Tại sao mấy ngày không đi ngoài

Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài không chỉ khiến ba mẹ lo lắng mà còn gây khó chịu cho chính bé. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé và có nhiều giải pháp bạn có thể cân nhắc để cải thiện.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Khi thấy bé ít hoặc không đi ngoài mà lại xì hơi nhiều, ba mẹ dễ lo lắng rằng hệ tiêu hóa của con đang không khỏe. Thế nhưng, các bé ở những độ tuổi khác nhau với các chế độ dinh dưỡng khác nhau sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau. Bạn cần nắm kỹ điều này để biết tần suất đi ngoài và xì hơi của con có bình thường không.

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày?

Trẻ vài tuần đến vài tháng tuổi thường đi ngoài ít hơn trẻ mới sinh vài ngày tuổi. Một số bé từ 2 tháng tuổi trở lên đi ngoài một lần một ngày hoặc nhiều hơn. Cũng có bé đi ngoài vài ngày một lần hoặc thậm chí chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.

Ngoài độ tuổi, tần suất đi ngoài phụ thuộc một phần vào những gì bé ăn uống.

  • Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, con có thể không ngoài mỗi ngày vì cơ thể bé có thể sử dụng gần như tất cả các thành phần của sữa mẹ để lấy dinh dưỡng và đào thải rất ít. Sau khoảng 6 tuần đầu tiên, bé có thể không đi ngoài trong 1 đến 2 tuần.
  • Những bé bú sữa công thức có thể đi ngoài 4 lần mỗi ngày hoặc chỉ một lần trong vài ngày.
  • Tần suất đi ngoài của bé sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi con bắt đầu ăn thức ăn rắn. Khi này, bạn sẽ có thể quan sát loại thức ăn nào khiến bé xì hơi nhiều mà không đi ngoài.

Nếu bé sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn tần suất kể trên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy quan sát các biểu hiện của con để xác định nguyên nhân vấn đề.

Đôi khi, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có thể do bị táo bón, một chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể khiến bé đánh hơi nhiều nhưng không đi ị và khi bé đi ngoài, phân sẽ cứng, khô, nhỏ.

Thế nhưng, có thể trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không bị táo bón. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé và nguyên nhân bé xì hơi nhiều sẽ khác nhau.

Bú sữa mẹ là nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Trẻ bú sữa mẹ hầu như không bao giờ bị táo bón vì sữa mẹ nhìn chung dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Tuy nhiên, bé có thể thay đổi tần suất đi ngoài khi sữa mẹ thay đổi chất. Khoảng 6 tuần sau khi sinh, sữa mẹ sẽ còn ít hoặc không còn một loại protein gọi là colostrum [sữa non].

Chất lỏng này là một phần của sữa mẹ giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi trùng. Chất này còn hỗ trợ bé đi ngoài trong vài tuần đầu đời. Khi sữa bị giảm hoặc không có colostrum, có thể trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng đi ngoài ít hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ 3,5 tháng đi ngoài phân xanh đen là do đâu, có cần đi khám không?

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do sữa công thức

Nếu con đang bú sữa công thức, bé có thể xì hơi nhiều nếu nuốt phải không khí khi bú hoặc nếu bạn thay đổi loại sữa công thức cho con. Đây là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn nhạy cảm. Trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, ba mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị do ăn thức ăn đặc

Khi bắt đầu thử thức ăn đặc, có thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn. Đây là tình trạng thường thấy khi bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.

Bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn mới một cách từ từ và riêng rẽ từng món một để có thể xác định các thức ăn gây xì hơi hoặc khiến trẻ đi ngoài khó khăn.

Trường hợp bé sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ị, bạn hãy kiểm tra xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng khác của táo bón hay không:

  • Không muốn bú
  • Phân cứng, nhỏ
  • Khóc lóc hoặc khó chịu
  • Phân khô và có màu sẫm
  • Cực kỳ căng thẳng và đỏ người mà không đi ngoài

Có một số trường hợp, bé xì hơi nhiều là do cơ địa chứ không liên quan tới bất kỳ lý do nào khác.

Giải pháp khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Đa số trường hợp bé xì hơi nhiều hay bị táo bón sẽ tự giảm nhẹ dần khi hệ tiêu hóa của con phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ba mẹ cần can thiệp bằng các cách sau:

Cho con đi khám

Nếu bé cưng nhà bạn [dưới 6 tuần tuổi] thuộc nhóm trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng hoàn toàn không đi ị trong vài ngày hoặc rất hiếm khi đi ngoài, hãy cho con đi khám ngay. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng không đi ngoài có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Bạn có thể quan sát các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Chướng bụng
  • Khóc quá nhiều
  • Không bú hay ăn
  • Cong lưng như thể bé đang bị đau

Trẻ nhỏ trên 6 tuần tuổi thỉnh thoảng sẽ bị táo bón. Bạn hãy cho con đi khám nếu bé không đi ngoài trong hơn một tuần hoặc nếu trẻ bị táo bón và đi ngoài phân cứng quá thường xuyên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày? Tìm hiểu ngay!

Điều trị tại nhà cho bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ị

Sau khi đưa trẻ đi khám, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên thử các biện pháp điều trị tại nhà cho con không. Một số cách có thể kể đến như:

  • Cho con ăn thêm: Đối với trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, bạn có thể thử cho con ăn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu bé chịu ăn.
  • Cho bé uống nước: Với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống ít nước. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể cho bé uống các loại nước ép nhuận tràng như nước táo hay nước lê không. Việc cho trẻ trên 6 tháng uống nước cũng có thể giúp phân bé mềm hơn đấy.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Nếu bé đã ăn dặm, ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho trẻ ăn thêm các thực phẩm nhiều chất xơ để giúp bé dễ đi ngoài hơn.
  • Cho bé tập thể dục: Khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, bé có thể cần vận động để đi ngoài dễ hơn. Bạn hãy di chuyển chân con theo chuyển động đạp xe đạp để hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Bạn cũng có thể thử bế bé trong tư thế đứng để trẻ có thể “bước đi” trong lòng bạn.
  • Cho bé massage và tắm nước ấm: Bạn có thể thử xoa bóp bụng và cơ thể con để giúp con thư giãn và mở các cơ đang bị căng ở bụng. Bạn cũng có thể thử tắm nước ấm cho con để giúp bé thư giãn.
  • Dùng thuốc: Nếu bạn đã thay đổi cách cho ăn, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục cho bé mà tình trạng táo bón vẫn không bớt, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc glycerin cho trẻ sơ sinh. Thuốc này có thể cải thiện tình trạng đi ngoài của bé, từ đó giúp bé thoải mái và ngủ ngoan hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là khác nhau tùy độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Bạn cần xác định được nguyên nhân này mới có thể giúp con yêu cải thiện tình trạng đúng cách.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Việc trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ lo lắng, băn khoăn không biết liệu đó có phải là các vấn đề đáng lo ngại không và nên làm gì khi con gặp phải triệu chứng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cần thiết để giúp mẹ bình tĩnh xử trí triệu chứng đi ngoài ít của con.

Trẻ sơ sinh bình thường [đặc biệt là những trẻ bú mẹ] thường đi tiêu sau một vài cữ bú, việc trẻ 3 ngày không đi ngoài có thể do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

1.1. Do “giãn ruột”

Từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”. Lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi. Do đó thay vì đi ngoài mỗi ngày thì con có thể rơi vào trường hợp 2-3 ngày mới đi một lần.

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”, lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi [ảnh minh họa]

1.2. Do con bú kém

Do con bú kém, tiêu thụ lượng sữa mẹ ít nên sẽ đi ngoài ít hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, mẹ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chất béo nhưng lại ăn ít rau xanh, trái cây và các sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, vì vậy khiến sữa bị “nóng” và con đi ngoài ít hơn.

1.3. Do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề

Hệ tiêu hóa của con còn khá nhạy cảm nên có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong sữa ngoài nên sẽ đi ngoài không thường xuyên.

Một số ít trường hợp trẻ có bất thường về thể chất, dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài như: Bất thường về vị trí trực tràng, độ kín của hậu môn hoặc tắc nghẽn ruột có thể dẫn đến các dấu hiệu táo bón, khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý nguy hiểm như lồng ruột, viêm ruột… có thể khiến trẻ sơ sinh không thể đi đại tiện trong một thời gian dài. Bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh như suy giáp, bệnh ngộ độc trong quá trình phát triển của thai nhi, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và khiến phân khó đi qua hậu môn…

Trẻ 3 ngày không đi ngoài do bú kém hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ [ảnh minh họa]

2. Cách xử trí khi trẻ 3 ngày không đi ngoài

Khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trường hợp trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, phân lẫn máu, người mệt mỏi, mẹ nên đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị cho con nhanh chóng.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ như rau xanh,… ăn hoa quả như đu đủ, chuối tiêu, bưởi, khoai lang, sữa chua; tạm dừng những đồ ăn cay, nóng, viên uống bổ sung canxi, sắt…

– Ngoài ra có thể mát xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, phân di chuyển dễ dàng để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn…

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về triệu chứng đi ngoài ít của con

Trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, vì vậy mẹ cần theo dõi thật kĩ càng và bình tĩnh để xử lý đúng các trường hợp xảy ra với con.

Video liên quan

Chủ Đề