Vì sao cây lô hội không phát triển

Lô hội [nha đam] có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe là điều đã được khoa học ngày nay công nhận. Tuy nhiên nếu không loại chất độc trong lô hội sẽ gây ra những hậu quả không ngờ. Muốn dùng lô hội làm đẹp, làm thực phẩm nhớ ngay những lưu ý sau.

Một số điều lưu ý khi sử dụng lô hội

Nha đam là loại cây có lợi cho sức khoẻ. Nhưng nhựa cây nha đam nguyên chất lại là một chất độc. Khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể gây ra 1 số vấn đề về sức khoẻ như:

  • Phụ nữ mang thai có thể sảy thai, dị tật bẩm sinh
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dụng các sản phẩm từ lô hội.
  • Lô hội có thể gây đau bụng, chuột rút và tiêu chảy đối với trẻ dưới 12 tuổi
  • Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.
  • Nếu dùng trong thời gian dài [3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên] có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
  • Người bị bệnh lý thận không nên dùng liều cao kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
  • Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… nên chú ý vì lô hội nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật không nên dùng lô hội do tác dụng làm giảm đường huyết nên lô hội sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng lô hội ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
  • Người mắc bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây kích thích đại tràng, sung huyết làm bệnh nặng hơn.
  • Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn

Gợi ý cách loại chất độc trong Lô hội

Lô hội là loại cây có tính mát rất tốt cho da nên được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm làm đẹp. Đây cũng là món ăn ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích và đưa vào các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lô hội, bạn cần loại bỏ chất độc trong loại cây này.

Chất độc trong lô hội chủ yếu ở phần dịch mủ vàng. Lớp dịch nằm nằm giữa lớp vỏ và lớp thạch nha đam. Để loại bỏ lớp chất độc bạn thực hiện như sau:

  • Gọt bỏ phần vỏ ngoài, sau đó dùng dao nhỏ cạo 1 lượt lớp dịch bên ngoài cũng những đường gân còn bám trên lớp thạch và rửa sạch lớp thạch bằng nước
  • Thạch nha đam cắt nhỏ tuỳ mục đích sử dụng sau đó ngâm 30 phút trong nước muối rất loãng. Có thể bỏ tủ lạnh để chống oxy hoá và đem ra rửa sạch trước khi tiếp tục bảo quản ngăn mát để sử dụng dần
  • Nha đam đã gọt vỏ nếu không để ngăn đá không nên để quá 3 ngày để đảm bảo độ giòn, tươi mát của nha đam.

Hi vọng, với các lưu ý trên đây, bạn đã biết sử dụng lô hội đúng cách. Hãy sử dụng lô hội để khoẻ từ bên trong, rạng rỡ bên ngoài, đặc biệt khi mua hè sắp tới bạn nhé. 

Đọc thêm: Lô hội và các bài thuốc dùng trong đông y

Lô hội hay nha đam. Nó vừa là dược liệu và vừa là đồ ăn, từ trước đến nay luôn được nhiều người ưa chuộng. Làm thế nào để chăm sóc lô hội trong những ngày hè nóng bức? Vai trò của việc trồng lô hội trong gia đình là gì? Hôm nay bác sĩ thú y sẽ giúp bạn nắm bắt được cách trồng lô hội nhé.

Đặc điểm cây Lô Hội

Cây lô hội, là cây thân cỏ, rìa lá có gai nhọn. Không chỉ có giá trị trang trí, mà còn có thể được sử dụng làm thuốc hoặc thực phẩm. Trong cuộc sống có thể thấy các sản phẩm lô hội và nước ép lô hội để chăm sóc da. Làm thế nào để trồng lô hội vào mùa hè? Đối với những độc giả trồng lô hội tại nhà, bạn có muốn biết vai trò của lô hội trong gia đình của bạn không? Vẫn chưa quá muộn, hôm nay tôi và mọi người sẽ cùng xem xét hai vấn đề này.

Cách trồng lô hội vào mùa hè

Nha đam thích môi trường phát triển ấm áp, thích đất tơi xốp, thường sử dụng đất cát để trồng. Ở hầu hết các khu vực, muốn trồng cây lô hội xanh tại nhà, thường xuyên tưới nước cho lô hội chính là chìa khóa.

Mùa hè thường rất nóng, vì vậy hãy cẩn thận không để lô hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và đặt nó ở nơi thoáng khí. Để duy trì sự phát triển của lô hội, 2-3 ngày tưới 1 lần vào mùa hè khi lượng bốc hơi tương đối lớn.

Tốt nhất là tưới nước vào buổi tối, không nên chỉ tưới ở phần lá trên cùng, mà còn phải tưới quanh gốc cây, kiểm soát tốc độ, từ từ để nó hấp thụ đầy đủ. Nếu có nước trong chậu sau cơn bão hoặc cơn mưa vào mùa hè, cần phải dọn dẹp kịp thời. Nếu không, rất dễ làm cho lá lô hội bị héo rũ và thậm chí bị thối rễ.

Vai trò của lô hội trong gia đình

Tiếp theo, chúng ta hãy xem những tác dụng khi trồng lô hội tại nhà. Tôi tin rằng mọi người đều đã nghe nói rằng lô hội có tác dụng làm đẹp, thỉnh thoảng chúng ta có thể sử dụng lô hội tại nhà để chăm sóc da mặt, hoàn toàn tự nhiên.

Thứ hai, những cơn đau nhỏ như viêm miệng cũng có thể sử dụng một miếng nhỏ nha đam, hiệu quả rất tốt! Nếu bạn biết nấu ăn, bạn cũng có thể sử dụng lô hội ăn được như một món ăn phụ.

Ngoài ra, giống như hầu hết các loại cây xanh, nha đam không chỉ hấp thụ khí CO2 mà còn thải oxy trong quá trình quang hợp vào ban ngày. Khi lô hội hít quá nhiều khí độc hại, lá của nó cũng sẽ có những đốm rõ rệt. Chúng ta cũng có thể vì vậy mà chú ý đến chất lượng không khí ở nhà, làm một người trợ giúp khỏe mạnh.

Nha đam [lô hội], tên Tiếng Anh là Aloe Vera, là loại cây thuộc họ xương rồng có nguồn gốc từ Bắc Phi. Nha đam sinh sống trong điều kiện khô nóng nên không cần phải chăm sóc quá đặc biệt. Thân cây nhỏ ngắn, thân hóa gỗ, lá của cây dạng bẹ, không có cuống, thường mọc vòng và chồng lớp lên nhau từ gốc, màu chuyển từ lục nhạt đến lục đậm. Lá nha đam mọng nước, bên trong có chất nhầy nhậy, mép lá có răng cưa nhọn, dài từ 20 - 60cm. 

Hoa nha đam mọc ra từ nách lá, cuống dài 1m, đâm thẳng lên trời, mọc theo cụm rũ xuống. Mỗi hoa 6 cánh cách dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Quả dạng nang, chứa nhiều hạt. 

  • Tăng cường hệ miễn dịch, giải độc tự nhiên, làm sạch hệ tiêu hóa, tuần hoàn.

  • Tiêu diệt vi khuẩn có hại.

  • Làm dịu vết thương với trường hợp bỏng, côn trùng châm chích hoặc rám nắng.

  • Giảm quá trình lão hóa, tăng khả năng đàn hồi, mềm mịn và làm mờ nếp nhăn.

  • Hỗ trợ máu cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Tăng đề kháng, giảm sưng viêm, giảm đau và chữa các bệnh về nướu với các thành phần trong cây như Polysacarit, Acid, Saponin...

  • Đất trồng: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

  • Chọn giống: Trên thị trường hiện tại có hai loại giống nha đam chính là Nha đam Mỹ và Nha Đam Việt Nam.

Nha đam Mỹ có lá dài, nhiều gai, bẹ to nặng, dày mình, có phấn trắng ở phía sau. Thường được trồng số lượng lớn với mục đích thương mại.

Nha đam Việt Nam có lá nhỏ hơn, ít gai hơn, bẹ mỏng hơn, không có phấn trắng ở phía sau. Nhỏ gọn, dễ trồng, thường dùng để trang trí.

  • Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35 - 40cm, cao 40 - 45cm.

  • Bước 1: Đặt ngang lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. 

  • Bước 2: Tiếp đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng [tránh bị mưa hắt quá nhiều]. Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh lô hội. Hàng ngày, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

  • Bước 3: Ðào cây con đã ươm, khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. 

  • Bước 4: Trồng cây theo rãnh, với mật độ mỗi cây cách nhau 40cm, hàng cách hàng 80cm.

Lưu ý: Cây nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

  • Sau khi trồng thì đặt cây trong mát tầm 3 ngày để cây hồi sức rồi mang ra nơi có ánh nắng. Cường độ ánh sáng mặt trời cần thiết cho cây là từ 8-10 giờ mỗi ngày.

  • Nha đam vốn là cây ưa nước nhưng lại chịu được khô hạn, nhiệt cao và dễ chết nếu bị úng rễ. Bởi vậy ngoài việc xử lý đất thoát nước tốt thì cần lưu ý không tưới cây quá nhiều.

Vào mùa khô: Đối với cây trồng ngoài vườn cứ khoảng 3 - 5 ngày cần tưới nước một lần giúp cây phát triển tốt. Còn cây trồng trong nhà thì chỉ cần 2 - 3 ngày một lần. 

Vào mùa mưa dài ngày: Cây trồng trong nhà chỉ cần tưới nhẹ hoặc không tưới nếu độ ẩm cao. Còn với cây trồng ngoài vườn thì cần tạo rãnh thoát nước cho cây.

  • Thường xuyên làm cỏ, xới đất tạo độ tơi xốp thoáng khí.

  • Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho su su. Cứ 15 - 20 ngày bón phân cho cây 1 lần. Lưu ý kết hợp xới xáo đất mỗi lần bón phân và tưới nước ngay sau khi bón để cây hấp thụ tốt hơn.

  • Nếu cây trồng với mật đồ dày đặc, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì lá của cây nha đam sẽ xuất hiện nhiều đốm đen do một số loại thực khuẩn gây hại. Lúc này cần nhanh chóng cắt bỏ những lá bị bệnh, đang tiêu hủy để tránh lây lan cho những lá khác.

Với những thông tin bổ ích về cây nha đam [cây lô hội] trên đây, Cleanipedia tin rằng bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để trồng và chăm sóc cây nha đam thật tươi tốt rồi. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Originally published 1 tháng 3 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề