Ý nghĩa của lễ độ là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

lễ độ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ lễ độ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ lễ độ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ lễ độ nghĩa là gì.

- I d. Thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc [nói khái quát]. Giữ lễ độ với mọi người. Cử chỉ thiếu lễ độ.- II t. Có . Ăn nói lễ độ.
  • nhân sâm Tiếng Việt là gì?
  • thất thường Tiếng Việt là gì?
  • hồng phúc Tiếng Việt là gì?
  • quan trong Tiếng Việt là gì?
  • hà hiếp Tiếng Việt là gì?
  • tiến sĩ Tiếng Việt là gì?
  • mầm non Tiếng Việt là gì?
  • Viên Bình Tiếng Việt là gì?
  • tri giác Tiếng Việt là gì?
  • sốt sắng Tiếng Việt là gì?
  • Xá Bung Tiếng Việt là gì?
  • phong thấp Tiếng Việt là gì?
  • Công danh chi nữa, ăn rồi ngũ Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của lễ độ trong Tiếng Việt

lễ độ có nghĩa là: - I d. Thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc [nói khái quát]. Giữ lễ độ với mọi người. Cử chỉ thiếu lễ độ.. - II t. Có . Ăn nói lễ độ.

Đây là cách dùng lễ độ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ lễ độ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Ý nghĩa của từ lễ độ là gì:

lễ độ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 29 ý nghĩa của từ lễ độ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa lễ độ mình


240

  62


Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác

ngan - Ngày 01 tháng 10 năm 2013


146

  67


lễ độ là cư xử đúng mực với người khác; kín trên nhường dưới. lễ phép với người lớn;nhường nhịn em nhỏ.

Ẩn danh - Ngày 25 tháng 11 năm 2015


80

  49


Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác

Ẩn danh - Ngày 04 tháng 11 năm 2015

Câu hỏi: Lễ độ là gì?

Trả lời:

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình đối với người khác.

* Biểu hiện của người có lễ độ:

- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.

- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...

* Trái với lễ độ là:Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa.

Cùng Top lời giải khám phá thêm về những phẩm chất cần có để đạt được thành công trong cuộc sống bạn nhé !

1.Phẩm chất để trở thành con người thành công?

Chân thành

Hãy luôn chân thành trong mỗi hành động bạn làm. Đừng cố đánh lừa hay tạo ấn tượng với người khác. Hãy là chính mình, và làm những gì bạn cảm thấy đúng dựa trên những giá trị và niềm tin của chính mình. Bạn sẽ ngạc nhiên ở cách mọi người chấp nhận bạn khi bạn ngừng cố gắng là một ai khác không phải là bạn.

Thành thực

Thành thật trong mỗi việc bạn làm; hành động truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn từ ngữ. Đừng bóp méo hay thêu dệt những sự việc có thể đã xảy ra. Đừng nói một đàng làm một nẻo.

Trung thực

Hãy trung thực trong những mối liên hệ với chính bạn và với người khác. Khi người khác tương tác với bạn, hãy để họ nhìn thấy một con người đáng tin, đáng kính trọng và thành thực. Làm những gì bạn đã nói sẽ làm và đừng bao giờ dùng chiêu trò hay lừa đảo để thăng tiến trên đường đời. Hãy để những giá trị, nền tảng đạo đức, và danh dự là ngôi sao dẫn đường của bạn.

Khiêm tốn

Đừng sống với ý nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác hay bạn giỏi hơn những người xung quanh. Khiêm tốn và nhún nhường sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm hơn nhiều so với việc khoe khoang bản thân.

Liêm khiết

Hãy tỏ rõ rằng bạn bảo vệ những gì mình tin tưởng và rằng những nền tảng đạo đức, giá trị và hành vi không dành cho mua bán. Đừng để những xô đẩy bên ngoài biến chất con người thực của bạn.

Lịch sự

Sự tế nhị và tôn trọng có tác động lớn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, chúng có tính lan truyền – khi người khác chứng kiến bạn làm vậy, họ cũng có thiên hướng cư xử lịch sự hơn. Hãy đối tốt với người khác và hướng sự lịch sự cho họ. Đừng ngắt lời khi người khác đang nói và cũng đừng quá gay gắt trong cuộc hội thoại.

Trí khôn

Học từ trí khôn bên trong bạn. Hiểu được những phẩm chất bên trong của con người và học cách hiểu được những tình huống có thể khác với những gì ta quen thuộc với.

Từ thiện

Thể hiện sự đối xử thân thiện, tốt bụng và nhẹ nhàng với những người khác – đặc biệt là những người có thể không xứng đáng. Học cách dang rộng vòng tay giúp đỡ người khác, mặc dù tự mình họ có thể không giúp gì được cho bạn.

Sự thấu hiểu

Ý thức được rằng mỗi người đều khác nhau và có thể có những giá trị và niềm tin khác nhau so với những gì bạn nắm giữ. Hiểu biết về cảm xúc và ý nghĩ của người khác khi không được yêu cầu hay nhắc nhở từ họ.

Đồng cảm

Chia sẻ cảm xúc của bạn với những người khác và hiểu được những tình huống tình cảm mọi người đang trải qua. Đặt mình vào địa vị của họ.

Lòng trắc ẩn

Khi một ai đó đang gặp biến cố, hãy đưa tay ra giúp đỡ làm dịu nỗi đau của họ.

Vị tha

Nghĩ đến người khác thay vì lo cho chính mình. Làm việc tốt cho người khác mà không mong chờ đáp lại.

Rộng lượng

Hãy luôn mở lòng trong cuộc sống. Cho đi thời gian, tiền bạc và trí khôn của bạn. Chia sẻ với những người khác và từ đó, họ có thể nhìn ra niềm vui và cuộc hành trình thực sự của chính mình.

2. Câu chuyện về lễ độ

Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp. Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác [xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia”…]. Hôm ấy, bác Tô [Đồng chí Phạm Văn Đồng] cũng dùng bữa với hai bác cháu.

Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo:

- Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ [xin chú ý: bác Tô trước] mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu.

Cháu bé vòng tay, cúi đầu:

- Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…

Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi:

- Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu.

Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo:

- Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi.

Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung.

- Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé…

Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:

- Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…

3. Nghị luận về lễ độ

Một trong phẩm chất cao quý nhất của con người đó là tính lễ độ. Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. Người sống biết lễ độ thường rất tôn trọng, quý mến, niềm nở đối với mọi người xung quanh. Họ luôn biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi đối với người khác. Bởi thế, họ thường được mọi người yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ. Lễ độ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Thái độ ứng xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội luôn mang lại niềm vui trong cuộc sống. Ngược lại, ta vẫn thường thấy nhiều người không biết lễ độ. Họ thường tỏ ra kiêu căng, hợm hĩnh, khinh thường người khác, đề cao bản thân quá mức, coi trọng vật chất hơn tình nghĩa. những người như thế thật đáng chê trách. Học sinh rất cần rèn luyện tính lễ độ. Phải biết kính trên nhường dưới, lịch sự lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi hơn mình, không vô lễ, xúc phạm người khác, xây dựng lối ứng xử, lối sống hiền hòa, giàu tình yêu thương, đoàn kết, gắn bó với mọi người. Rèn luyện tính lễ độ, cùng chung tay góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Sống mà không biết lễ độ chẳng khác nào tự đánh mất phẩm chất đáng quý của mình.

Video liên quan

Chủ Đề