Chồng uống thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi

Hỏi - 12/12/2014
Xin chào bác sĩ, Hiện tại em mang thai được 5-6 tuần, nhưng mà em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Chồng em uống thuốc hóa trị được 2 tháng [bệnh ung thư Tuyến giáp], nhưng mà em đã mang thai được 5-6 tuần, em muốn biết xem như vậy có ảnh hưởng gì đến em bé sau này hay không ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em xin chân thành cám ơn

Trả lời
Chào Sa,

Như vậy bạn có thai từ chồng đang điều trị hóa trị. Thường thì không ảnh hưởng gì đến thai, tuy nhiên phải theo dõi kỹ và đánh giá mỗi 4 tuần mới biết được vì thực ra thuốc điều trị cho chồng bạn là iode phóng xạ, các ảnh hưởng của thuốc này trên tinh trùng và trứng có khi sau vài chục năm mới biết được bạn ạ. Nếu bạn đã có đủ con thì cân nhắc chuyện dưỡng thai lần này, hay là để chồng bạn thực sự ổn rồi hẵng có thai.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình 
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Em và chồng có quan hệ trong khi chồng em đang uống thuốc cảm cúm, gồm cephalexin 500mg, Glotadol [có chứa paracetamol500mg, phenylephrine hydrochloride 7,5mg; loratadine 5mg, Dextromethorphan hydrobromide15mg]. Chồng em mới uống 1 lần vào buổi sáng, và tối hôm đó thì chúng em có quan hệ. Vậy nếu có thai thì việc dùng thuốc có ảnh hưởng tới em bé không? Hiện vợ chồng em đang muốn có con, vậy nếu chồng em cứ tiếp tục uống thuốc như vậy thì có ảnh hưởng gì tới tinh trùng và thai nhi không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn! Bạn có hỏi là chồng bạn bị cảm cúm và uống rất nhiều loại thuốc và bây giờ nếu có thai thì có ảnh hưởng gì không? Những loại thuốc mà chồng bạn uống là những loại thuốc điều trị cảm cúm thì nó không ảnh hưởng gì đến tinh trùng đâu bạn. Những virus cảm cúm chủ yếu gây bệnh ở đường hô hấp và không gây bệnh ở cơ quan sinh dục, chỉ khi mà chính bạn có thai mà bạn nhiễm virus cúm thì lúc đó mới ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Còn với chồng bạn thì không có vấn đề gì lo lắng. Các loại thuốc chồng bạn uống chỉ có kháng sinh và một số thuốc chống cảm cúm thôi mà mình lại uống trong thời gian rất ngắn như vậy thì không có ảnh hưởng gì, kể cả uống hết liều thuốc điều trị cảm cúm cũng không có ảnh hưởng gì đến tinh trùng.

Nhưng thực sự chồng bạn bị cảm cúm thì bạn cố gắng hạn chế tiếp xúc đặc biệt qua đường hô hấp như những động tác hôn, chồng bạn ho hay hắt hơi thì bạn nên hạn chế, mục đích để bạn không bị lây cảm cúm thôi. Còn nếu bạn bị lây cảm cúm khi bạn có thai thì câu chuyện lại khác so với việc chồng bạn bị cảm cúm. Cẩn thận bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Uống Efferalgan trong ngày hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

>> Thuốc trị mụn có ảnh hưởng chức năng sinh sản?

Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì việc phòng tránh cảm cúm cho người mẹ là vô cùng quan trọng. Một số lưu ý sau đây có thể giúp chị em ngăn ngừa căn bệnh này:- Trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi vì tỏi và các chế phẩm làm từ tỏi giúp phòng chống bệnh cảm cúm, tăng miễn dịch hiệu quả. - Uống nhiều nước là cách giúp ngăn ngừa cảm cúm nhẹ nhàng, an toàn và tốt cho sức khỏe. Các bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây ấm trị chứng ngạt mũi. - Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cầm nắm thức ăn. - Tiêm phòng bệnh cảm cúm và một số bệnh khác như sởi, thủy đậu, viêm gan vi sinh B,... trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

- Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai cũng rất cần thiết đối với phụ nữ để biết rằng mình có đang mắc phải căn bệnh gì gây di truyền cho thai nhi không.


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi có ý định mang thai, các cặp vợ chồng luôn chú ý tới chế độ dinh dưỡng, luyện tập để tăng cơ hội thụ thai và giúp trẻ có được sức khỏe tốt khi sinh ra. Một trong những vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm là việc uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, sức khỏe của mẹ và bé hay không?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không hoàn toàn tiêu diệt hết mọi loại vi khuẩn. Những loại vi khuẩn mạnh nhất vẫn có thể phát triển và lây lan.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Đối với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, các loại thuốc kháng sinh thường được dùng theo dạng tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ. Khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, các thuốc kháng sinh khác được dùng bổ sung ở dạng viên uống.

Người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh cho tới khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể - tức là tuân thủ đúng thời gian quy định của bác sĩ. Đặc biệt, cần chú ý là kháng sinh không có hiệu lực trên virus. Đồng thời, không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy kháng sinh không gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai nên nó không phải là nguyên nhân gây vô sinh. Ngược lại, uống thuốc kháng sinh còn giúp phụ nữ dễ thụ thai nhờ khả năng điều trị tình trạng nhiễm trùng [yếu tố cản trở quá trình thụ thai]. Liệu pháp kháng sinh giúp củng cố hệ thống sinh sản bị suy yếu do nhiễm khuẩn, từ đó nâng cao khả năng mang thai của phụ nữ.

Tuy nhiên, một vài loại thuốc kháng sinh như tetracycline, penicillin, erythromycin cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới tinh trùng và khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới. Một số loại thuốc kháng sinh khác cũng có thể làm giảm chất lượng tinh dịch. Tuy vậy, chỉ cần tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh khi có ý định mang bầu, các cặp vợ chồng hoàn toàn không cần lo lắng tới nguy cơ vô sinh do thuốc kháng sinh.

Kháng sinh không ảnh hưởng tới khả năng mang thai nếu tuân thủ đúng thời gian dừng thuốc

Để biết mức độ an toàn của thuốc kháng sinh đối với thai nhi [kể cả trong trường hợp chưa thụ thai], cần dựa vào hệ thống phân loại của FDA [Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ] về nguy cơ sử dụng thuốc trong thai kỳ. Điều này cũng có nghĩa sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đối với thai nhi không phải chỉ xét dựa trên việc đào thải của thuốc.

Thông thường, các thuốc kháng sinh có thời gian thải trừ khoảng 3 giờ - 6 ngày tùy từng loại thuốc và ít ảnh hưởng tới cơ thể sau khi ngừng thuốc. Sau khi dùng thuốc quá thời gian trên, hầu như không còn bất kỳ thành phần nào của thuốc trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thuốc kháng sinh được đào thải hoàn toàn thì tốt nhất phụ nữ nên sử dụng biện pháp bảo vệ thêm ít nhất 7 - 10 ngày sau khi ngưng thuốc. Với trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh do viêm đường tiết niệu mà vẫn chưa khỏi hẳn thì nên tái khám, điều trị bệnh dứt điểm trước khi có kế hoạch mang thai.

Theo các bác sĩ tư vấn trước khi mang thai, về góc độ dùng thuốc, để an toàn cho bé thì các cặp vợ chồng nên mang thai lại sau khi ngưng uống thuốc kháng sinh khoảng 1 tháng.

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi, khi đang dùng thuốc kháng sinh hoặc vừa ngừng thuốc và có kế hoạch mang thai, các cặp vợ chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các phương pháp sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Để tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, cũng như chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video đề xuất:

Chẩn đoán trước sinh: Những điều mẹ nên biết

XEM THÊM:

Phụ nữ mang bầu phải hết sức thận trọng vì chỉ cần dùng không đúng cách, có thể xảy ra tình trạng nhiều loại thuốc gây hại cho thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai để bổ sung các hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhiều mẹ bầu đã tìm đến những loại thực phẩm chức năng để giúp bồi bổ sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng phân biệt được giữa thuốc và thực phẩm chức năng có gì khác nhau dẫn đến việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách mà không biết có thể xảy ra tình trạng thuốc gây hại cho thai nhi.

Theo đó, thực phẩm chức năng là những loại thực phẩm dùng để hỗ trợ, bổ trợ chức năng cho các cơ quan trong cơ thể với tác dụng chính là bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Thường thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự tham khảo và uống mà không cần có chỉ định từ bác sĩ.

Còn đối với thuốc thì các thành phần trong thuốc sẽ tác động trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất, giúp sữa chửa và cải thiện những tổn thương của các bộ phận trong cơ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc còn phải căn cứ vào liều lượng cũng như thời điểm sử dụng trong ngày nên cần phải có chỉ định tư các bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Dù là sử dụng thực phẩm chức năng hay thuốc thì các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, hãy chắc chắn rằng việc sử dụng chúng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của bản thân và của em bé trong bụng.

Dù là sử dụng thực phẩm chức năng hay thuốc thì các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ

Thuốc gây hại cho thai nhi như thế nào? Mỗi nhóm thuốc kháng sinh lại được sử dụng để đáp ứng điều trị các loại bệnh lý khác nhau. Đôi khi sử dụng thuốc kháng sinh còn có một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng… hoặc nguy hiểm hơn là sốc phản vệ và thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh khi vào cơ thể của thai phụ đều vượt qua được hàng rào nhau thai và tác động trực tiếp đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào từng loại kháng sinh, liều lượng và thời gian sử dụng.

Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu rất có thể gây nên dị tật cho thai nhi dẫn đến quái thai. Đặc biệt trong giai đoạn 11 tuần đầu tiên thì khả năng ảnh hưởng sẽ còn cao hơn.

Trong giai đoạn từ tuần thứ 14 trở đi đến cuối thai kỳ, việc sử dụng thuốc còn có thể gây ngộ độc thai.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng mọi loại thuốc. Ngoài ra, giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, từ lúc rụng trứng cho đến khi có kinh lại thì cần tránh sử dụng thuốc vì đây là giai đoạn có khả năng thụ thai cao. Bởi một số loại thuốc có tính tích lũy và đào thải rất chậm nên lúc uống có thể chưa thụ thai nhưng lúc thụ thai thành công thì thuốc vẫn lưu lại trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến thai.

Trong những giai đoạn sau thì mẹ bầu cũng cần hạn chế tối đa dùng thuốc. Nên chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Ví dụ khi bị đau đầu nên xoa bóp, thư giãn…  cho khỏi đau đầu hoặc dùng paracetamol. Nếu bị táo bón, nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả trước khi dùng thuốc nhuận tràng. Nên nhớ, mặc dù có thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng hạn chế dùng vẫn hơn.

Mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định. Vì bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ mức ảnh hưởng của thuốc đến bào thai cũng như đưa ra liều lượng thấp nhất trong thời gian ngắn để hạn chế tối đa nguy cơ của thuốc đối với thai nhi.

Nếu không may sử dụng thuốc trước khi biết có thai thì nên đến gặp ngay bác sĩ đế được theo dõi kỹ càng và nhận tư vấn trực tiếp.

Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng

Người ta thường dùng kháng sinh nhóm tetracyclin [tetracyclin, doxycylin, minocyclin…] để trị các bệnh đi ngoài do bị tả, kiết lỵ, nhiễm E.coli. Các nhiễm trùng tiêu hóa khác cũng rất nhạy cảm với kháng sinh này. Đây cũng là một kháng sinh phổ thông, giá thành của nó thấp.

Người ta thấy rằng nếu bà mẹ mang thai vào tháng thứ 7 trở đi mà dùng tetracyclin thì đứa trẻ sinh ra sẽ bị hỏng men răng, vàng xám hoặc hoen ố men răng. Đó là do tetracyclin kết hợp chặt chẽ với canxi tạo một phức hợp vô cùng bền vững.

Nhóm amioglycosid gây điếc vĩnh viễn

Kháng sinh nhóm aminoglycosid [gentamicin, amikacin, neomycin, streptomycin, tobramycin…] thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng màng não. Đặc biệt, thuốc hay được lựa chọn khi có hiện tượng viêm phổi xảy ra.

Thuốc còn được sử dụng để bào chế các thuốc nhỏ mắt như tobra, tobrex… Đối với phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không được dùng các thuốc này. Nguyên nhân là thuốc có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của em bé [gây điếc không hồi phục].

Nhóm quinolon gây hỏng sụn

Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng với các hoạt chất chủ yếu như ciprofloxacin, offloxacin, pefloxacin… Thuốc có hiệu quả điều trị cao với các vi khuẩn trên hệ tiết niệu sinh dục. Nhưng các kháng sinh này lại có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em.

Nếu bà mẹ dùng kháng sinh quinolon trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú thì đứa trẻ hoàn toàn bị “uống” kháng sinh này một cách thụ động. Nồng độ kháng sinh trong cơ thể trẻ tăng lên.

Hệ quả là xương và sụn của trẻ không phát triển được, thậm chí còn gây ra đứt gân gót. Đứa trẻ không thể kiễng chân lên được và bàn chân luôn bị gấp lại trong tư thế bàn chân chạm gót. Ngay cả khi một đứa trẻ dưới 10 tuổi uống các kháng sinh này cũng bị hậu quả tương tự, vì tác hại trên xương sụn là không thay đổi.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ

Biseptol gây thiếu máu nặng

Biseptol là kháng sinh đường ruột quan trọng và phổ rộng. Thuốc có tác dụng với trường hợp bị nhiễm khuẩn tiêu hóa và người bệnh có dấu hiệu tiêu chảy nặng, hoặc  mắc các bệnh như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, nhiễm E.coli trong nguồn nước…

Tuy nhiên, đây là thuốc cần loại bỏ trong danh mục các thuốc dùng trong thai kỳ. Vì cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế có cạnh tranh với axit folic nhằm làm rối loạn chuyển hóa của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Nhưng một điều không may là thuốc lại kháng luôn cả axit folic của bà mẹ, đối tượng đang cần nhiều máu để nuôi con.

Do đó, dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai thì bà mẹ sẽ bị thiếu máu nặng. Hệ quả là mẹ thì thiếu máu và thai nhi thì thiếu dinh dưỡng cho phát triển.

 FDA cảnh báo nguy cơ gây dị tật thai khi dùng ketoconazol

Tuy nhiên mới đây, FDA ra thông báo cho biết có nhiều báo cáo dùng thuốc này liều cao [400-800mg/ngày] cho những trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng đang mang thai kể cả 3 tháng đầu thai kỳ thì hầu hết đều bị khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Các khuyết tật này bao gồm tật đầu ngắn [brachycephaly ], dị dạng mặt, vòm sọ phát triển bất thường, sứt môi hở hàm ếch, lệch xương đùi, xương sườn mỏng, dài xương, co cứng khớp, bệnh tim bẩm sinh. Nguy cơ này không xảy ra ở người dùng ketoconazol trị viêm âm đạo với một liều duy nhất 150mg/ngày.

Dựa vào đó FDA xếp ketoconazol với thai phụ vào nhóm D nghĩa là nhóm có bằng chứng trên người về nguy cơ gây dị tật thai nhi. Theo đó, không nên dùng ketoconazol cho người mang thai trong cả thai kỳ và đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, chỉ trường hợp với người bị bệnh nghiêm trọng mà xét thấy lợi ích cao hơn nguy cơ thì  mới có thể dùng nhưng cần theo dõi chặt chẽ, thận  trọng.

Ngoài tác dụng phụ bất thường mới phát hiện này, khi dùng thuốc cần lưu ý: khi dùng thuốc kéo dài sẽ làm cho các loại vi khuẩn, vi nấm cảm thụ yếu với thuốc sẽ không bị tiêu diệt mà phát triển nhanh, bất thường tạo nên sự bội nhiễm cơ hội và kháng thuốc.

Không nên dùng ketoconazol cho người mang thai trong cả thai kỳ và đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ

Do vậy khi dùng ngoài hay khi uống ở liều điều trị cần theo dõi, nếu đã dùng đủ liều, đủ thời gian như liệu trình mà không đáp ứng thì phải thay ketoconazol bằng thuốc khác để tránh hiện tượng này.

Ketoconazol chuyển hóa bởi enzym cytochrom -P450, nên khi dùng với các chất chuyển hóa cũng bằng enzym này sẽ gây sự tranh chấp làm giảm sự chuyển hóa, tăng nồng độ của các chất phối hợp.

Khi dùng chung với rifampicin, isoniaid, phenytoin, cyclosprin… ketoconazol làm tăng nồng độ các chất này gây độc giống như dùng quá liều. Khi dùng chung với các thuốc có tiềm năng gây xoắn đỉnh như amiodaron, dofetilid, pizomid, quinidin thì ketoconazol làm tăng nồng độ các chất này trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng gây ra hiện tượng xoắn đỉnh. Vì vậy, cần tránh dùng ketoconazol với các chất nói trên.

Một số nhóm thuốc khác

Các thuốc chữa tăng huyết áp [ức chế men chuyển dạng angiotensin, thuốc lợi tiểu furosemid, thiazid]. Nếu dùng furosemid do thải trừ nước quá nhanh và điều trị huyết áp giảm đột ngột dẫn tới giảm tưới máu tử cung cho thai. Nếu dùng kéo dài sẽ dẫn đến thai chết lưu.

Các kháng sinh nhóm cyclin [doxycyclin, tetracyclin]. Ví dụ: dùng tetracyclin sẽ gây hỏng răng cho đứa trẻ sau này.

Thuốc chống đông máu [wafarin], thuốc chữa Bazdo, thuốc chống ung thư [gây độc tế bào]. Dẫn xuất vitamin A liều cao dùng chữa bệnh vẩy nến, chữa da mặt và các bệnh ngoài da khác…

Vì thế khi dùng các thuốc này, muốn có thai phải 3 tháng sau khi dùng thuốc mới được mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đối với thuốc có bản chất là gây hại cho thai nhi thì dùng với liều lượng rất nhỏ và vào thời kỳ không nhạy cảm của thai nhi vẫn có khả năng gây hại cho thai. Thuốc dùng cho bà mẹ mang thai không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi mà còn ảnh hưởng tới đứa trẻ khi chào đời. Tình trạng này xảy ra khi dùng thuốc vào thời điểm sắp sinh.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc cho bà mẹ mang thai, không phải lúc nào cũng có hại. Một số thuốc có lợi và nên dùng cho bà mẹ mang thai là vitamin hỗn hợp [obimin, sắt, acid folic]. Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới hàm lượng vitamin A trong các thuốc này vì dùng thừa vitamin A lại có hại nên khi dùng các chế phẩm chứa vitamin cần xem thành phần, hàm lượng của vitamin A để không uống quá liều vitamin A.

Vì vậy để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như em bé, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, các chị em cũng cần xin ý kiến từ các bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề