Tại sao Đảng ra đời la tất yếu khách quan

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử

Ngày Đăng: 3/2/2017 15:14 Lượt xem: 29797

         Mùa xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đó là một mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc. Sự kiện lịch sử ấy đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ đấu tranh và giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của một chính đảng tiên tiến, gắn kết phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới... Đảng ra đời là sự lựa chọn tất yếu khách quan của lịch sử. Thực tiễn quá trình vận động thành lập Đảng đã chứng minh điều đó.
         Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan, hợp quy luật của lịch sử. Sau khi thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta đã biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp đời sống của các giai cấp tầng lớp trong xã hội vô cùng thống khổ. Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc, theo nhiều xu hướng, con đường chính trị khác nhau, nhưng đều lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào thời kỳ “đen tối như không có đường ra”. Lịch sử đặt ra yêu cầu phải tìm được một đường lối cứu nước đúng đắn nhằm đánh đổ ách áp bức giành độc lập tự do cho nhân dân. Trong bối cách đó đã xuất hiện người con ưu tú của dân tộc là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Với lòng yêu nước thương nòi và trí tuệ xuất chúng Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước là đi theo con đường cách mạng vô sản. Sau khi tìm ra con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, tích cực chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thúc đẩy phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển đã dẫn đến sự hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản tồn tại và hoạt động riêng rẽ làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán, không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản họp từ 6/1 đến 8/2 năm 1930 tại Cửu Long - Hương Cảng [Trung Quốc]. Hội nghị quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt [Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng]... Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng tất yếu cần một chính đảng đại diện cho một giai cấp tiên tiến để lãnh đạo đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quá trình phát triển khách quan, phù hợp với quy luật vận động của lịch sử. Quy luật vận động thành lập chính Đảng vô sản cần hội tụ đủ hai yếu tố là lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, riêng ở Việt Nam có thêm yếu tố là phong trào yêu nước, đây là điểm khác biệt trong quá trình vận động thành lập Đảng ở Việt Nam. Qua đây khẳng định sự sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
         Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định tính tất yếu về con đường cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá đúng bản chất của xã hội Việt Nam Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra. Cương lĩnh chính trị đã phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
         Với những giá trị đó Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định rõ ràng nội dung, xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay trong quá trình tìm đường cứu nước lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từng cho rằng“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [1]. Sau này Người tiếp tục khẳng định "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản."[2] Theo Người "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"[3]. Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta tiếp tục kế thừa quan điểm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Tổng kết 30 năm đổi mới, Đảng ta rút ra một số bài học trong đó có bài học: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với Việt Nam” [4]. Do đó sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn nước ta và xu thế cách mạng của thời đại.
         Quá trình vận động thành lập Đảng đã khẳng định tính tất yếu và duy nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cho thấy khi Tổ quốc bị xâm lăng và dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đều có một lòng nồng nàn yêu nước, đứng lên chống ngoại xâm, cởi ách nô lệ, giành độc lập cho dân tộc. Hàng loạt các phong trào đấu tranh mạnh mẽ đã nổ ra. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bước lên vũ đài chính trị nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng như: Phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế; phong trào dân chủ tư sản, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh; phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân Đảng... Tuy nhiên tất cả các phong trào đấu tranh đều lần lượt thất bại. Qua quá trình sàng lọc, lựa chọn của lịch sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất đủ sức nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất nắm quyền lãnh đạo vẫn là sự kế thừa tính tất yếu lựa chọn của lịch sử và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

 Thạc sĩ Bùi Hữu Thêm
Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Thông tin – Tư liệu

[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb  CTQG, H.2011, T. 1, tr 9

[2] Hồ Chí Minh:Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, H2004,t10,tr128.

[3] Hồ Chí Minh:Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, H2004,t2,tr268.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà nội 2016, tr. 69

Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đây là bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của dân tộc ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giải cấp, của quá trình khảo nghiệm đường lối cứu nước đúng đắn, của sự kết hợp lý luận cách mạng khoa học với thực tiễn phong trào cách mạng. Là kết quả của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

Kỷ niêm 83 năm, ngày thành lập Đảng, nhận thức đầy đủ tính tất yếu khách quan của sự kiện đó không chỉ để nhận thức được nguồn gốc sức mạnh của Đảng mà còn góp phần quán triệt những vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng  nói chung và công tác tư tưởng giai đoạn hiện nay:

          Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về bản thân Đảng, về những yếu tố cấu thành và quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, về tính khoa học cách mạng cũng như mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong đường lối cách mạng mà Đảng đề ra. Trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực phản động đang ra sức dùng những luận điểm tư sản để xuyên tạc, bóp méo những sự kiện trong quá trình vận động thành lập Đảng, hòng phủ nhận tính tất yếu của sự ra đời Đảng cộng sản, từ đó đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần phải nhận thức được rằng, Đảng ra đời đáp ứng các yêu cầu của cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan. Chính sự tác động giữa các yếu tố thế giới và trong nước, lý luận và thực tiễn đã đưa phong trào cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển, làm chín muồi các điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản.

Thứ hai,tiếp tục khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Quá trình truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh Việt nam của Nguyễn Ái Quốc đã thổi vào phong trào cách mạng luồng sinh khí mới, chuẩn bị đầy đủ những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Thực tế cho thấy, từ khi có lý luận cách mạng, các phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển một cách có tổ chức và tự giác. Như vậy, ngay từ khi ra đời, nền tảng tư tưởng và vũ khí tinh thần của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để có sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận phù hợp với thực tiễn cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể, trước hết phải giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, phải xem đó là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhận thức đầy đủ về tính tất yếu sự ra đời của Đảng sẽ góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu rõ không chỉ về nền tảng tư tưởng của Đảng mà còn nhận thức được bản chất khoa học của đường lối cách mạng, cũng cố vững chắc niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thứ ba,nhận thức rõ hơn về cội nguồn sức mạnh của Đảng. Đảng ra đời là quy luật tất yếu của sự vận động phong trào công nhân từ tự phát đến tự giác khi nó được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với sự  phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam. Nguồn gốc sức mạnh của Đảng là sức mạnh của lý luận “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất” được vận dụng vào điều kiện cụ thể nước ta, là sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân và phong trào yêu nước của đông đảo các giai cấp tấng lớp trong xã hội. Để giữ vững và phát huy năng lực lãnh đạo, một mặt Đảng phải tuyệt đối trung thành với nền tảng tư tưởng, mặt khác phải đổi mới tư duy phù hợp với thực tiễn để đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn. Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất và cũng là lý do tồn tại của Đảng. Bên cạnh đó cần phải tăng cường bản chất giai cấp của Đảng đồng thời với việc xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở nòng cốt là liên minh công -nông - trí thức.

Video liên quan

Chủ Đề