Ý nghĩa của việc nghiên cứu về hàng hóa

24 Th3 2013

KTCT: Câu 1. Hàng hoá là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

1.1. Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dung thông qua trao đổi và mua bán.

Hàng hóa ở đây bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, nghĩa là bao gồm tất cả các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất.

Để trở thành hàng hóa, các sản phẩm phải có đủ ba tiêu chí sau:

– Phải là sản phẩm của lao động, nếu sản phẩm không do lao động tạo ra, mặc dù nó rất cần thiết cho con người như: nước trong tự nhiên, không khí… cũng không phải là hàng hóa.

– Phải thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, một vật dù là sản phẩm của lao động nhưng nếu không được tiêu dùng thì không phải là hàng hóa.

– Phải thông qua trao đổi, mua bán, nếu sản phẩm sản xuất ra để tự tiêu dùng như người nông dân sản xuất thóc để ăn thì đó không phải là hàng hóa.

1.2. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa.

Thuộc tính là những tính chất thuộc về bản thân sự vật. Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

a. Giá trị sử dụng

– Khái niệm: Giá trị sử dụng là công dụng hay tính có ích của vật nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: gạo để ăn, áo để mặc, máy móc sx, điện thắp sáng,…

– Đặc điểm:

+ Chất: Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên quy định, cộng với lđ nó cấu thành nội dung vật chất của của cải, nên nó là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Lượng: Mỗi vật thể là tổng thể của thuộc tính tự nhiên, nên nó có nhiều công dụng khác nhau. Việc tìm ra các công dụng này là tùy thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Để xác định lượng GTSD, người ta dùng các đơn vị đo lường khác nhau như: kg, m, lít… vd: Gạo -> ăn, làm bánh, cháo, rượu, bún, …

+ Vai trò: Giá trị sử dụng là thuộc tính của hàng hóa, nó nhằm thỏa mãn nhu cầu cho người khác, cho xã hội chứ không phải cho người sản xuất ra nó, nên nó là vật mang giá trị trao đổi.

b. Giá trị

– Là 1 phạm trù kn trừu tượng. Muốn biết được giá trị hàng hóa phải thông qua giá trị trao đổi.

+Giá trị trao đổi, trước hết biểu hiện là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc.

+ Giá trị HH: là hao phí lđ XH của ng sx HH kết tin trog HH, Biểu hiện quan hệ giữa ~ng sx treo đổi HH.

+ Chất: Lđ

+ Lượng: Hao phí lđ sx cần thiết dc xđ = thời gian lđ XH cần thiết. Phụ thuộc vào nâng suất lđ [Nsuat lđ tỉ lệ nghịch với lượng gtri lđ].

+ Cải tạo gtri HH: lđ qkhu và lđ sống.

W= C+[v+m]. w: gtri HH, C: lđ quakhu, [v+m]:lđ sống, v: tiền công lđ [gtri], m: gtri gia tăng [thặng dư]. Vd: Cái bàn: 2tr=1tr[500+500].

Hai hàng hóa khác nhau, muốn trao đổi được với nhau thì chúng phải có cơ sở chung giống nhau. Cái chung đó không thể là thuộc tính tự nhiên, không thể là giá trị sử dụng, mà cái chung đó ở chỗ: chúng đều là sản phẩm của lao động. Chính lao động đó tạo ra giá trị cho hàng hóa, nhờ đó mà các hàng hóa trao đổi được cho nhau. Như vậy, giá trị là nội dung bên trong, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của hàng hóa, chỉ có thông qua giá trị trao đổi mới tìm ra giá trị.

– Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa  kết tinh trong hàng hóa, nó biểu hiện quan hệ của những người sản xuất và người trao đổi hàng hóa.

– Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại khi còn hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hóa, nên nó là hai mặt thống nhất trong hàng hóa, nó làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, nên lại mâu thuẫn với nhau. Như vậy, GTSD và GT là 2 mặt vừa thống nhất vừa mâu thuẫn trong cùng 1 HH.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Nc ta là 1 nc có nền kte thị trường định hướng XHCN, tức là nền Kte nhiều tphan, sx đa dạng các loại HH nhằm đáp ứng nhu cầu trog nc và trao đổi, mua bán trên thị trường TG. Do đó, sx HH ở nc ta phải đảm bảo 2 thuộc tính giá trị sd và gtri.

Kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn còn, nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách quan.

Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã xác định phương hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay nước ta còn thiếu vốn, khoa học kĩ thuật chưa được cải tiến đồng bộ, do đó chất lượng hàng hoá chưa cao, giá thành chưa rẻ, mặc dù có được hưởng những ưu đãi về thuế. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nền kte nc ta khi bc vao thoi kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sx HH phát triển sẽ phá vỡ dần nền kte tự nhiên chuyển thành nền kte HH thúc đẩy sự XH hóa sx, kte HH tạo ra động lực thúc đẩy llsx phát triển, do cạnh tranh giữa những ~ng sx HH buộc mỗi chủ thể cải tiến kỹ thuật và đưa cộng nghệ mới vào sx để giảm chi phí sx đến mức tối thiểu  -> có thể cạnh tranh về giá cả trog cạnh trah, qtr đó thúc đẩy  llsx ptr, nâng cao nâng lực lđ XH. Trog nên kte HH, ng sx căn cứ vào ncau của ng tiêu dung, thị trường để qđ sx sp gì, khối lượng bnh, chất lượng thế nào, do đó kte HH kích thích năng động, stao của chủ thể kte kích thích sự việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng kluong HH  và dvu.

Nói tóm lại, … đẩy mạnh phân công lđ để phát triển kte HH, đáp ứng ncau đa dạng và phog phú của XH; phải coi trọng cả 2 thuộc tính của HH để k ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. trog nền kte hnay, kte HH ko thể thiếu dc vì nó góp phần thúc đẩy kte và nếu ptr, nó góp phần gq việc làm và sự phân công lđ trog XH./

Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá [khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá] cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường và Nghị quyết Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh phải tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường lao động là một trong những loại thị trường cơ bản và có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao động có những đặc điểm hết sức riêng biệt. Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động [như đã trình bày ở trên].

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, cách hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động, do đó cơ hội lựa chọn việc làm của người lao động ngày càng được mở rộng. Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn” [ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, trang 114-115] vì vậy người lao động từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước [trong thời kỳ bao cấp], người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.

Người sử dụng lao động được khuyến khích làm giàu hợp pháp, nên đẩy mạnh đầu tư tạo việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân được thừa nhận và khuyến khích phát triển, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động bán sức lao động của mình.
Ngày nay, vai trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã thay đổi cơ bản. Thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xoá bỏ hàng rào về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do hành nghề, hợp tác và thuê muớn lao động. Cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước. Từng bước hình thành cơ chế phân bố lao động theo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế và chính sách xuất khẩu lao động….

Theo Luật Lao động, Nhà nước đã chuyển hẳn từ cơ chế quản lý hành chính về lao động sang cơ chế thị trường. Việc triển khai bộ luật này đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và ổn định xã hội trong thời gian qua. Nhà nước cũng đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước…, nên đã thúc đẩy các yếu tố của các thị trường, trong đó thị trường sức lao động hình thành, mở ra tiềm năng mới giải phóng các tiềm năng lao động và tạo mở việc làm. Đồng thời với các cải tiến trong quản lý hành chính, hộ khẩu, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tệ hoá tiền lương, tách chính sách tiền lương, thu nhập khỏi chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tính cơ động của lao động.

Quan hệ cung – cầu về lao động trên thị trường sức lao động ở nước ta hiện nay có những biểu hiện sau:

Một là, trên phạm vi cả nước, cung lớn hơn cầu về lao động và tình trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạm và khó khăn. Cung lớn hơn cầu về lao động còn do lao động còn tăng với tỷ lệ cao 3,2%-3,5%/năm, dẫn đến mỗi năm có khoảng 1,1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Số này tham gia vào thị trường lao động ngày một đông và với khả năng tự giải quyết việc làm rất khác nhau, nhưng có điểm thường là không được đào tạo nghề. Vì vậy, công tác dạy nghề và phổ cập nghề trở thành vấn đề cấp bách và có tính chiến lược, là khâu then chốt nâng cao chất lượng và sức cạch tranh của lao động trên thị trường.

Hai là, lao động nông thôn chiếm hơn 70% lao động của cả nước, nếu chỉ làm thuần nông, tự cung, tự cấp, thì số lao động thiếu hoặc không có việc làm lên đến 30%. Số này sẽ tự phát di chuyển ra thành phố hoặc khu công nghiệp tập trung để tìm kiếm việc làm, làm cho cung về lao động trên thị trường lao động càng lớn.

Ba là, quan hệ cung cầu về lao động còn căng thẳng về mặt kết cấu, dẫn đến tình trạng “thất nghiệp kết cấu”. Điều này thể hiện ở chỗ: một số ngành tiềm năng còn lớn, có khả năng thành hiện thực [về vốn, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, thị trường tiêu thụ…] như lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và du lịch… ở một số vùng miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển vẫn thiếu lao động, nhưng khả năng di dân và di chuyển lao động đến rất hạn chế.

Trong khi đang có xu hướng lao động bị đẩy ra ở một số lĩnh vực, thì đồng thời một số lĩnh vực và hình thức khác lại xuất hiện khả năng thu hút thêm lao động như kinh tế hộ gia đình, khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ, nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng. Đặc biệt là thiếu một đội ngũ lao động có trình độ cao để làm việc trong một số lĩnh vực áp dụng công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài….

Chính sự thiếu ổn định trong quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động đang là nhân tố làm cho thị trường này hoạt động kém hiệu quả. Người lao động khi được tiếp nhận vẫn chưa thực sự gắn bó và yên tâm với công việc. Người sử dụng lao động chưa thực sự tin tưởng vào người lao động. Hiện tượng này không chỉ dẫn đến mất cân đối cung cầu mà còn làm cho chi phí lao động tăng lên, tiền lương không thể hiện được giá trị đích thực của sức lao động. Tâm lý bất ổn còn dẫn đến sức hút của các doanh nghiệp và tổ chức nhà nước mạnh hơn so với các công ty và tổ chức cá nhân, trong khi khả năng tạo thêm việc làm mới lại chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hang hoa suc lao dong y nghĩa
  • y nghia cua hang hoa suc lao dong trong phat trien kinh te
  • ý nghĩa của hàng hóa sức lao động đối với việt nam
  • ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hoá đối với công tác quản lý nhà nước
  • ý nghĩa trong việc xây dựng thị trường lao động ở việt nam
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề