Viết thư xin lỗi cua con gai gui ba năm 2024

Nhận được tin con gái đỗ cấp ba, anh Nguyễn Trung Dũng (Đống Đa, Hà Nội) viết lá thư với những dòng tâm sự xúc động gửi con gái mình.

Trong bức thư, anh dành lời xin lỗi khi không thể bên cạnh kèm cặp con học tập trong năm học cuối cấp cũng như kỳ thi quan trọng vào lớp 10 và niềm hạnh phúc của gia đình khi biết tin đỗ vào ngôi trường mơ ước.

Nguyên văn lá thư xúc động của anh Dũng như sau:

Thí sinh kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội.

“Con gái!

Sau 4 năm, giờ bố lại viết thư gửi con. Lần trước bố viết là khi con bước chân vào lớp 6. Hôm nay bố lại thẩn thơ gửi cho con đôi dòng…

Suốt một hành trình 4 năm cấp hai dõi theo bước chân của con, bố tự nhận thấy không có đủ kiến thức và trình độ sư phạm để kèm cặp con tận tình. Bố xấu hổ lắm và đành chấp nhận việc đó. Vì bố biết nếu mình can thiệp sẽ làm hỏng cả tư duy tiếp nhận của con.

Bố chọn phương pháp hỗ trợ cho con bằng cách tham gia vào ban phụ huynh của lớp, tình nguyện làm những gì có thể trợ giúp các hoạt động bên lề, qua đó có điều kiện theo dõi việc học hành của con sát hơn. Bố con mình và các bạn cũng có nhiều kỷ niệm khi tham gia các chương trình, con nhỉ…

Con gái à, con là một cô bé “ẩn thân chi thuật” đấy, tuổi dậy thì của con đánh dấu bằng những sự thay đổi tâm lý khiến bố mẹ bất ngờ. Con gần như tách ra khỏi gia đình nhỏ của mình. Trước đây con hoạt bát, vui vẻ đáng yêu lắm... nhưng từ khi con lớn, bố chẳng còn được đi chơi, chụp ảnh, chém gió cùng con nhiều nữa... Bố khá hụt hẫng một thời gian đấy con!

Nhưng bố rất yên tâm và tự hào vì con gái bố thừa hưởng được những đức tính của bà nội. Bà tự học và học rất giỏi, rất trách nhiệm, tự lập, kiên cường và bao dung. Bố tin là con cũng sẽ kế thừa cả tình yêu thương của bà dành cho mọi người trong gia đình, thêm nữa là sự tinh tế, khéo tay và rất chăm chỉ! Bố đảm bảo là con sẽ là người kế thừa hoàn hảo nhất vì hiện giờ con thân thiết với bà nhất đó.

Bố xin lỗi con... xin lỗi vì luôn dựa vào lý do cơm áo gạo tiền bận rộn và những hoạt động khác để không dành thời gian bên con nhiều hơn. Bố thấy mình có lỗi khi chẳng giúp được gì cho con nhiều trong việc học tập, đặc biệt là năm cuối cấp thi vào lớp 10.

Nhưng bố cũng đã làm tất cả những gì có thể để tạo điều kiện tốt nhất cho con. Bố mong ước cháy bỏng rằng rồi thời gian tới đây con sẽ dùng những kiến thức đã học và tích luỹ được để thay bố kèm cặp cho em Tôm. Đó là điều bố muốn nhờ con giúp và bố tin con sẽ là tấm gương cho em học tập sau này.

Con biết không…

Hôm nay mẹ con đã đứng giữa sân trường khóc tu tu hơn 15 phút. Phải đến khi tận mắt xem điểm niêm yết thì mẹ mới tin là con gái mình đạt kết quả như ý. Còn bố thì lại mong manh dễ vỡ hơn mẹ, con à!

Ngày hôm nay con có được niềm hạnh phúc vô cùng bởi những gì đã đạt được. Thực lòng, bố mẹ cũng đã chuẩn bị những phương án xấu nhất để phòng khi con không vào được trường mong muốn thì sẽ có hướng khác. Nhưng con đã làm được và còn làm tốt hơn cả sự mong đợi của bố mẹ. Gia đình ai cũng vui và chia vui cùng con.

Cảm ơn con đã hết sức cố gắng, tự giác và chăm chỉ chịu khó trong suốt thời gian qua.

Cảm ơn con đã cho cả nhà những giọt nước mắt hạnh phúc và đầy tự hào.

Hãy nghỉ ngơi và tận hưởng cảm giác hạnh phúc này để rồi tới đây và sau này lại tiếp tục hành trình của mình con nhé! Chặng đường còn dài lắm, nhưng khoảnh khắc này sẽ là dấu ấn cuộc đời con và của cả ông bà, bố mẹ!”.

Làm cha mẹ là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thách thức. Nhiều bố mẹ phải thừa nhận rằng đòn roi, la mắng, cấm đoán không còn phù hợp để giáo dục thế hệ Alpha, thay vào đó trẻ em ngày nay cần sự quan tâm, đồng hành và tin tưởng từ bố mẹ. Do đó, cha mẹ cần phải thay đổi nhận thức và đặt mình vào thế giới mới để hiểu hơn và trở thành 1 người đồng hành cùng trẻ trên con đường đi đến hạnh phúc, hơn là người quyết định hạnh phúc cho con.

Mới đây, bức thư bà mẹ trẻ gửi đến 2 con của mình đã khiến nhiều phụ huynh cảm thấy xúc động. Từ một người mẹ chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc của con, chị đã dần thay đổi. Và sự thay đổi này đã có tác động tích cực tới tâm lý và tính cách của các bé, giúp cả 3 mẹ con trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Đặt bút viết những dòng này, trong tâm trí mẹ hiện lên hình ảnh của những năm trước, những lúc “cơn điên” trong mẹ trỗi lên, mẹ đã đánh con, lôi con xềnh xệch, gào lên chửi khi con không nghe lời, con khóc lóc đòi cái gì đó cho bằng được, con không chịu học bài. Lúc đó, hình ảnh mẹ trong mắt các con biến hóa khôn lường, đang là bà tiên có thể quay ngoắt thành mụ phù thủy độc ác.

Thế rồi, cuộc đời với những biến cố xảy ra, gia đình chia lìa, con trai về ở với ông bà nội, con gái ở với mẹ. Hoàn cảnh xa bố, xa mẹ khiến con trai mẹ trở thành đứa trẻ có dấu hiệu tự kỷ, cả gia đình nhà nội xác định con không học nổi hết cấp 2.

Rồi Covid ập đến, giãn cách xã hội, mẹ có cơ hội 1 tháng ở bên con. Thời gian này con dạy cho mẹ 1 điều: mẹ đã sai khi để con xa mẹ. Mẹ đã sai khi vội kết luận cùng với mọi người rằng con hỏng rồi, không sửa được nữa. Mẹ nhận ra con là 1 viên ngọc quý bị vứt lăn lóc nơi xó quê mà không được trân trọng và mài rũa. Con học dốt không phải vì con không thông minh mà vì con chán học, thực tế những môn con thích như tin học thì con học rất giỏi. Con là thầy của mẹ với môn tin học. Bất cứ điều gì về xử lý máy tính mẹ đều phải hỏi con.

Viết thư xin lỗi cua con gai gui ba năm 2024

Chị Thúy và hai con của mình.

Thế rồi mẹ quyết định đấu tranh với bố để đón con về. Do con mất gốc, lần đầu con thi vào trường cấp Tuệ Đức chỉ được 2 và 3 điểm. May mắn có vợ chồng người cháu là giáo viên cấp 2 sẵn sàng giúp đỡ kèm con ôn thi, hai mẹ con mình lại kẽo kẹt sáng đưa nhau đi, tối đón nhau về ròng rã 1 tháng trời. Và trời không phụ công, lần 2 con đã thi đỗ với điểm 7 và 8. Bài học thứ 2 con dạy mẹ là gieo nhân kiên trì sẽ hái quả thành công.

Thời điểm mới đón con về, mẹ rất hoang mang, không biết dạy con thế nào cho đúng vì sau 3 năm không sống gần mẹ, tính cách con đã thay đổi rất nhiều, có nhiều tiêu cực. Để hiểu con, đồng hành cùng con, mẹ bắt đầu tìm đường đi học. Bài học thứ 3 con dạy mẹ là chúng ta không thể dạy con theo bản năng, mà cần có công cụ để thấu hiểu con, cần dạy con bằng Từ Bi và Trí Tuệ.

Sau khi con về ở với mẹ, mẹ với bố vẫn còn căng thẳng, điều đó khiến cho bố rất thờ ơ với con, mấy tháng không hỏi thăm con. Có lần nhìn con ngồi ôm ảnh bố thẫn thờ, lòng mẹ quặn lại, thương con. Sau bao nhiêu cố gắng, giờ đây các con có 2 gia đình, có bố và có 2 mẹ, bố và mẹ 2 thường xuyên đến đón các con đi chơi và thật lòng quan tâm đến các con. Bài học thứ 4 con dạy mẹ là dù bố mẹ chia tay nhau, con vẫn có thể sống hạnh phúc nếu bố mẹ biết buông bỏ bản ngã mà đặt lợi ích của con lên hàng đầu.

Viết thư xin lỗi cua con gai gui ba năm 2024

Giờ đây, cả hai bé đều có cuộc sống hạnh phúc bên mẹ.

Giờ đây, con đang ở tuổi dậy thì, con thay đổi rất nhiều, tâm lý khó chịu, hay lý sự, cùng 1 vấn đề mẹ nói 1 thì con lý luận 10, con thích thể hiện quan điểm của con và cố gắng chứng minh mẹ chưa đúng. Mẹ lại được con dạy thêm 1 bài học về sự kiên trì, nhẫn nại, tĩnh tâm trước những lý luận của con, tôn trọng con, làm bạn đồng hành với con, giúp con vượt qua giai đoạn dậy thì đầy khó khăn này.

Nếu như con trai cho mẹ những bài học về nghị lực thì con gái lại cho mẹ những bài học về tình yêu thương và trí tuệ cảm xúc. Những năm con còn nhỏ, mẹ thấy con thờ ơ với cảm xúc của mẹ, mẹ khóc con cũng kệ, mẹ cứ thắc mắc tại sao con lại vô cảm đến vậy. Rồi 1 ngày, đọc 1 bài viết về dạy con, mẹ giật mình nhìn lại. Bao lâu rồi mẹ không nói yêu con, bao lâu rồi mẹ gặm nhấm tổn thương của bản thân rồi thờ ơ với cảm xúc của con, mẹ đã gieo nhân vô tâm để rồi nhận quả vô tâm của con.

Và mẹ bắt đầu thay đổi, mẹ ôm hôn và nói yêu con mỗi tối trước khi đi ngủ cũng như bất cứ khi nào có thể. Kết quả là giờ đây, những lời yêu thương, ôm hôn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai mẹ con mình. Con là 1 cô bé đại bàng cảm xúc, hài hước. Sự hài hước của con truyền sang mẹ, mẹ đón nhận, học hỏi và cùng con phát huy tính hài hước đó để cuộc sống của hai mẹ con ngày càng thú vị hơn.

Biết ơn các con đã đến bên mẹ, đã trở thành những người Thầy, người Bạn tâm linh của mẹ. Biết ơn các con đã dạy cho mẹ những bài học quý giá để giờ đây, từ 1 bà mẹ vô minh, mẹ đã có nhiều kiến thức quý báu, vừa có thể đồng hành cùng các con, vừa có thể lắng nghe và gỡ rối giúp cho những gia đình khác thấu hiểu nhau hơn, yêu thương và hạnh phúc hơn. Và mẹ đã, đang và sẽ tiếp tục học hỏi, đón nhận những bài học mới từ các con. Yêu thương và biết ơn các con thật nhiều.

Viết thư xin lỗi cua con gai gui ba năm 2024

Con trai và con gái của chị Thúy bên người Thầy của mẹ.

Bức thư của bà mẹ trẻ bày tỏ cảm xúc trên quãng đường dài đồng hành cùng con đã khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy chính bản thân mình trong đó. Họ chia sẻ những áp lực cuộc sống, công việc và gánh nặng tiền bạc khiến đôi khi họ mất kiểm soát và kiên nhẫn trong lời nói lẫn hành động với chính các con. Sự thay đổi có lẽ là vô cùng cần thiết bởi tuổi thơ của con không có lại lần thứ 2, nếu không đồng hành và ở bên con thì trong tương lai, tính cách của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, chị Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1980, sống tại Hà Nội) chia sẻ hiện chị đang sống cùng hai con là Đức Trí (sinh năm 2008) và Yên Chi (sinh năm 2011). ''Mình hiện tại đang rất hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của 3 mẹ con lúc này. Sự thay đổi không tự nhiên mà đến, có lẽ là từ lúc mình được biết đến người Thầy đã hướng dẫn và đồng hành cùng mình trên hành trình nuôi dạy các con.

Thầy mình là Dương Quang Minh (Cố vấn chuyên môn hệ thống trường xanh Tuệ Đức đồng thời là Người sáng lập Câu lạc bộ Dạy con trong hạnh phúc). Từ khi biết đến và được nghe các bài giảng của Thầy, mọi thứ đã thật sự thay đổi. Và cũng thầm cảm ơn các con vì cho mình biết mình vẫn còn cơ hội thay đổi và ở bên chúng'', chị Thúy tâm sự.