Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc tập quyền [hay nguyên tắc tập quyền XHCN] là nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước của các nước XHCN. Nguyên tắc này đề cao vị trí, vai trò của cơ quan đại diện các cấp [Quốc hội, Hội đồng nhân dân] trong tổng thể bộ máy nhà nước.

Những nội dung liên quan:

Theo nguyên tắc này, hiến pháp xác định cơ quan đại diện cao nhất [Quốc hội] cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền bầu ra các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bao gồm chính phủ và toà án tối cao, đồng thời trao các chức năng, nhiệm vụ và giám sát hoạt động của các cơ quan đó.

Nguyên tắc tập quyền thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Nguyên tắc tập quyền thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Nguyên tắc tập quyền XHCN có nguồn gốc từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Lấy hình mẫu từ Công xã Pari năm 1871, C.Mác phân tích và cho rằng đây là một mô hình tổ chức quyền lực nhà nước kiểu mới, cho phép chính quyền tập trung vào tay giai cấp công nhân và xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga [1917] thành công, trước nhu cầu xây dựng, củng cố nhà nước chuyên chính vô sản, V.I.Lênin áp dụng tư tưởng của C.Mác trong thực tế bằng cách lập ra các Xô-viết – những cơ quan đại diện dân cử, tập trung trong tay cả quyền lập pháp, quyền kiểm soát việc chấp hành các pháp luật, đồng thời trực tiếp thực hiện pháp luật thông qua các uỷ viên.

Những nội dung liên quan:

Việc tập trung quyền lực nhà nước vào một cơ quan đại diện dân cử được cho là giúp bảo đảm tính thống nhất của quyền lực và nguyên tắc toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặc dù vậy, do quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hoá, tập trung quyền lực dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, trì trệ và lạm quyền do thiếu giám sát, kiểm soát nội bộ. Hậu quả là hiệu năng quản lý của bộ máy nhà nước thấp, tham nhũng phổ biến, các quyền con người, quyền công dân bị vi phạm.

Để khắc phục hạn chế của nguyên tắc tập quyền, từ trước đến nay các nhà nước XHCN đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp như thiết lập hệ thống cơ quan viện kiểm sát, xây dựng một cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…nhưng thực tế cho thấy những biện pháp này rất ít hiệu quả.

Tập quyền [Centralization] là gì? Tập quyền tiếng Anh là gì? So sánh nguyên tắc tập quyền với nguyên tắc phân quyền? Nguyên tắc tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay?

Sự ra đời của Nhà nước có thể nói là tất yếu khách quan để có thể quản lý, điều hành xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong đó, quyền lực là công cụ không thể thiếu để nhà nước thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng và dễ trở thành phương tiện cho nhiều người thỏa mãn tham vọng của bản thân. Có hai nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay đang được quan tâm và nhận được những ý kiến trái chiều là nguyên tắc tập quyền và phân quyền. Vậy tập quyền là gì và nó có những điểm gì giống và khác so với phân quyền.

1. Tập quyền là gì?

Tập quyền tức là nguyên tắc tổ chức quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc một cơ quan và nó có thể chi phối đến sự hình thành hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Tập quyền có thể được phân loại như sau:

– Tập quyền tuyệt đối:

Đây có thể gọi là hình thức tổ chức quyền lực mà cơ quan nhà nước trung ương tối cao trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương, nguyên thủ quốc gia [hoàng đế, tổng thống] hoặc thủ tướng chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm tất cả các chức vụ cao cấp [trưởng, cấp phó và các chức vụ cao cấp khác] của các cơ quan đầu não ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương [thường đến cấp huyện và tương đương, cấp xã, công xã và tương đương thường thực hiện chế độ tự quản].

Mọi hoạt động của chính quyền địa phương đều theo mệnh lệnh từ một cơ quan duy nhất ở trung ương. Đây là mô hình chính quyền của hầu hết các quốc gia thời cố đại thời kỳ nhà nước chủ nô và phong kiến trung ương tập quyền. Thời cận đại mô hình này hay gặp vào giai đoạn đất nước có chiến tranh. Hiện nay mô hình này vẫn tồn tại ở nhiều nước như: Cô-oét [có đặc thù là quyền lập pháp được phân chia giữa Tiểu vương và Quốc hội], A-rập Xê-út, Brunây…

– Tập quyền có phân chia trách nhiệm: 

Có thể nói, dù có tài năng và thông minh đến đâu thì một ông vua hay hoàng đế cũng không thể tự mình cai quan hết mọi vấn đề trong đời sống của một quốc gia. Chính vì vậy, các vị vua thường vẫn thường phải cử các quan lại, tướng lĩnh thay mặt mình để đi do thám, tuần tra, giữ yên bờ cõi, làm yên lòng dân chúng. Mỗi quan lại, tướng lĩnh lúc đó được ủy quyền thực hiện lệnh của vua/hoàng đế. Được sắc phong một chức quan là được giao những quyền hạn nhất định, kể cả quyền quyết định đến sinh mệnh của dân. Nhưng trong chế độ tập quyền thì những quyền hạn này có thể bị vua lấy đi bất cứ lúc nào. Đó là bản chất của nhà nước chuyên chế, một dạng cổ điển của chế độ tập quyền có phân chia trách nhiệm, thực hiện thông qua các hình thức phân công, phân cấp, ủy quyền.

Tập quyền trong tiếng Anh là “centralization”.

2. So sánh nguyên tắc tập quyền với nguyên tắc phân quyền:

Điểm giống nhau

– Đều hướng đến mục đích của nhà nước là bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có của con người từ lúc sinh ra chứ không phải sự ban phát hay trao quyền từ phía nhà nước. Dù nhà nước được tổ chức quyền lực theo nguyên tắc tập quyền hay phân quyền thì cũng đều nhằm giúp bảo vệ, bảo đảm quyền con người được thực hiện, không bị xâm hại.

– Đều là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Theo đó, quyền lực nhà nước là hình thức đặc biệt của quyền lực chính trị, là quyền lực đặc biệt vì gắn với một tổ chức đặc biệt là nhà nước và được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp đặc biệt đó là quyền lực công. Quyền lực nhà nước là sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội dựa vào sức mạnh của bộ máy nhà nước.

Điểm khác nhau

– Khái niệm:

+ Nguyên tắc tập quyền: Tập quyền tức là nguyên tắc tổ chức quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc một cơ quan và nó có thể chi phối đến sự hình thành hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

+ Nguyên tắc phân quyền: Là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được phân tách thành các nhánh quyền lực riêng rẽ gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngang bằng nhau, độc lập và kiềm  chế đối trọng nhau.

– Ưu điểm:

+ Nguyên tắc tập quyền:

Đảm bảo quyền lực không bị phân tán

Các hoạt động, đường lối chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan

+ Nguyên tắc phân quyền:

Tránh sự chuyên quyền, độc tài trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

Có sự phân định rõ ràng, rành mạch về phạm vi quyền lực nhà nước nên đề cao được tính trách nhiệm của mỗi nhánh quyền lực

– Nhược điểm:

+ Nguyên tắc tập quyền:

Chuyên chế, duy ý chí, độc tài

Thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan dẫn đến dễ xảy ra việc lạm dụng quyền lực, quan liêu

Phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền

+ Nguyên tắc phân quyền:

Dễ tranh chấp, giành nhiều quyền lực về cơ quan mình

Không có sự đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan

3. Nguyên tắc tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay:

Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một nội dung quan trọng của chế độ chính trị được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Nội dung này chi phối quá trình thiết lập và tổ chức bộ máy nhà nước, cũng như cơ chế vận hành các cơ quan trong bộ  máy nhà nước nhằm bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được quy định tại Hiến pháp 2013 như sau:

“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” và “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Thứ nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất. Theo đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và tập trung vào Quốc hội theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Với nhận thức nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội.

Trong khi nhiều nước trên thế giới, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” với những biến thể khác nhau, thì ở nước ta ba nhánh quyền lực này lại không tổ chức theo hướng độc lập và đối trọng với nhau, mà chỉ có sự phân công, phối hợp và kiểm soát, cách thức tổ chức quyền lực này tạm gọi là nguyên tắc thứ cấp “phân – hợp – kiểm”. Trong điều kiện xã hội hiện đại và thể chế nhà nước đơn nhất, chúng ta chỉ vận dụng yếu tố hợp lý của học thuyết phân quyền là sự phân công quyền lực, chứ không áp dụng toàn bộ nội dung học thuyết này.

Quyền lực nhà nước không phải sự cộng lại đơn thuần của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, mà có thể yêu cầu chúng tách biệt, độc lập khỏi nhau. Mỗi cơ quan không chỉ thuần túy, đơn phương thực hiện một quyền, mà không tham gia vào việc thực hiện các quyền khác. Các cơ quan dù được phân nhiệm thực hiện các quyền khác nhau, nhưng trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình đều phải có sự phối hợp với các cơ quan khác.

Thứ hai, quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. So với quyền lực nhà nước là thống nhất thì phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thể hiện vai trò thứ yếu, hỗ trợ, bổ sung. Điều này có nghĩa là việc phân công, phối hợp, kiểm soát  phải dướng đến thống nhất thực hiện quyền lực nhà nước.

– Phân công: mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập, hành, tư pháp không tách biệt hoàn toàn mà “ràng buộc lẫn nhau” . Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để giao phó cho các cơ quan nắm giữ một phần quyền lực nhà nước hướng đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm tính pháp quyền của nhà nước để tăng cường sự giám sát từ phía nhân dân, chứ không phải để phân chia, tách biệt các nhánh quyền lực nhà nước.

– Phối hợp: là sự kết hợp các hoạt động của các cơ quan lại với nhau theo một cách thức nhất định để bảo đảm cho các cơ quan đó thực hiện đầy đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng thuận và hiệu quả trong việc các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

– Kiểm soát: mục đích chính của kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn, hạn chế sự lạm quyền của một bộ phận quyền lực trong bộ máy nhà nước. Tinh thần dùng quyền lực để chế ước, kiểm soát quyền lực đã được Đảng ta thừa nhận và trở thành quan điểm chỉ đạo trong việc thiết kế mô hình quyền lực trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân công quyền lực là cơ sở, tiền đề cho kiểm soát quyền lực còn phân công để xác định rõ chức năng, thẩm quyền của mỗi nhánh quyền lực.

Qua những phân tích trên có thể thấy từ phương diện pháp lý, bản chất của tổ chức quyền lực nhà nước là việc chủ thể của quyền lực [nhân dân] sử dụng các phương tiện pháp lý để hiện thực hóa chủ quyền nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo quyền lực nhà nước nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan trong triết học? Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học? Vận dụng nguyên tắc khách quan trong hoạt động thực tiễn?

Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Ăn dặm tự chỉ huy trong tiếng Anh là gì? Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy? Những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy? Một số vấn đề khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy?

Lý luận là gì? Thực tiễn là gì? Lý luận và thực tiễn được dịch sang tiếng Anh là gì? Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học?

Chủ thể thực hiện hòa giải gắn với Tòa án? Nguyên tắc hòa giải gắn với Tòa án? Phạm vi hòa giải gắn với Tòa án?

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?

Luật môi trường quốc tế có một hệ các nguyên tắc pháp lý đa dạng. Các nguyên tắc của luật môi trường quốc tế về quyền được sống trong môi trường trong lành?

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội? Yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội?

Các giải pháp giải quyết xung đột đáp ứng nguyên tắc đồng thuận: Đối với những lĩnh vực chính - lĩnh vực chính trị - tư tưởng; Đối với tất cả các lĩnh vực nói chung.

Giải quyết xung đột xã hội dựa trên nền tảng của quản trị tốt, nền tảng của pháp quyền? Kết hợp vai trò của nhà nước và xã hội trong giải quyết xung đột xã hội? Giải quyết xung đột xã hội dựa trên các yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận?

Hàng lậu là hàng gì? Hàng lậu tiếng Anh là gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu? Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu?

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản/ Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

Giai đoạn tố tụng [Litigation phase] là gì? Tiếng anh pháp lý? Các giai đoạn tiến hành tố tụng?

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bắc Mê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Quản Bạ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Yên Minh? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh mới nhất.

Biển xe quân đội màu gì? Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh? Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự?

Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mèo Vạc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạcmới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đồng Văn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn mới nhất.

Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở là gì? Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở được dùng làm gì? Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở mới nhất? Hưỡng dân lập đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở? Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xem xét đơn và xét công nhận sáng kiến cơ sở?

Biểu đồ là gì? Biểu đồ có tên trong tiếng Anh là gì? Các loại biểu đồ? Mục đích của sử dụng biểu đồ?

Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Krông Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Thiện? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Ia Paở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Ia Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Ia Pa mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kông Chro? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Chư Sê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê mới nhất.

Khái quát về tài khoản ngân hàng? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng cá nhân? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp?

Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Chư Prông? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông mới nhất.

Tự diễn biến tự chuyển hóa là gì? Biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa? Hướng dẫn làm bài thu hoạch liên hệ bản thân tự diễn biến tự chuyển hóa?

Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đức Cơ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề