Uống thuốc tây có uống nước chanh được không

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều người đã tìm kiếm trên mạng các cây thuốc có sẵn ở địa phương, đang được nhiều người quan tâm sử dụng. Rất nhiều người chia sẻ tăng sức đề kháng trong mùa dịch bằng cách uống bài "Chanh 2 quả, sả 3 cây, gừng 1 củ, thêm đường hoặc mật ong uống". Tuy nhiên, khi dùng các loại cây thuốc này người bệnh COVID-19 cần hết sức thận trọng, bởi nếu dùng không đúng lợi bất cập hại.

Quả chanh có nhiều công năng quý.

Công dụng của quả chanh

Theo Đông y dịch quả chanh có vị rất chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm… trị chứng nội nhiệt, miệng khô khát, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, tăng huyết áp, chảy máu cam, chứng cảm cúm, đau đầu, phát sốt, các chứng liên quan đến nóng sốt, viêm nhiễm.

Theo sách Tuệ Tĩnh có ghi: "Chanh vị chua, tính hàn, không độc, thông kết, tiêu đàm, bớt nôn, giảm khô khát, trừ phong, dạ dày co thắt, trị mụn lở, bướu cổ…".

Theo sách Dược tính chỉ nam: "Hạt quả chanh, vỏ quả chanh đều có vị cay đắng, tính ấm, không độc. Tác dụng ấm dạ dày, ích can, trợ trung tiêu, tiêu thức ăn, hạ khí, trừ uế khí, tiêu đàm, bớt ho, nhẹ ngực...".

Chanh là loại trái cây rất giàu vitamin C, dưỡng chất tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Theo tính vị của dịch quả chanh vị rất chua, tính hàn, thanh nhiệt, dưỡng âm, dùng thích hợp với người vốn âm hư nội nhiệt hỏa thịnh, bị COVID-19 biểu hiện nóng sốt, khô khát, ho khan, đàm vàng, sốt đau đầu, mệt mỏi…

Nếu bên trong cơ thể nội nhiệt "nóng" gây tích nhiệt khiến viêm sưng nặng hơn. Khi uống chanh mát giúp bên trong hết "nóng" cũng là cách ức chế vi khuẩn, virus phát triển. Đồng thời khi nhiệt tà thanh giải từ đó nóng sốt viêm sưng, huyết ứ cũng giảm, chứng ho, đau tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi và các chứng liên quan huyết ứ huyết nhiệt cũng đều giảm.

Theo tính vị vỏ quả chanh và hạt quả chanh có vị cay đắng tính ấm, dùng thích hợp người vốn tỳ phế hàn thấp, biểu hiện sốt sợ lạnh, ho đàm nhiều, đờm loãng, ho tức ngực, bụng đầy, ăn chậm tiêu, các chứng tỳ phế khí hư, ho đàm ũng trệ, ngực sườn đầy tức đều tốt.

Hạn chế dùng chanh cho người sợ lạnh, sợ gió...

Ai không nên dùng nước chanh?

Hạn chế dùng nước dịch quả chanh cho người biểu hiện sợ lạnh, sợ gió, ho đờm loãng, tay chân lạnh, da mét, đoản hơi do "khí hư nội hàn thấp". Trường hợp này nên dùng vị tác dụng ích khí giải biểu hóa đàm. Nếu dùng chanh mát thanh nhiệt, hệ lụy ảnh hưởng đến dương khí.

Trường hợp đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh "thoát dương" huyết áp tụt, lúc này cần ôn ấm hồi dương, nếu uống nước chanh mát thanh nhiệt dễ bị thoát dương nặng thêm, bệnh trầm trọng hơn.

Người hư nhược, già yếu xuất huyết nhiều nơi "do khí hư không cố nhíp được huyết". Phép trị chủ yếu bổ khí nhiếp huyết cũng không nên dùng nước chanh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Theo chân bác sĩ cấp cứu ca F0 nguy kịch tại nhà, cấp tốc chuyển về bệnh viện dã chiến


Lương y Nguyễn Minh Phúc

Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Vũng Tàu

5 tác hại không ngờ khi uống quá nhiều nước chanh

Với những người mắc COVID-19, một nửa trong số họ là có sốt, ho, mệt mỏi; 1/3 không có triệu chứng nặng, một phần còn lại là các bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm và bệnh nền, do đó dễ bị biến chứng...

Nếu bạn biết cách phòng bệnh và biết cách hỗ trợ điều trị sẽ giúp giảm nhiều các triệu chứng của bệnh. Các bệnh nhân F0 đều cần phải bù nước, gia tăng uống nước giúp đào thải virus, độc tố.

Chanh - vị thuốc thanh nhiệt, thanh phế trừ đàm, có vị chua tính mát, giải độc, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa. Quy kinh phế vị can. Nước chanh có tác dụng thanh nhiệt trị chứng sốt, chứng viêm cho bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân là F0 hay háo, khát, nhu cầu nước cao.

Chanh có chứa rutin C vừa có tác dụng bền thành mạch máu, vừa làm giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân mắc bệnh nền. Nước chanh có chứa đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi, lợi tiểu, giúp tăng sự đào thải độc tố cho cơ thể.

Quả chanh - Vị thuốc thanh nhiệt tốt cho F0.

2. Nước chanh dễ uống, dễ sử dụng, thông dụng

Chanh có tác dụng tiêu đờm, nhầy, giảm ho là triệu chứng mà các F0 thường mắc phải. Chanh làm cho đờm loãng ra, dễ khạc, làm giảm mạnh các triệu chứng khó thở của bệnh nhân.

Khi uống đủ nước trong cơ thể sẽ chuyển hóa tốt, giảm tạo ra các acid lactic, là loại acid đầu độc cơ gây đau mỏi người. Do đó uống nước chanh đường giúp cơ thể giảm sản sinh ra acid lactic. Khi lao động nặng những người phu, thợ hồ, lao động nặng đều được pha cho một âu nước chanh đường to là vậy.

Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng, và việc uống nước chanh đường dễ sử dụng, lợi ích kép nên chúng ta cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân F0 có bệnh lý nền đái tháo đường cần thận trọng nên hạn chế lượng đường cho thêm vào nước chanh.

Ngoài ra, có thể ăn dưa hấu, uống nước dừa, nước mía đều tốt, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện và thuận tiện cho việc sử dụng. Hơn nữa nếu một gia đình có một người mắc F0 dễ chăm sóc nhưng nếu cả nhà bị F0 đều bị cách ly thì việc đó sẽ khó thực hiện hơn do vậy nước chanh đường là giải pháp tốt.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chung sống với F0: Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?


Cử nhân Đặng Thị Thu Hiền

Điều dưỡng trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc. Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

Trái cam, quýt, chanh

Ai cũng biết rằng loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám.

Nước cam, quýt, chanh có chứa nhiều axit, không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid [ibuprofen, diclofenac...], trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.

Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin... vì các kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ. Ảnh hưởng của các loại trái cây này với thuốc dextromethorphan có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn chúng khi đang sử dụng dextromethorphan.

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali [spironolacton, triamteren, amilorid...]. Bởi nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Nước nho ép

Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm [nistatin, fluconazole...].

Nước ép táo

Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin là fexofenadine để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Các loại nước quả trên ức chế peptide [là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau] vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng fexofenadine khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn chứa natri montelukast.

Nước ép quả bưởi

Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp. Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép [tacrolimus, ciclosporine...]: Khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.

Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.

Các rau củ giàu vitamin K

Không nên ăn các loại rau củ giàu vitamin K như bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp,... khi đang uống các thuốc chống đông  [phenylindadion, clophenindion, coumetarol...]. Các thức ăn này sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì nguy cơ tạo huyết khối tăng [tạo cục máu đông trong lòng mạch].

Lời khuyên cho người dùng thuốc

Để tăng hiệu quả dùng thuốc, mọi người cần lưu ý: Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên [viên nén hoặc viên nang] từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng chữa bệnh. Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng [còn gọi nước suối] để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như canxi, natri... có thể tương kỵ gây hại thuốc.
Các loại nước không nên dùng với thuốc: sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

Theo DS Nguyễn Thanh Hoài

Báo Sức khoẻ & Đời sống

Video liên quan

Chủ Đề