Thuốc đau bụng kinh máu họng vỉ 4 viên

Dolfenal là thuốc gì? Thuốc Dolfenal được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Dolfenal trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Acid mefenamic.

Thuốc có thành phần tương tự: Mefenamic, Meditel, Cadinamic,…

1. Dolfenal là thuốc gì?

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất: Acid Mefenamic 500mg.

Tá dược: Lactose Monohydrat, Calci Phosphat dibasic khan, Hydroxypropylcellulose, Sodium Starch Glycolate, Magnesi stearat, Opadry.

Hộp thuốc và vỉ thuốc Dolfenal 500mg

2. Chỉ định của thuốc Dolfenal

Thuốc Dolfenal giúp làm giảm các chứng đau của cơ thể và các chứng đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình như:

  • Nhức đầu.
  • Đau nửa đầu.
  • Đau do chấn thương.
  • Tình trạng đau sau sinh.
  • Đau sau phẫu thuật.
  • Đau răng, đau và sốt theo sau các chứng viêm.
  • Tình trạng đau bụng kinh, chứng rong kinh kèm với đau do co thắt hay đau hạ vị.

3. Chống chỉ định của thuốc Dolfenal

Không nên dùng thuốc Dolfenal nếu dị ứng với Acid mefenamic hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc. Ngoài ra, Dolfenal cũng không nên được sử dụng cho các đối tượng là người bị suy chức năng gan hoặc thận.

4. Cách dùng thuốc Dolfenal hiệu quả

4.1. Cách dùng

Thuốc Dolfenal được bào chế ở dạng viên uống. Bệnh nhân nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Liều dùng

  • Đối tượng dùng là trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn
  • Liều uống: dùng 1 viên uống Dolfenal 500mg/lần x 3 lần/ngày
  • Không nên kéo dài đợt trị liệu quá 7 ngày

5. Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu
  • Nổi ban, mề đay
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Xuất hiện tình trạng trầm cảm và có thể xảy ra tình trạng giảm bạch cầu thoáng qua 
  • Đôi khi gây cơn hen phế quản, buồn ngủ, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết
  • Nếu dùng với liều cao, có thể dẫn đến động kinh cơn lớn

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Dolfenal

Thuốc Dolfenal có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với các chất chống đông dạng uống.

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Dolfenal

  • Thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng là bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa cấp tính.
  • Lưu ý đến thời gian điều trị khi dùng thuốc Dolfenal [không quá 7 ngày].
  • Các bệnh nhân uống thuốc Dolfenal đôi khi cho kết quả [+] khi thử nghiệm Bilirubin trong nước tiểu, có thể là do ảnh hưởng của chất chuyển hóa thuốc trong quá trình xét nghiệm.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Dolfenal gây ra các tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn thị giác,… Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc. Nếu xuất hiện bất kì triệu chứng nào gây ảnh hưởng thì nên ngưng công việc để đảm bảo an toàn.

Chỉ nên dùng Dolfenal cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ. Vì Acid mefenamic có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch của trẻ nhũ nhi và được bài tiết qua sữa mẹ, do đó, nếu cần phải dùng thuốc thì nên ngưng cho con bú.

9. Xử trí khi quá liều Dolfenal

Triệu chứng quá liều cấp tính dẫn đến tình trạng: co giật, nôn mửa, tiêu chảy…

Xử trí:

  • Trong trường hợp này, nên làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày
  • Tập trung hỗ trợ và điều trị triệu chứng

10. Xử trí khi quên một liều Dolfenal

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Dolfenal tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là  dưới 30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Dolfenal. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường để được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp mỗi khi chị em phụ nữ chuẩn bị hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù đa phần tình trạng đau bụng kinh không nguy hiểm song ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Đôi khi cơn đau nghiêm trọng khiến người bệnh phải tìm đến các thuốc giảm đau. Vậy các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh tác dụng như thế nào, hiệu quả và rủi ro ra sao?

1. Cơn đau bụng kinh như thế nào nên dùng thuốc?

Chị em phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” sẽ xuất hiện cơn đau bụng kinh cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác ở mức độ khác nhau. Có những người hoàn toàn không đau hoặc chỉ bị đau, căng tức nhẹ vùng bụng dưới khi đến chu kỳ. Song cũng có những người cơn đau bụng kinh vô cùng dữ dội, khiến người bệnh không thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Đau bụng kinh nghiêm trọng khiến nhiều chị em phụ nữ tìm đến thuốc giảm đau

Khi những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, vượt quá giới hạn chịu đựng hoặc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc thì sử dụng thuốc giảm đau là cần thiết.

Đau bụng kinh nghiêm trọng thường xuất hiện ở bé gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định. Đa phần trường hợp đau bụng kinh sinh lý này không nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể hoàn toàn biến mất sau 1 thời gian, và chị em phụ nữ có thể chịu đựng hoặc đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau.

Song đau bụng nghiêm trọng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng,… Lúc này, thuốc giảm đau có thể không có tác dụng hoặc tác dụng không hiệu quả, bệnh nhân cần đi khám và điều trị bệnh lý phụ khoa. Sau đó, cơn đau mới được cải thiện tốt.

Đau bụng kinh nặng có thể do bệnh lý phụ khoa

2. Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh phổ biến thường dùng

Có 4 nhóm thuốc giảm đau bụng kinh chính được các y bác sĩ lựa chọn và chỉ định sử dụng:

2.1. Thuốc giảm đau đơn thuần

Bản chất cơn đau bụng kinh là sự co thắt đột ngột của tử cung trong kỳ kinh nguyệt để đẩy máu và các niêm mạc tử cung “già” bong ra ngoài. Vì thế, thuốc giảm đau đơn thuần cũng có tác dụng tốt, giúp làm dịu cơn đau và khó chịu gặp phải.

Trong đó, Paracetamol là thuốc giảm đau thường dùng nhất, hiệu quả với những bệnh nhân đau không quá nghiêm trọng và không thể sử dụng thuốc giảm đau NSAIDS. Những bệnh nhân thường bị buồn nôn, sức khỏe dạ dày không tốt cũng thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau Paracetamol này.

Có thể sử dụng phối hợp Paracetamol với Cafein để tăng hiệu quả giảm đau, tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Thuốc kháng viêm NSAIDs

NSAIDs là một trong những nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng để giảm đau bụng kinh. Thuốc tác dụng làm giảm tiết Prostaglandin - chất trung gian kích thích tử cung co bóp trong kỳ kinh nguyệt gây đau bụng kinh. Vì thế, thuốc có hiệu quả cao với liều dùng thấp nhưng nhược điểm là dễ gây kích thích dạ dày và dễ gây dị ứng với người có cơ địa mẫn cảm.

Thuốc kháng viêm NSAIDs có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh

Thuốc kháng viêm NSAIDs thường dùng để giảm đau bụng kinh gồm: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Acid mefenamic,… Để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất, nên uống thuốc NSAIDs chủ động trước khi hành kinh từ 1 - 2 ngày hoặc khi cơn đau đầu tiên xuất hiện.

Để giảm kích thích đường tiêu hóa, nên uống thuốc NSAIDs trong hoặc ngay sau bữa ăn. Những người bị nhạy cảm với Aspirin nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc NSAIDs, ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tác hại của thuốc.

2.3. Thuốc chống co thắt

Do đau bụng kinh xuất hiện từ những cơn co thắt tử cung đột ngột nên các thuốc chống co thắt có tác dụng giảm đau tốt, thường dùng như:

  • Hyoscine: tác dụng nhanh làm giảm cơn quặn thắt do đau bụng kinh, nhưng có thể gây một vài tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, giảm tầm nhìn,… Ngoài ra, thuốc có thể gây dị ứng hoặc phản ứng chéo với 1 số thuốc điều trị nên cần có chỉ định của bác sĩ.

  • Alverin: thuốc có tác dụng ức chế cơn co thắt nên cũng có hiệu quả giảm đau bụng kinh, không sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

2.4. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là thuốc bổ sung hormone sinh dục nữ, vì thế nó cũng có tác dụng giữ ổn định nội tiết tố trong cơ thể, giảm kích thích niêm mạc tử cung đột ngột và từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả với khoảng 90% trường hợp.

Thuốc tránh thai bổ sung hormone, cân bằng nội tiết tố và giúp giảm đau bụng kinh

Tuy nhiên, thuốc tránh thai nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như: đau ngực, đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn nôn,…

3. Lưu ý gì khi dùng các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh?

Mặc dù có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh, có thể sử dụng cho mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt song những nhóm thuốc giảm đau trên đều gây tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe. Nếu lạm dụng, sức khỏe sinh sản sau này của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nên cần dùng khi thực sự cần thiết với chỉ định từ bác sĩ.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, nên lưu ý bổ sung thêm dinh dưỡng như: Vitamin, chất khoáng, canxi, sắt,… Đồng thời, chị em nên uống nhiều nước để điều hòa cơ thể, tắm nước ấm hoặc chườm nóng vùng bụng để giảm cơn co thắt.

Trong những ngày kinh nguyệt này, không chỉ cơn đau bụng khó chịu mà sức khỏe thể chất và tinh thần của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. Hãy dành thời gian nhiều hơn để nghỉ ngơi và thư giãn, nên ngủ đủ giấc trước 11 giờ.

Nếu dùng thuốc giảm đau bụng kinh một thời gian thấy thuốc không còn tác dụng hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường khác, hãy sớm tới cơ sở y tế khám. Có thể nguyên nhân gây ra những cơn đau này là bệnh lý như: u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,… cần điều trị sớm để duy trì chức năng sinh sản.

Nếu dùng thuốc giảm đau không đỡ, hãy đi khám bệnh viện để tìm nguyên nhân

Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh là cách giảm đau nhanh và hiệu quả, song cải thiện sức khỏe từ bên trong cùng với các biện pháp chăm sóc, giảm đau tự nhiên nên được ưu tiên.

Video liên quan

Chủ Đề