Tim thai dương tính nghĩa là gì năm 2024

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!

Nhịp tim thai chậm có nghĩa là nhịp tim của thai nhi chậm bất thường, thấp hơn mức bình thường là 110-160 nhịp mỗi phút.

1. Nhịp tim thai nhi chậm diễn ra như thế nào?

Lý do nhịp tim thai chậm thì vẫn chưa rõ ràng. Nhịp tim thai chậm có thể là một vấn đề thoáng qua hoặc kéo dài trong thai kì. Để làm rõ điều này, cần kiểm tra tim thai cẩn thận (qua siêu âm chi tiết về tim thai). Đôi khi, cần xét nghiệm máu để xác định thêm một số nguyên nhân từ phía mẹ.

.jpg)

Siêu âm kiểm tra chi tiết tim thai

(Nguồn: Alfred Abuhamad Rabih Chaoui. A Practical Guide to Fetal Echocardiography. 2022)

2. Nhiễm sắc thể có liên quan như thế nào đến nhịp tim thai chậm?

Khi tim thai nhi không có bất thường về cấu trúc thì bộ gen thường không liên quan đến nhịp tim thai chậm. Trong trường hợp cấu trúc tim thai nhi bất thường, có thể cần làm thêm phân tích nhiễm sắc thể đồ của thai nhi.

3. Tôi có nên làm thêm xét nghiệm nữa không?

Sau khi siêu âm tim thai và phân tích hình thái nhịp chậm của tim thai nhi, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu bổ sung.

4. Những điều cần theo dõi trong suốt quá trình mang thai là gì?

Trẻ mắc nhịp tim thai chậm có nguy cơ gặp một số vấn đề trong thai kỳ. Đó là lý do tại sao hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên siêu âm tim thai và đo tim thai ít nhất 1 đến 3 tuần một lần. Việc kiểm tra tim thai sẽ giúp xác định xem em bé có bị suy tim do nhịp tim bất thường hay không.

Đôi khi, một số bà mẹ có tình trạng đa ối, có thể làm căng tử cung quá nhiều và gây chuyển dạ sinh non. Để dự phòng sinh non, việc kiểm tra thai nhi thường xuyên được thực hiện để phát hiện sớm những bất thường và can thiệp kịp thời. Điều quan trọng là sinh con ở một trung tâm có thể chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng ngay sau khi sinh.

5. Nhịp tim thai chậm có ảnh hưởng với trẻ như thế nào sau khi được sinh ra?

Nhịp tim chậm ở thai nhi có thể là tình trạng tạm thời trong thời kỳ bào thai và tự khỏi sau khi sinh. Trong trường hợp nhịp tim thai chậm kéo dài, có thể cần phải nằm viện kéo dài tại Khoa Sơ sinh hoặc Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt. Bé sẽ được theo dõi tim liên tục 24 giờ, đo điện tâm đồ, siêu âm tim sơ sinh và được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim nhi. Em bé có thể cần điều trị bằng thuốc nhưng trong một số trường hợp cũng có thể cần cấy máy điều hòa nhịp tim để giữ nhịp tim ở mức bình thường. Trẻ có nhịp tim chậm liên quan bất thường cấu trúc tim có thể đang ở tình trạng đe dọa, cần có sự can thiệp và chăm sóc của đa chuyên khoa phối hợp, bao gồm bác sĩ tim mạch nhi, bác sĩ phẫu thuật tim nhi và bác sĩ gây mê. Trong một số trường hợp nặng vượt quá khả năng của y khoa, cần phải thảo luận với người nhà về tình trạng em bé để có hướng xử trí phù hợp.

6. Liệu nó có xảy ra lần nữa không?

Nếu không tìm thấy nguyên nhân di truyền giải thích sự hiện diện của dị tật tim và nhịp tim thai nhi chậm thì nguy cơ xảy ra lần nữa là dưới 1/1000. Nếu có lý do di truyền, sẽ có nguy cơ tái phát và cần tham khảo ý kiến của một chuyên gia di truyền để giúp giải quyết vấn đề này. Nói chung, ở những gia đình mà nhịp tim chậm của thai nhi là do nguyên nhân từ phía mẹ gây ra, nguy cơ xảy ra tình trạng này ở những lần mang thai sau là cao.

Người dịch: BS. Nguyễn Thị Mỹ Xuân

Khoa: Chẩn đoán hình ảnh Tài liệu tham khảo và lược dịch từ nguồn:

* https://www.isuog.org/clinical-resources/patient-information-series/patient-information-pregnancy-conditions/heart/fetal-heart-bradycardia.html

* Alfred Abuhamad Rabih Chaoui. A Practical Guide to Fetal Echocardiography. 2022: Chapter 46, Fetal Arhythmias

Siêu âm thai nhi là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để dựng hình ảnh và quan sát cấu trúc cũng như hoạt động của em bé trong tử cung. Đây được xem là phương pháp an toàn, không gây tác động đến thai nhi và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao, theo dõi chính xác được sự phát triển của con yêu. ​

► Giải nghĩa ký hiệu các chỉ số thai nhi trong quá trình siêu âm ​

Trong bài viết này, Bệnh viện quốc tế Mỹ (AIH) sẽ đưa ra một vài thuật ngữ phổ biến giúp bố mẹ dễ dàng nắm được thông tin trong quá trình siêu âm. ​

  • GS: Túi thai​
  • AC: Chu vi vòng bụng ​
  • HC: Chu vi đầu ​
  • CRL (Crown Rump Length): Chiều dài đầu mông ​
  • FL (Femur Length): Chiều dài xương đùi ​
  • BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh; đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.​
  • EFW (Estimated Fetal Weight): Khối lượng thai ước đoán ​
  • GA (Gestational Age): Tuổi thai, thông thường tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.​
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai, được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.​
  • TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng​
  • APTD (Anterior Posterior Thigh Diameter): Đường kính trước và sau bụng
  • HC (Head Circumference): Chu vi đầu​
  • AF (Amniotic Fluid): Nước ối​
  • OFD (Occipital Frontal Diameter): Đường kính xương chẩm​
  • BD (Binocular Distance): Khoảng cách hai mắt​
  • CER (Cerebellum Diameter): Đường kính tiểu não
  • THD (Thoracic Diameter): Đường kính ngực​
  • HUM (Humerus Length): Chiều dài xương cánh tay​
  • TAD (Transverse Abdominal Diameter): Đường kính cơ hoành​
  • EDD (Estimated Date Of Delivery): Ngày sinh ước đoán​
  • FTA (Fetal Trunk Cross - Sectional Area): Tiết diện ngang thân thai​

► Một số thuật ngữ liên quan

  • LMP (Last Menstrual Period): Giai đoạn kinh nguyệt cuối ​
  • BBT (Basal Body Temperature): Nhiệt độ cơ thể cơ sở ​
  • FBP (Fetal Biophysical Profile): Trắc đồ sinh vật lý ​
  • FG (Fetal Growth): Sự phát triển của thai ​
  • OB/GYN (Obstetrics/Gynecology): Sản/phụ khoa ​
  • FHR (Fetal Heart Rate): Nhịp tim thai ​
  • FM (Fetal Movement): Sự di chuyển của thai ​

► Sự phát triển của thai nhi các tuần tuổi ​

Từ 0 - 4 tuần tuổi ​​

Giai đoạn này phôi thai còn rất nhỏ, túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung. Do vậy thông qua buổi siêu âm đầu tiên sẽ giúp mẹ chắc chắn xác định đã mang thai. ​

Từ 4 - 7 tuần tuổi​

Ở giai đoạn này phôi thai bắt đầu thành hình. Qua buổi siêu âm mẹ sẽ biết được đường kính túi thai.

Tim thai dương tính nghĩa là gì năm 2024

Từ 7 - 20 tuần tuổi ​

Sau tuần thứ 7, thai nhi bắt đầu có những phát triển mới cũng vì thế mà có thêm nhiều chỉ số khác như: Đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé, chiều dài xương đùi, khối lượng thai ước đoán…

Tim thai dương tính nghĩa là gì năm 2024

Từ 21 - 40 tuần tuổi ​

Bước vào tuần thứ 21, thai nhi đã phát triển và đạt mức tối đa về các chỉ số như: chiều dài, cân nặng và hình thành đầy đủ của các cơ quan.

Tim thai dương tính nghĩa là gì năm 2024

Tại AIH, trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các bác sĩ sẽ thông báo với bố mẹ về chỉ số thai nhi. Đồng thời khi mẹ bầu đăng ký gói dịch vụ chăm sóc thai kỳ, các mốc khám thai, siêu âm thai, xét nghiệm thai kỳ được lên lịch rõ ràng, cụ thể, đảm bảo khách hàng không bỏ sót kỳ thăm khám quan trọng nào. Từ đó, mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong suốt hành trình mang thai và có thêm sự tự tin để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ chào đời. ​

Nhằm chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé trong thai kỳ, với Gói chăm sóc Sức khỏe thai sản tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia sẽ đồng hành sâu sát với thai phụ trong suốt thai kỳ. Bên cạnh khám và điều trị định kỳ, các bác sĩ còn đưa ra giải pháp cụ thể cho những triệu chứng, bệnh của mẹ bầu trong những trường hợp đột xuất. Sự phối hợp liên chuyên khoa Tim mạch, Nội tiết, Dinh dưỡng,… cùng các bác sĩ Sản khoa theo dõi và tư vấn cụ thể cho từng trường hợp có bệnh lý và biến chứng thai kỳ, nhằm mang lại sự chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé. ​

----

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

☎️ Hotline: (028) 3910 9999

🌏 Website: www.aih.com.vn

📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Thai 7 tuần nhịp tim bao nhiêu là con gái?

Ở tuần thứ 7, nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái. Nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Nhịp tim của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

1. Nhịp tim tăng nhanh ở phụ nữ mang thai. Một phụ nữ tình trạng sức khỏe bình thường có nhịp tim trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên khi có thai, nhịp tim của người phụ nữ sẽ tăng dần kể từ tuần lễ thứ 10 của thai kỳ, có thể rơi vào khoảng 80 - 90 nhịp/phút.

Tim thai bao nhiêu là con trai con gái?

Lấy chỉ số nhịp tim thai 140 nhịp/phút làm mốc, nếu thai nhi có nhịp tim trên 140 nhịp/phút là bé gái, ngược lại tim thai đập dưới 140 nhịp/phút là bé trai. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về việc này.

Nhịp tim thai bao nhiêu là thấp?

Tim thai yếu thường được định nghĩa là nhịp tim của thai nhi dưới 110 nhịp/ phút. Rối loạn nhịp tim có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào tuổi thai, nguyên nhân cơ bản và tình trạng của từng thai nhi, bao gồm bất kỳ biến chứng nào kèm theo.