Tình trạng xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường hiện nay

Trong môi trường giáo dục, thầy cô là người chỉ đường dẫn lối cho các em học sinh. Chính vì thế, các em và các bậc phụ huynh cần phải tôn trọng, biết ơn họ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có hành vi xúc phạm giáo viên. Vậy, hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác là gì? Hình phạt của hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?

1. Luật sư tư vấn hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

 Danh dự, nhân phẩm của con người là những giá trị nhân thân gắn với một con người và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác đều là vi phạm pháp luật.? Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào? Các chế tài hành chính hay chế tài hình sự đặt ra nào đối với người có hành vi vi phạm ? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây.

2. Tư vấn về xử lý khi bị người khác xúc phạm danh dự nhân phẩm:

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Tôi bị một phụ huynh tố cáo với Ban Giám Hiệu là con của họ bị tôi ném ghế trúng vào chân của bé làm bé đi không được [chân của bé chỉ có vết bầm nhỏ bên hông trái của bàn chân], tôi đã xin lỗi phụ huynh và giải thích có thể là bé ngồi bên cạnh nhích ghế ra và làm bầm bàn chân bé, thực sự cô không có ném ghế trúng chân bé. Phụ huynh cười và đồng ý cho bé về, nhưng hôm sau họ đem con họ lên phòng Ban Giám Hiệu. Họ đã thưa tôi với Bạn Giám Hiệu và tôi được mời lên đối chất nhưng tôi không nhận tội ném ghế vào học trò. Kết quả tôi đã bị trừ thi đua và đã không nhận được thu nhập tăng thêm trong 3 tháng. Theo sự việc trên thì tôi có thể thưa phụ huynh tội xúc phạm danh dự của tôi được không? Xin cám ơn Luật sư.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì người phụ huynh có hành vi tố cáo với Ban giám hiệu nhà trường về việc bạn có hành vi ném ghế trúng vào chân của học sinh. Mặc dù bạn đã có xin lỗi và giải thích mình không có hành vi ném ghế vào học sinh nhưng phụ huynh đó vẫn báo sự việc lên Ban giám hiệu. Việc này khiến bạn bị trừ kết quả thi đua và không nhận được thu nhập tăng thêm trong 3 tháng. Do vậy, bạn muốn kiện người phụ huynh về tội xúc phạm danh dự của mình.

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tùy từng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác [Điều 155] hoặc Tội vu khống [Điều 156] Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể:

"Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

..."

Trường hợp một người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác [được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động cụ thể như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông...] thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 nêu trên.

Hoặc trường hợp một người cố tình bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]:

"Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a] Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b] Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

..."

Trường hợp hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm chưa đến mức phải truy cứu TNHS thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Trong trường hợp của bạn, người phụ huynh có nghi ngờ về việc bạn có hành vi ném ghế vào chân của học sinh nên đã nói chuyện trực tiếp với bạn đồng thời lên gặp Ban Giám hiệu để làm rõ sự việc. Theo các thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi chưa thấy người phụ huynh này có những cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích hay có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của bạn. Hành vi lên gặp Ban giám hiệu nhà trường để yêu cầu làm rõ sự việc chưa phải hành vi cố tình bịa đặt hay loan truyền những điều sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác [do có căn cứ để xem xét về hành vi gây tổn thương đến học sinh, cụ thể là "chân của bé chỉ có vết bầm nhỏ bên hông trái của bàn chân"]. Do vậy, chưa có căn cứ để xử lý hành vi của người phụ huynh.

Đối với việc bạn bị trừ thi đua và đã không nhận được thu nhập tăng thêm trong 3 tháng, đây là tranh chấp giữa bạn và nhà trường. Trong trường hợp không có căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của bạn mà nhà trường trừ điểm thi đua và không cho bạn nhận thu nhập tăng thêm trong 3 tháng thì bạn có quyền khiếu nại quyết định của Nhà trường.

04/05/2021 1.324 views

Danh dự, nhân phẩm của con người là những giá trị nhân thân gắn với một con người và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác đều là vi phạm pháp luật.

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 đã quy định:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Vì vậy, mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và mọi hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác đều là vi phạm pháp luật.”

Thế nào được coi là bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Hiện nay pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể thế nào là bị coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu hoặc bằng hành động có tích chất bỉ ổi như lột quần áo, tạt những dung dịch chất lỏng gây mùi [nước mắm, mắm tôm, dầu luyn…] để nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu về khái niệm này trên nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể, đối với giáo viên thì không thể áp đặt hành vi dùng lời lẽ thổ bỉ, tục tĩu hoặc những hành động có tích chất bỉ ổi như trên thì mới được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Nghề giáo được coi là một nghề nghiệp có phẩm chất đạo đức cao và rất được coi trọng trong xã hội, vì vậy chỉ cần những hành vi làm hạ thấp phẩm chất, đạo đức của một người giáo viên cũng có thể được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ.

Ví dụ: Việc Ban giám hiệu nhà trường không cho giáo viên giảng dạy môn học theo đúng chuyên ngành của họ mà lại phân công dạy môn học khác, không cho giảng dạy mà lại phân công làm những công việc khác trong một thời gian dài được coi là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên nhằm hạ thấp trình độ giảng dạy, hạ thấp uy tín của họ trước học sinh và phụ huynh học sinh.

Biện pháp xử lý đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác

Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

1. Xử phạt hành chính

∗ Đối với cá nhân nói chung

Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

– Đối với giáo viên

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 04/2021 quy định:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

– Đối với học sinh

Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021 quy định:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b] Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

2. Chế tài dân sự

Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân đã được quy định đầy đủ tại Điều 34 BLDS 2015. Vì vậy, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác nếu gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần thì sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 592 BLDS 2015

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “Làm nhục người khác”

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Lưu ý: Người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLHS 2015 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố.

Nếu có những thắc mắc liên quan đến vốn điều lệ nói riêng hay kinh doanh, thương mại nói chung, xin vui lòng liên hệ tới số Hotline 0982475192  hoặc Đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng

Chia sẻ trái phép, lộ dữ liệu cá nhân

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề