Bước đầu tiên trong thân bài của bài văn lập luận giải thích là gì

Câu 1

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

a] Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

 Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp [ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…] nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề [luận điểm] chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế [đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…], mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự [Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…] thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b] Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

- Thân bài: Giải thích vấn đề [luận điểm] đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c] Bước 3: Viết bài

- Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

Câu 2

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy viết thêm những cách kết bài khác.

Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau:

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.

Loigiaihay.com

Cách làm bài văn lập luận giải thích

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện bốn bước :

– Tìm hiểu đề và tìm ý,

– Lập dàn bài,

– Viết bài,

– Đọc lại và sửa chữa.

2. Dàn bài :

– Mở bài : Giới thiệu điều cần phải giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

– Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

3. Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có kiên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn giải thích cần thực hiện các bước sau:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Trước hết, cần đọc kĩ đề bài, gạch dưới:

– Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng;

– Những từ ngữ tiềm ẩn nội dung sâu sắc, có sức khái quát cao trong các câu tục ngữ, danh ngôn… ở trong đề bài.

Trên cơ sở đó, tiến hành tìm các ý cần thiết [chỉ ra các lớp nghĩa, các tầng nghĩa của một số từ ngữ quan trọng trong câu nói và của toàn bộ câu nói, nhằm làm sáng tỏ nội dung câu nói, sáng tỏ vấn đề cần giải thích trong đề bài].

2. Lập dàn bài

Yêu cầu quan trọng nhất của bước này là sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự nhất định, nhằm từng bước làm sáng tỏ nội dung của vấn đề cần giải thích.

Cần nắm chắc mục đích yêu cầu của từng phần trong cấu trúc của dàn bài trong bài văn lập luận giải thích. Cụ thể là:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích

Trên đại thể, có một số cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Đốì lập hoàn cảnh với ý thức.

+ Đi từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần nghĩa là nêu vấn đề chung [trong đó bao hàm vấn đề được thể hiện trong câu nói] rồi dẫn ra câu nói…

– Thân bài: Phần này cần được triển khai theo trình tự sau:

+ Nêu nghĩa đen, nghĩa bóng của từ quan trọng trong câu nói.

+ Lần lượt nêu các lớp nghĩa, các tầng nghĩa hàm ẩn trong câu nói, từng bước làm sáng tỏ nội dung câu nói, sáng tỏ vấn đề cần giải thích.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích đối với ngày nay.

3. Viết bài

Dựa vào dàn bài đã xây dựng được, huy động từ ngữ, cách diễn đạt để chuyển hoá dàn bài thành một bài văn hoàn chỉnh, có cấu tạo ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Các câu trong đoạn văn, bài văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ, lô-gíc, cùng tập trung làm sáng tỏ từng khía cạnh, từng phương diện của vấn đề cần giải thích. Mỗi ý chính, ý lớn trong dàn bài nên viết thành một đoạn văn.

4. Đọc lại và sửa chữa

Đọc lại sau khi viết là một yêu cầu, một việc làm bình thường, quen thuộc nhằm kiểm tra lần cuốixem bài văn vừa viết có phù hợp vối yêu cầu của đề bài, phù hợp với dàn bài không.

Ngoài ra, đọc lại sau khi viết còn có tác dụng kiểm tra lại về câu văn, về chính tả, về diễn đạt;… để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời nếu phát hiện được những chỗ sai sót.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này yêu cầu các em hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Dưới đây là một số Kết bài, các em có thể tham khảo:

– Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, nhu cầu ra nước ngoài để học lấy những tiến bộ của các nước phát triển đang ngày càng trở nên cần thiết. Chúng ta “đi” để “học”. Chúng ta “học” để xây dựng đất nước ‘‘ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn ” như lời Bác Hồ đã căn dặn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó trong việc thê hiện ước mơ, khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt của con người.

– So với các quốc gia cùng khu vực, nước ta lạc hậu rất nhiều. Để thu hẹp khoảng cách này, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ để tham quan, học hỏi về cách đi, hướng làm, phương pháp… Do đó, chân lí được đúc kết trong câu tục ngữ trên có thể vận dụng ở mọi thời đại.

Xem thêm văn bản Sống chết mặc bay tại đây

Related

Video liên quan

Chủ Đề