Vì sao da trơ nên bị vàng

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn không cần quá lo lắng vì rất có bạn đang có hiện tượng vàng da sinh lý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về triệu chứng vàng da để bạn tham khảo và có biện pháp xử lý đối với tình trạng vàng da của mình nhé.

1. Vàng da là gì?

2. Biểu hiện của vàng da

3. Nguyên nhân gây ra vàng da

4. Cách điều trị vàng da

5. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Vàng da là gì?

Vàng da là thuật ngữ y khoa dùng để miêu tả tình trạng vàng da và vàng mắt. Vàng da không phải là một bệnh mà là một triệu chứng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Vàng da hình thành khi có quá nhiều bilirubin được tạo ra trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố có màu vàng được tạo thành do sự tiêu hủy của các hồng cầu ở gan. Bình thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin chung với các tế bào hồng cầu già.

Vàng da có thể là dấu chỉ điểm của bệnh nặng liên quan đến rối loạn chức năng của các tế bào hồng cầu, gan mật hay tụy.

2. Các biểu hiện của vàng da

Da hay mắt ánh vàng là biểu hiện rõ nhất của vàng da. Trong nhiều trường hợp nặng, phần tròng trắng của mắt có thể ngả sang màu nâu hoặc cam. Bạn cũng có thể có tiểu sậm màu và phân nhạt màu.

Nếu vàng da do nguyên nhân nhiễm virus viêm gan thì bạn có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi hay nôn ói. Một số người không nhận thấy rằng họ có bị vàng da, người bệnh chỉ thấy rõ khi họ vàng da và vàng cả mắt.

Nếu bạn chỉ bị vàng da thì có thể đó là do bạn có quá nhiều beta caroten trong cơ thể. Beta caroten là một chất chống oxi hóa được tìm thấy trong các thực phẩm như cà rốt, bí ngô và khoai lang.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng vàng da

Các tế bào hồng cầu già sẽ được chuyển đến gan và phá hủy tại đây. Bilirubin là sắc tố màu vàng được tạo thành sau khi các tế bào hồng cầu già bị phá hủy. Vàng da xảy ra khi gan không chuyển hóa bilirubin như bình thường.

Gan có thể bị phá hủy một phần và không thể thực hiện quá trình này. Thỉnh thoảng, bilirubin không thể đến đường tiêu hóa – nơi mà chúng sẽ được thải qua phân. Trong một số trường hợp khác, có thể do có quá nhiều bilirubin đến gan hay quá nhiều tế bào hồng cầu bị phá hủy.

Vàng da ở người lớn thường là dấu hiệu của:

  • Nghiện rượu hay sử dụng chất cồn quá mức
  • Nhiễm trùng gan
  • Ung thư gan
  • Xơ gan [tạo mô xơ trong gan, thông thường là do rượu]
  • Sỏi đường mật [các sỏi cholesterol chứa các chất béo hay các sỏi sắc tố có thành phần bilirubin]
  • Viêm gan [gan to và giảm khả năng hoạt động]
  • Ung thư đường mật tụy
  • Nhiễm kí sinh trùng ở gan, có thể làm tắc nghẽn đường mật
  • Các bệnh lí về máu như thiếu máu tán huyết [sự thủng hay vỡ các hồng cầu dẫn đến giảm tế bào máu trong tuần hoàn, gây mệt mỏi và yếu]
  • Tác dụng phụ khi dùng quá liều các thuốc ví dụ như acetaminophen [có trong paracetamol]

Vàng da cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở những trẻ sinh non. Sự tăng quá mức bilirubin có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh là do gan của chúng chưa phát triển hoàn thiện và chưa hoạt động đúng.

Da bị vàng là thiếu chất gì? Chất sắt

Dư thừa Caroten

Bên cạnh việc da bị vàng do thiếu chất sắt, người bệnh cũng mắc phải tình trạng này khi dung nạp quá nhiều caroten. Caroten là chất có nhiều trong các loại rau củ có màu vàng như: Đu đủ, cà rốt, xoài,... Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng chứa một lượng nhất định caroten là: Lòng đỏ trứng, đậu bắp, súp lơ xanh, cà rốt, bí ngô,...

Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm này trong bữa ăn có thể gây ra tình trạng dư thừa caroten trong máu và dẫn đến vàng da. Vì vậy, để khắc phục tình trạng da vàng, bạn chỉ cần cắt giảm bớt các loại thực phẩm này trong bữa ăn là có thể giải quyết được vấn đề.

Da bị vàng do nguyên nhân khác

Thông thường, vàng da không được coi là một căn bệnh mà chỉ một triệu chứng bất thường cảnh báo các bệnh lý về gan, mật, thận và hồng cầu. Ngoài những nguyên nhân trên, vàng da còn bắt nguồn từ nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:

Bệnh về gan

Khi tế bào gan bị suy giảm về cả chức năng và số lượng, nó sẽ không đủ khả năng để thu nhận bilirubin. Bilirubin ở trong máu không được lọc qua gan sẽ bị ứ đọng và gây ra tình trạng vàng da ở người bệnh. Nguyên nhân làm suy giảm tế bào gan có thể do virus, do thói quen nghiện rượu, bia, thuốc là và đồ ăn cay, nóng.

Một số bệnh lý về gan thường gặp mà bạn không thể bỏ qua là: Viêm gan A, B, C, D, xơ gan, ung thư gan,...

Ung thư gan là căn bệnh thường gặp với biểu hiện là vàng da

Bệnh về ống mật chủ

Thông thường, dịch mật sẽ được chuyền từ gan đến túi mật qua các ống mật nhỏ. Vì gan có chức năng lọc bilirubin nên trong dịch mật cũng chứa một lượng bilirubin nhất định. Mật ở dạng dịch sẽ dễ tạo sỏi, khi thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ thì sẽ làm cho dịch mật không thể lưu thông được. Dịch mật tràn vào máu hoặc thẩm thấu vào máu qua ruột gây nên hiện tượng vàng da.

Nguyên nhân có thể do các căn bệnh như: Ung thư đầu tụy gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da; ung thư túi mật phát triển làm tắc ống mật chủ hoặc một số loại thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật và giảm đào thải bilirubin gây vàng da.

Bệnh về hồng cầu

Bilirubin được sản xuất quá mức bình thường sẽ khiến cho các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, dẫn tới tình trạng tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

Ngoài ra, bilirubin cũng có thể bị phá hủy do các bệnh lý khác như: Bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase; sốt rét hoặc tụ máu ở mô.

Vàng da là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh sốt rét

Vàng da do bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với người trưởng thành. Các nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bao gồm:

  • Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ khác;

  • Nhiễm trùng;

  • Thiếu enzyme G6PD;

  • Không đồng nhất nhóm máu với mẹ;

  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định [hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh [VD: bệnh hồng hình lưỡi liềm, hồng cầu hình bia bắn, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết].

  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.

Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, nồng độ bilirubin trong máu quá cao, nó có thể làm tổn thương não cấp tính ở trẻ. Tình trạng này càng kéo dài thì tế bào não lại càng bị tổn thương nặng nề và chấn thương càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chết não vĩnh viễn hoặc tử vong.

Trẻ em có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị vàng da

Da bị vàng là thiếu chất gì? Chỉ có việc thiếu hụt chất sắt mới làm cho làn da chuyển sang màu vàng. Nếu cơ thể đi kèm với các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện ra các căn bệnh nguy hiểm và điều trị kịp thời nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vàng da
  • bệnh ngoài da

Video liên quan

Chủ Đề