Trồng cây sake như thế nào

Hơn 10 năm trước, nhân một lần ghé thăm miền Đông, ông Tư Hiền khám phá ra sa kê, một loài cây không kén đất; không kỵ nước mặn, nước phèn; ở nơi nào cũng trồng được và có tuổi thọ cả trăm năm. Ăn thử mấy món làm từ trái sa kê, ông thấy rất ngon và có giá trị dinh dưỡng. Từ đó, ông nảy sinh ý định mang cây sa kê về quê hương Bến Tre trồng thử.

Năm 2003, ông Tư Hiền bắt đầu mua đất trồng sa kê. Thấy ông quyết định trồng loại cây “lạ” trên vùng đất chuyên canh cây ăn trái, bà con lối xóm “quở” ông… khùng. Mặc kệ lời ra tiếng vào, ông lựa mua 20 nhánh chiết của các cây sa kê khỏe mạnh, sai trái về trồng. Do chưa có kinh nghiệm nên ban đầu, số nhánh sa kê chết lên đến phân nửa. Sau thời gian tự mày mò tìm hiểu, lượng cây sa kê bị chết do trồng bằng nhánh chiết giảm còn 20%.

Sau 10 năm trồng sa kê, ông Tư Hiền đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Ông cho biết sa kê là loại cây có rễ ăn sâu xuống đất, dù bị gió bão làm ngã, cây vẫn lên tược. Bình thường rễ bò tới đâu cây con nhú lên tới đó. Từ khi cây lú “đỉa” (giống như dái mít), rụng đỉa đến thu hoạch trái khoảng 90 - 100 ngày. Sa kê chính vụ thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Cây trưởng thành thu hoạch một đợt chừng 20 kg trái. 3 năm tiếp theo thu hoạch được 50 kg. Nếu chăm sóc đúng quy trình, sa kê sẽ cho trái quanh năm. Một cây có thể cho tới 3 - 4 tấn trái/năm. Trái sa kê lớn có khi nặng đến 2 kg.

Trồng cây sake như thế nào

\n

Đa dạng sản phẩm từ sa kê

Khi vườn sa kê đã lên xanh tốt, ông Tư Hiền bắt đầu tìm cách chế biến trái sa kê thành thực phẩm. Bước đầu, trái sa kê được ông gọt vỏ, xắt lát, chiên vàng thành món ăn chơi. Tiến lên một bước, ông làm bột sa kê. Ông Tư Hiền cho biết bột sa kê hòa với nước lạnh, thêm chút đường cát, nhồi đều, khi chiên sẽ nở phồng, ăn ngon như bánh tiêu. Các loại khoai, củ, cá... lăn qua loại bột này, đem chiên giòn sẽ ăn ngon hơn.

Với cái đầu không ngừng tìm tòi, ông Tư Hiền nghĩ đến việc dùng bột sa kê thay nếp, gạo... để chưng cất rượu. Tuy nhiên, lúc mới bắt tay vào thực hiện, ông đã gặp thất bại. Mắc cỡ với láng giềng, ban đêm vợ chồng ông phải đem đổ “rượu thử nghiệm” xuống mương. Không nản chí, vợ chồng ông Tư Hiền rút kinh nghiệm và tiếp tục làm. Đến năm 2007, ông đã thành công trong việc làm ra rượu sa kê. Cứ 4,5 kg trái chiết xuất được 1 lít rượu 38 độ. Rượu sa kê uống mau say nhưng chóng tỉnh, không gây nhức đầu. Khi nghe một số người chê rượu có màu trắng, uống “ngán”, ông Tư Hiền liền nhớ tới lá sa kê thường được bà con nấu nước uống trị bệnh. Ông dùng lá sa kê héo vàng, rửa sạch, nấu cho sắc lại rồi đem pha vào rượu. Vậy là rượu sa kê của ông vừa có màu vàng đẹp mắt vừa tốt cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Rượu sa kê có giá khá cao, 100.000 đồng/lít nhưng số lượng làm ra không đủ bán. Ông phải mua thêm trái sa kê bên ngoài với giá 7.000 đồng/kg để sản xuất rượu.

Không dừng lại ở việc làm ăn nhỏ lẻ, vợ chồng ông còn thu hút thêm 4 hộ lân cận tham gia trồng sa kê trên gần 8 công đất và thành lập Tổ hợp tác Kim Xuân, chuyên sản xuất giống cây trồng và các sản phẩm từ sa kê. Năm 2011, Tổ hợp tác đã cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 nhánh sa kê giống. Trong thời gian tới, tổ hợp tác sẽ nâng số lượng lên 20.000 nhánh, để đáp ứng kịp thời nhu cầu trên địa bàn và phân phối đi các tỉnh như An Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận...

Cây Sake là loài cây rất thân thuộc với bà con miền Nam. Cây vừa có tác dụng che mát cho con người và quả thì có thể làm nguồn thực phẩm chưa nhiều dinh dưỡng đặc biệt đối với người ăn chay.

Quả Sake tuy sần sùi như vỏ mít nhưng khi ăn nó ngọt bùi tựa như ăn khoai, đặc biệt Sake chiên là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.

Theo nhiều tài liệu thì cây Sake có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó nó được lan rộng sang khắng khu vực Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Cây này được trồng nhiều ở miền nam, vì vậy mà bà con miền nam với cây Sake rất quen thuộc còn miền Bắc thì hầu như ít biết đến loại cây này.

Đặc điểm của cây Sake

Ngoài các loại hạt giống, cây giống của các loài cây cảnh như cây hồng ngọc mai, cây linh sam,...thì cây Sake cũng được xem như loài cây vừa trồng làm cây cảnh, vừa có thể cung cấp thực phầm, đây cũng được xem là cây công trình mang lại bóng mát mỗi ngày hè nóng bức.

Cây Sake có tên khoa học là Artocarpus altilis. Cây cao nhất tới 15m, cây thuộc dạng thân gỗ. Cây có tán khá rộng và dày. Lá cây Sake to có thể dài tới 60cm.

Quả Sake trông như quả mít nhưng nhỏ hơn nhiều, quả mọc thành chùm, bên trong quả chỉ có lớp cơm dày như xơ mít màu trắng sữa.

Quả Sake và giá trị dinh dưỡng

Theo nhiều tài liệu cho thấy nếu trong 100g Sake tươi thì có chứa tới 103kcal, 11g đường, 4,9g chất xơ cùng các hàm lượng Vitamin dồi dào khác. Người ta thường dùng quả Sake bằng cách chiên, xào, nướng hay luộc đều rất ngon miệng.

Hiện nay ở các cửa hàng bán thức ăn nhanh người ta có bán Sake chiên lắc phomai, Sake chiên lắc xí muội,...rất ngon miệng và được nhiều người thích.

Quả Sake còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh răng miệng, tăng huyết áp, cả vỏ, lá, nhựa cây đều là những bài thuốc quí có lợi cho con người.

Nhân giống cây Sake

Để nhân giống cây Sake, thông thường người ta sẽ chiết cành hay còn gọi là giâm cành.

Dụng cụ

Dao chiết cây.

Chiết cành thường vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 (trước khi cây nhú lộc xuân), vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.

Kỹ thuật chiết cây

Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2cm có 2 hoặc 3 ngạc giữa tán, không chiết cành la, cành võng, cành bị sâu bệnh, tránh ánh nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ cũng như nhanh có quả.

Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ khoảng 10cm, vết khoanh dài 4-5cm cạo sạch lớp vỏ lụa, để khô trong khoảng 3 đến 5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

Sau khi Chiết Cành Cây Sa Kê xong, hãy dùng đất phù sa, bùn ao phơi khô đập nhỏ 50-70%+ 50-30% rơm rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80.

Lưu ý: Khi chiết cành cần phải vun mô cao cho đất có chiều cao tầm 2cm là đủ giúp bộ rễ dễ thoát nước.

Làm giàu từ cây Sake

Một số hộ nông dân ở Bến Tre đã và đang làm giàu tử loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi này. Ngoài quả Sake được sử dụng làm thực phẩm, người ta còn chế biến ra rựu Sake thu lại được rất nhiều lợi nhuận.