Nhà máy thủy điện Sông Hinh được xây dựng trên còn Sông nào

Hệ thống thủy điện bậc thang phía thượng nguồn sông Ba trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có ba nhà máy thủy điện lớn đi vào hoạt động, là thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H'Năng với tổng công suất 354 MW, trong đó thủy điện sông Ba Hạ thuộc loại lớn ở miền trung với công suất 220 MW, sản lượng điện bình quân hằng năm hơn 800 triệu kWgiờ.

Hằng năm, các nhà máy thủy điện  ở đây sản xuất và cung cấp cho đất nước hàng tỷ kW giờ điện. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện "dày đặc" ở Phú Yên những năm gần đây, đã và đang bộc lộ nhiều yếu tố bất lợi, tác động tiêu cực đối với môi trường, môi sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân.

Những bất cập nảy sinh

Ðể xây dựng ba thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng, tỉnh Phú Yên phải mất hơn 10 nghìn ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp, trong đó có hơn 1.000 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn. Nghị định số 23/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định rõ: "Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải bảo đảm việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác...". Theo đó ba thủy điện nêu trên phải thực hiện trồng lại rừng: Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ có Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ phải trồng lại 204 ha rừng, Công ty cổ phần Sông Ba có Nhà máy thủy điện Krông H’Năng trồng 175 ha. Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh chưa chứng minh được số liệu trồng rừng phục hồi. Thế nhưng, việc trồng lại rừng theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc, các doanh nghiệp thủy điện viện dẫn do các địa phương chưa bố trí được quỹ đất và thiếu kinh phí trồng lại rừng; chưa có quy định doanh nghiệp trích lợi nhuận sản xuất, kinh doanh thủy điện để tham gia với địa phương trồng lại rừng bị mất. Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ Ðặng Văn Tuần cho biết, do quỹ đất khó khăn cho nên công ty chỉ trồng được 25,4 ha trong số 204 ha phải trồng lại rừng.

Thêm một nỗi lo khác đối với người dân Phú Yên, sau khi các nhà máy thủy điện trên sông Ba đi vào hoạt động, dòng sông Ba đã thật sự biến dạng. Ngược dòng sông Ba những ngày này mới thấy đau lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh "dòng sông chết" do các thủy điện tích nước. Từ thượng nguồn thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh đến vùng hạ lưu TP Tuy Hòa, có những khúc sông gần như ngừng chảy, nhiều đoạn sông chỉ còn là một mương nước cạn rộng vài chục mét, lộ lên những cồn cỏ rộng lớn như  sa mạc cát. Hai bên bờ và giữa dòng, diễn ra hàng loạt các hoạt động "tận thu" lòng sông như khai thác cát, sạn, vàng, đá cảnh... Ðặc biệt, đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân ven sông Ba gần như bị đảo lộn. Nhất là khi mùa mưa lũ các thủy điện đua nhau xả lũ, gây ngập. Còn nhớ cách đây vài năm, xảy ra sự cố thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ bất thường có thời điểm lưu lượng xả lũ hơn 10 nghìn m3/giây, nước sông Ba lên nhanh đột ngột, làm cho hoa màu, nhà cửa của hàng nghìn hộ dân ngập chìm trong nước.

Các nhà máy thủy điện chưa thật sự quan tâm đến "dòng chảy môi trường" và phối hợp chống hạn cho vùng hạ du. Trong phương án thi công Thủy điện An Khê Ka Nak, việc lấy nước từ sông Ba, chuyển 9% nước về sông Côn [Bình Ðịnh] đã làm sông Ba thiếu nước trầm trọng trong mùa khô, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ du. Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy nông Ðồng Cam Trần Tiến Anh cho rằng, mực nước sông qua đập tràn hệ thống thủy nông Ðồng Cam những năm qua giảm hẳn, nguồn nước bơm chống hạn trên sông Ba cạn kiệt. Vấn đề này, tỉnh Phú Yên đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Công thương xem xét. Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa Cao Minh Hòa cho biết, vào mùa khô năm nay, tình trạng thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp đang diễn ra gay gắt. Mặc dù huyện đã bố trí bốn trạm bơm điện trên sông Ba nhưng vẫn không đủ nước tưới do thời gian thủy điện xả nước rất ngắn.

Phục vụ cho các dự án thủy điện lớn, tỉnh Phú Yên mất hơn 10 nghìn ha đất, trong đó thủy điện Sông Ba Hạ 3.363 ha, Sông Hinh 6.194 ha, Krông H’ Năng gần 240 ha. Riêng việc xây dựng thủy điện Sông Ba Hạ, người dân đã phải hiến gần 2.000 ha đất nông nghiệp và 23 ha đất ở; toàn tỉnh phải di dời 386 hộ dân, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số; riêng hai xã Suối Trai và Krông Pa [huyện Sơn Hòa] phải thu hồi 891 ha đất sản xuất. Ðổi lại, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ có trách nhiệm phối hợp với địa phương xây dựng hai công trình thủy lợi và san ủi mặt bằng tưới cho 410 ha đất làm lúa nước cấp lại cho dân.

Theo cam kết, trước khi hai tổ máy với tổng công suất 220 MW hòa vào lưới điện quốc gia vào tháng 11-2009, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ có trách nhiệm xây dựng hoàn thành cống tự chảy Suối Trai, xã Suối Trai vào quý I năm 2009, cung cấp nước tưới cho 110 ha lúa nước hai vụ, đồng thời đưa vào sử dụng Trạm bơm buôn Lé, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa vào quý II năm 2009, bảo đảm nước tưới cho 300 ha đất sản xuất, trong đó có khoảng 200 ha lúa hai vụ. Tuy nhiên, đến thời điểm này Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ mới san ủi, giao cho nhân dân xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa sản xuất được 22,7 ha.

Việc chậm trễ trong tái định canh và thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân khiến người dân phá rừng làm nương rẫy để kiếm sống. Tình trạng này xảy ra đối với đồng bào tái định cư xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa. Tính riêng trong hai năm 2010 và 2011 tại khu vực rừng đặc dụng Krông Trai đã xảy ra hàng trăm vụ phá rừng làm rẫy, diện tích thiệt hại gần 32 ha. Chủ tịch UBND xã Suối Trai K Pắ Thinh thừa nhận: Ðể phục vụ công trình thủy điện Sông Ba Hạ, hơn 200 hộ dân bị thu hồi đất. Thủy điện hứa xây dựng thủy lợi, cải tạo trả lại ruộng lúa cho dân sản xuất, nhưng làm quá chậm. Do thiếu đất sản xuất, nhiều bà con vào rừng phát nương làm rẫy. Ðáng buồn là có nhiều hộ vi phạm pháp luật, như trường hợp của K So Y Hăng và K So H Chai ở buôn Xây Dựng bị truy tố vì phá trái phép hơn hai ha rừng đặc dụng Krông Trai...

Các giải pháp

Thực tế, phần lớn các nhà đầu tư dự án thủy điện đều đặt lợi ích kinh tế lên trên, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích, đời sống lâu dài của người dân trong vùng dự án. Khai thác triệt để tài nguyên nước, mà xem nhẹ việc bảo vệ, phát triển rừng, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Mới đây Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên thực hiện giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có báo cáo kết quả, nêu lên những hạn chế và kiến nghị các bộ, ngành liên quan những giải pháp khắc phục. Trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, việc sản xuất điện năng, bảo vệ rừng và môi trường cần phải có sự hài hòa phù hợp. Vì vậy cần cân nhắc kỹ chủ trương xây dựng hàng loạt công trình thủy điện do phải phá bỏ nhiều diện tích rừng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái ở địa phương. Sớm ban hành quy định, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

lĩnh vực thủy điện phải trích kinh phí từ lợi nhuận cùng với địa phương trồng lại rừng.

Ðể nhường đất cho các công trình thủy điện, hàng trăm hộ dân Phú Yên phải di dời nhà cửa, ruộng vườn, đồng thời tỉnh bị mất hàng nghìn ha rừng. Tuy nhiên, hiện, các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã chuyển sang cổ phần hóa nhưng không tính toán đầy đủ giá trị đất, rừng để xây dựng công trình, thậm chí một số đơn vị còn tỏ ra thiếu trách nhiệm. Vấn đề này, Phó Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Nguyễn Thái Học đề xuất: "Chính phủ cần chỉ đạo các chủ đầu tư, khi thực hiện cổ phần hóa phải tính đầy đủ giá trị diện tích rừng và đất bị mất, đồng thời xác định toàn bộ giá trị này là cổ phần của tỉnh trong các công ty cổ phần thủy điện. Các công ty này phải trả cổ tức cho ngân sách tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số...". Chính phủ nên quy định chính sách cho người dân trong vùng dự án được góp cổ phần vào nhà máy thủy điện bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản bị giải tỏa để bảo đảm cuộc sống bền vững. Mặt khác, hiện nay nguồn nước lưu vực sông Ba, đoạn từ sau Thủy điện An Khê Ka Nak xuống dưới hạ du đang bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, vì vậy Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan cần sớm điều tra, đánh giá về môi trường, hệ sinh thái và hiện trạng tài nguyên nước. Cần dự báo chính xác lưu lượng nước sông Ba vào mùa mưa lũ và khô hạn để bảo đảm vận hành đập an toàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng.

TRÌNH KẾ

Thứ Bảy, 12-03-2011, 09:24

NDĐT- Sáng ngày 12-3, tại xã Ea Ly, huyện Sông Hinh [Phú Yên], Công ty cổ phần Sông Ba tổ chức lễ khánh thành Nhà máy thuỷ điện Krông H’năng.

Nhà máy thuỷ điện Krông H’năng được xây dựng giữa hai tỉnh Phú Yên và Đắc Lắc do Công ty cổ phần Sông Ba [thuộc Công ty Điện lực Miền Trung] làm chủ đầu tư.

Nhà máy có 2 tổ máy với công suất 64 MW, có vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng ngày 19-5-2005. Hai tổ máy lần lượt phát điện vào ngày 25/6/2010 và ngày 7-9-2010 đến nay đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 212 triệu kW giờ.

Bên cạnh nhiệm vụ chính là phát điện với sản lượng điện bình quân 247 triệu kW giờ; còn có hồ chứa nước rộng 1.367 km2 với dung tích 242,5 triệu m3 nước góp phần giảm lũ cho hạ du, điều hòa khí hậu trong vùng và có thể khai thác nuôi cá nước ngọt, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.

Nguyên Trường

Facebook Twitter Link Email Quay lại

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề