Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích thông qua sự điều khiển của

Giải SGK Sinh học 8 trang 23

Soạn Sinh 8 Bài 6: Phản xạ giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về phản xạ là gì, cấu tạo, chức năng của nơron đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học trang 23.

Soạn Sinh 8 bài 6 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ví dụ, khi đột ngột chạm tay vào cốc nước nóng ta có phả ứng rụt tay lại. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại [do co mạch dưới da khi trời lạnh]... đều là các phản xạ.

II. Cấu tạo và chức năng của nơron

- Cấu tạo của một noron điển hình:

  • Thân nơron có chứa nhân
  • Sợi phân nhánh ở các góc thân
  • Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao miêlin, khoảng cách giữa các bao miêlin gọi là eo Ranvie

- Chức năng: tế bào thần kinh có 2 chức năng cơ bản:

  • Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
  • Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

- Các loại nơron: có 3 loại

Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :

  • Nơron hướng tâm [nơron cảm giác] có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
  • Nơron trung gian [nơron liên lạc] nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
  • Nơron li tâm [nơron vận động] có thân nằm trong trung ương thần kinh [hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng], sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng [cơ, tuyến], truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

III. Cung phản xạ

1. Phản xạ

- Ví dụ:

  • Sờ tay vào vật nóng → rụt tay lại
  • Nhìn thấy quả chua → tiết nước bọt

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

- Ở thực vật có hiện tượng khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại → đây không phải là phản xạ vì thực vật không có hệ thần kinh.

2. Cung phản xạ

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm [da…] qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng [cơ, tuyến…]

- Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron [noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm] và cơ quan cảm ứng.

3. Vòng phản xạ

- Ví dụ:

  • Khi tay chạm vào ngọn nến → cảm thấy đau [nhờ thụ quan cảm giác đau trong da] → xung thần kinh theo noron hướng tâm → noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
  • Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.

- Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.

- Các phản xạ đều được thực hiện theo một vòng khép kín

Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ.

Giải bài tập Sinh học lớp 8 Bài 6: Phản xạ

Bài 1 [trang 23 SGK Sinh học 8]

Phản xạ là gì ? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ

Gợi ý đáp án

* Định nghĩa: Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Hoặc đơn giản như: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

* Một vài ví dụ về phản xạ:

  • Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.
  • Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ.
  • Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài 2 [trang 23 SGK Sinh học 8]

Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó

Gợi ý đáp án

Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ :

Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ

- Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.

Ví dụ 2: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ.

Nếu ta dẫm phải hòn than nóng thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh.

Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân [cơ quan phản ứng] làm chân rụt lại

Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

Cập nhật: 20/01/2022

Phản xạ là một nội dung kiến thức của môn sinh học và khá quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ phản xạ là gì?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Như đã trình bày ở trên, phản xạ là một nội dung kiến thức mà chúng ta được học trong môn sinh học. Theo đó, khái niệm phản xạ được hiểu là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Ví dụ như: Khi chạm tay vào nước nóng chúng ta sẽ có hành động co tay lại ngay lập tức; Khi nghe ai đó gọi tên ta ta thường quay đầu phía người phát ra âm thanh; khi đi trên đường nếu thấy đèn đỏ chúng ta có dừng xe lại.

Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:

+ Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.

+ Dây thần kinh truyền vào: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

+ Trung tâm thần kinh.

+ Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

+ Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

Các loại phản xạ

Ngoài việc chia sẻ Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ chúng tôi chia sẻ về các loại phản xạ.

Phản xạ bao gồm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cụ thể:

– Phản xạ có điều kiện được hiểu là những phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Ví dụ: Khi đang đi xe máy trên đường, bỗng chúng ta thấy đèn đỏ thì chúng ta dừng lại; khi đi xe máy trên đường, thấy trời mưa thì chúng ta dừng xe lại và mặc áo mưa.

Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên những cơ sở như sau:

+ Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

+ Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý.

+ Điều kiện thứ ba: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao.

+ Điều kiện thứ tư: Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.

– Phản xạ không có điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở… nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra.

Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại; Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra

Sự khác nhau giữa phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật

Có thể khẳng định rằng sự phản xạ ở thực vật và phản xạ ở động vật hoàn toàn khác nhau.

Như đã trình bày ở phần trên, phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Như vậy có thể thấy phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh, mà ở động vật thì có hệ thần kinh còn ở thực vật thì chúng không có hệ thần kinh. Đây là sự khác biệt giữa phản xạ của động vật và phản xạ của thực vật.

Thông thường ở thực vật người ta không dùng phản xạ mà thay vào đó là cụm từ cảm ứng ở thực vật. Cảm ứng ở thực vật là những phản ứng lại kích thích của môi trường.Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Cung phản xạ là gì?

Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm [da …] qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng [cơ, tuyến …]

Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron [noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm] và cơ quan cảm ứng.

Trên đây là nội dung bài viết về Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạ. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!       

Video liên quan

Chủ Đề