rất quan trong trên một chiếc ô tô

Các hệ thống hỗ trợ phanh đang có mặt trên thị trường hiện nay có thể kể ta như là: + ABS: Hệ thống hỗ trợ chống bó cứng phanh. + EBD: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử. + EBA: Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp.

* Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: Là một hệ thống hoạt động trên nguyên lý chống bó cứng phanh hạn chế hiện tượng trượt bánh xe mất kiểm soát vô lăng tăng cường độ an toàn cho xe trong các trường hợp phanh khẩn cấp.

* Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD: Chúng sẽ phân bố lực của phanh tác động lên các bánh trước và bánh sau của xe để tăng hiệu quả của phanh xe ô tô. Tùy vào từng trường hợp hay tình huống giao thông mà hệ thống sẽ phân bố lực lên các bánh sao cho phù hợp.

* Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp: Hệ thống sẽ hỗ trợ người lái xe rất nhiều trong các trường hợp khẩn cấp khi chúng sẽ tự động cung cấp một lực lên hệ thống phanh khi xe cần phanh gấp.

Hệ thống BA (Brake Assist) hay (BAS) được phát triển lần đầu tiên bởi hãng Daimler-Benz và TRW/Lucas-Verity từ năm 1992 đến 1996 và được áp dụng đầu tiên trên hai dòng xe Mercedes-Benz S-Calss và SLK-Class. Sau Mercedes, BMW và Volvo cũng gấp rút cho ra đời hệ thống tương tự. Tuy nhiên Volvo phát triển hệ thống phanh tự động theo cảnh báo va chạm (Collision Warning with Auto Brake - CWAB) trên mẫu S80 vào năm 1998.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Hình ảnh quá trình thử nghiệm hệ thống BA

Hãng Mercedes vẫn tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong trong công nghệ an toàn khi nâng cấp BAS lên BAS Plus. Hệ thống này có thêm hai rada đo tốc độ và khoảng cách tương đối của xe với vật cản phía trước.

Vai trò của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

BA giúp tăng độ nhanh tác dụng và hiệu quả phanh trong quá trình đạp phanh gấp

Khi người lái đạp phanh đột ngột, lực phanh tạo ra có giá trị nhỏ hơn nhiều so với lực phanh trong điều kiện bình thường. Bên cạnh đó, lực đạp phanh có xu hướng giảm so với thời điểm nhấn phanh đầu tiên và lực phanh tại các bánh xe không đủ dẫn đến tình trạng quãng đường phanh lớn. Xe dừng quá điểm an toàn và xảy ra va chạm. Vì vậy, cần có một hệ thống duy trì, cung cấp đủ lực phanh trong trường hợp mà người lái đạp phanh kịch sàn để đảm bản an toàn cho người và xe.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống BA bao gồm các thành phần chính: cảm biến kiểm soát trạng thái bàn đạp phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh và bộ điều khiển ECU trung tâm.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Thông thường, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp sẽ đi kèm với hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD. Nếu các cảm biến phát hiện ra tài xế có hành động đạp phanh gấp, BA sẽ tự động trợ giúp để quá trình diễn ra nhanh hơn. Ngay sau khi nhận được tín hiệu từ cảm biến, bộ xử lý trung tâm ECU kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, bộ khuếch đại lực phanh sẽ hỗ trợ tối đa cho người lái để tạo ra lực phanh đủ mạnh và giảm tốc độ chiếc xe kịp thời. Hệ thống BA sẽ ngừng kích hoạt ngay khi tài xế ngừng đạp phanh.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Hiệu quả giảm quãng đường phanh nhờ có hệ thống BA

Tuy nhiên, khi hệ thống BA hỗ trợ gia tăng lực phanh lên đến mức tối đa sẽ gây ra tình trạng bó cứng bánh xe. Do vậy, cần có sự hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Sự kết hợp của các hệ thống này sẽ giúp cho hiệu quả phanh tối ưu ngay cả trên các bề mặt đường trơn trượt.

Và theo các tin tức về ô tô, để chứng minh hiệu quả của hệ thống BA, người ta đã tiến hành nhiều thử nghiệm. Phanh một chiếc xe đang chạy ở vận tốc 100km/h hệ thống phanh truyền thống sẽ cần quãng đường lên tới 70m, trong khi với trang bị BAS xe sẽ dừng lại trước đó 30m.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba làm tăng hiệu quả phanh khi một người lái xe thực hiện một điểm dừng nguy hiểm. EBA tiếng anh là (Emergency Brake Assist) là một trong 3 hệ thống hỗ trợ an toàn phanh; phổ biến hiện nay được áp dụng trên xe ô tô.

Contents

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba trên ô tô

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Khái niệm

EBA là hỗ trợ phanh khẩn cấp. Là một hệ thống tránh va chạm tham gia vào hệ thống phanh chính trong ô tô; khi nó phát hiện một vụ va chạm sắp xảy ra. EBA tiếng anh là (Emergency Brake Assist) tạm dịch hỗ trợ phanh khẩn cấp; hay còn gọi hỗ trợ phanh (BA).

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA – BAS – EBA

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS; giúp chống lại tính trạng các bánh xe bị khoá cứng khi phanh gấp. Khiến người lái không thể lái xe đi đúng hướng; hỗ trợ việc đánh lái dễ dàng hơn khi phanh gấp.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA; giúp tăng áp lực phanh trong trường hợp đạp phanh gấp để giảm quãng đường phanh.

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD; giúp phân bổ áp lực phanh lên các bánh xe tùy vào tình huống vận hành thực tế. Để hạn chế trượt bánh và giảm quãng đường phanh.

Có thể bạn quan tâm: Dụng cụ sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô

Cấu tạo hệ thống phanh khẩn cấp BA/ EBA

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Gồm 9 bộ phận:

  • Cảm biến tốc độ
  • Màng gắn cảm biến
  • Xi-lanh phanh chính
  • Nam châm
  • Cảm biến mở
  • Khoang công tắc
  • Bộ xử lý trung tâm ECU
  • Bầu trợ lực phanh hay bầu trợ lực chân không
  • Bàn đạp phanh

Bạn đang xem bài viết: Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA 2022

Bài viết thông tin trên được thu thập và viết bởi Unitools, Nếu bạn thấy hữu ích. Hãy Click để ủng hộ nhuận bút cho team content nhé ! Goodluck

Nguyên lý hoạt động hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba

Hệ thống trợ giúp phanh khẩn cấp (EBA) hoặc trợ lực phanh (BA hoặc BAS). Là thuật ngữ chung cho công nghệ phanh ô tô; làm tăng áp lực phanh trong trường hợp khẩn cấp. Công nghệ này lần đầu tiên; được phát triển bởi Daimler-Benz và TRW / LucasVarity. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 1992 của Mercedes-Benz ở Berlin. Cho thấy hơn 90% người lái xe; không tác dụng đủ lực phanh khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Trước tiên, hệ thống sẽ cảnh báo người lái xe về những va chạm sắp xảy ra. Và sau đó sẽ tự động đạp phanh nếu người lái không đạp phanh. Đối với điều này, hệ thống sử dụng camera; LiDAR hoặc RADAR để xác định các chướng ngại vật trên đường đi của xe.

Nó hoạt động dựa trên một cảm biến laser ở phần trên của kính chắn gió. Phản ứng với xe ở khoảng cách lên đến sáu mét; và hoạt động ở tốc độ dưới 50 km/h. Nếu hệ thống nhận biết người lái xe; đang cố gắng thực hiện một lực phanh đột ngột lên phanh. Và các bàn đạp phanh không đáp ứng đủ lực. Thì hệ thống EBA sẽ tác động thêm một lực phanh; lên hệ thống thắng để khóa các bánh xe nhanh hơn.

Hệ thống EBA hoạt động như thế nào?

Hệ thống EBA sử dụng các cảm biến để phát hiện tình huống phanh khẩn cấp. Khi người lái đạp phanh với tốc độ nhanh hơn bình thường, EBA sẽ nhận biết đây là tình huống cần phanh gấp và sẽ tự động gia tăng áp lực phanh lên mức tối đa. Nhờ vậy, người lái không cần phải đạp phanh quá mạnh mà vẫn có thể phanh xe hiệu quả

Xem thêm: Dụng cụ sửa chữa hệ thống phanh trên ô tô

Có cần lắp phanh khẩn hay không?

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba là gì năm 2024

Trả lời: Có

Thông thường khi lái xe, dựa vào kinh nghiệm. Người lái có thể tính toán và chủ động được; lực tác động vừa đủ lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên đôi khi sẽ có nhiều trường hợp; nhất là các tình huống bất ngờ. Người lái không tính toán chính xác; dẫn đến đạp phanh thiếu lực. Khiến quãng đường phanh dài hơn, tăng nguy cơ va chạm. Trước tình trạng vậy, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp eba. Sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ. Để đảm bảo dừng xe an toàn; với quãng đường phanh ngắn nhất.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp được chứng minh. Có thể giảm đáng kể quãng đường phanh (có thể lên đến 20%). Làm giảm nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp cũng là bước khởi đầu; cho hệ thống chống va chạm tự động trên các xe hiện đại ngày nay.

Câu hỏi thường gặp khác về EBA?

Hệ thống EBA có những lợi ích gì?

  • Giảm quãng đường phanh: EBA giúp giảm quãng đường phanh cần thiết để xe dừng lại, giúp người lái có thêm thời gian để phản ứng và tránh va chạm.
  • Tăng cường sự an toàn: EBA hỗ trợ người lái trong những tình huống phanh khẩn cấp, đặc biệt là khi họ bị hoảng loạn hoặc không có đủ sức mạnh để đạp phanh mạnh.
  • Giảm nguy cơ tai nạn: EBA đã được chứng minh là có thể giảm nguy cơ tai nạn liên quan đến phanh gấp.

Hệ thống EBA có hoạt động trên mọi loại xe không?

Hệ thống EBA ngày càng được trang bị phổ biến trên các dòng xe ô tô hiện đại. Tuy nhiên, không phải tất cả các xe đều có EBA. Người mua xe nên kiểm tra thông số kỹ thuật của xe để biết xe có được trang bị EBA hay không.

Có thể tự kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống EBA không?

Hệ thống EBA là một hệ thống điện tử phức tạp, do vậy khuyến cáo người dùng nên đưa xe đến các đại lý ủy quyền để kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống EBA theo định kỳ.