Thơ văn trào phúng là gì

Ý nghĩa của từ trào phúng là gì:

trào phúng nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 6 ý nghĩa của từ trào phúng. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa trào phúng mình


1

31

  7

Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức thơ làm nổi bật mâu thuẫn.
Dùng lời hay câu văn mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm
Nghệ thuật trào phúng luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng - đối tượng trào phúng thường là cái xấu, cái vô dụng, không có giá trị của con người hay văn học. Tiếng cười trào phúng vì thế luôn là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù

Ẩn danh - Ngày 01 tháng 12 năm 2015


2

27

  14

trào phúng

Dừng lời hay câu văn mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm. | : ''Văn '''trào phúng'''.''


3

17

  12

trào phúng

Dừng lời hay câu văn mỉa mai, chua chát để chế giễu những thói rởm : Văn trào phúng.. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "trào phúng". Những từ có chứa "trào [..]


4

18

  15

trào phúng

có tác dụng gây cười để châm biếm, phê phán thơ trào phúng giọng điệu trào phúng Đồng nghĩa: trào lộng

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Khái niệm văn học trào phúng

Văn học trào phúng trong bước đường đầu tiên của nó chủ yếu hiện diện

ở hai cung bậc trào phúng là hài hước và châm biếm. Tất nhiên sự biểu hiện các cung bậc này không phải bao giờ cũng rõ ràng, xác định như vậy. Trong

Từ điển Văn học [bộ mới], các soạn giả định nghĩa khái niệm văn học trào phúng như sau:

Một loại hình đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài, với các cung bậc của tiếng cười: hài hước [còn gọi là u mua] – có mức độ phê phán nhẹ nhàng, dí dỏm, chủ yếu để gây cười trên cơ sở vạch ra sự mất cân đối, hài hoà giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng…; châm biếm – dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán. Châm biếm khác cái hài hước ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn. Nó phủ nhận cái chung, cái căn bản, còn hài hước phủ nhận cái cá biệt, thứ yếu; đả kích – đây là tiếng cười phủ

định triệt để, quyết liệt, thể hiện thái độ đối lập của nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động... [18, tr.1962 – 1963]

Căn cứ định nghĩa trên, để hiểu được khái niệm trào phúng, chúng ta cần phải nắm bắt khái niệm nhỏ hơn, bổ sung cho nội hàm của khái niệm văn

học trào phúng, đó là cái hài.

Về bản chất, cái hài chính là một hiện tượng thẩm mĩ mang tính khách quan và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó vạch trần những cái xấu đội lốt cái đẹp thông qua những tác động, triển khai làm rõ những mâu thuẫn giữa bên ngoài và bên trong, nội dung và hình thức bằng một lý tưởng thẩm mỹ cụ thể. Chúng tôi thống nhất với quan điểm nghiên cứu của Lê Văn Dương về quan niệm cái hài, cái trào phúng. Trong Mĩ học đại cương, tác giả đã nhận định:

Mâu thuẫn giữa cái đẹp với cái xấu, cái cao thượng với cái nhỏ nhen, cái trọng đại với cái vô nghĩa, hình thức với nội dung, hiện tượng với bản chất, mục đích với phương tiện, nguyên nhân với kết quả… Đó là những loại mâu thuẫn như Tsernưshevski đã khái quát: “là sự trống rỗng và vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự. [12, tr.121 – 122]

Trong gia đình nghệ thuật, cái hài hiện diện khắp nơi với nhiều cung bậc và sắc thái đa dạng khác nhau và tăng dần đều như dí dỏm, hài hước, châm biếm, mỉa mai, đả kích. Điều này một lần nữa đã được Lê Ngọc Trà,

Huỳnh Như Phương khẳng định trong Giáo trình Mĩ học đại cương, các tác

giả cho rằng:

Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, nghệ thuật đã làm cho cái hài phong phú hơn rất nhiều. Loại hình nghệ thuật nào cũng có thể loại hài, chẳng hạn thơ trào phúng, truyện tiếu lâm trong văn học, hài kịch trong sân khấu, tranh châm biếm đả kích trong hội hoạ, phim hài trong

điện ảnh… [50, tr.60]

Như vậy, khái niệm văn học trào phúng là một thuật ngữ có nội hàm khá rộng, bao trùm các lĩnh vực văn học của tiếng cười với nhiều sắc thái, nhiều thể loại khác nhau. Trong giới hạn của những phạm vi tư liệu được khảo sát, khái niệm văn học trào phúng được hiểu như sau: văn học trào phúng hiểu một cách giản dị là loại hình văn học dùng ngôn từ bóng gió để châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trái với lương tri, đạo đức xã hội. Văn học trào phúng nói chung và văn học Nôm phúng nói riêng được hiểu theo nghĩa tương đối rộng nên có thể chia thành nhiều loại, trong đó có 3 loại chính: loại chế giễu, cười nhạo; loại mỉa mai châm biếm; loại phê phán, đả kích.

Ngoài ba loại kể trên, chúng ta còn có thể nhận thấy một bộ phận tác phẩm do các tác giả sáng tác theo kiểu tự trào, vui là chính, không châm biếm, chế giễu ai. Nếu có châm biếm thì cũng tự châm biếm mình. Ta thường gặp loại văn học này trong hình thức là các tác phẩm tự cười, tự phúng thích chính bản thân mình. Loại này cũng được xếp vào văn học trào phúng. Việc phân chia văn học trào phúng làm nhiều loại cũng chỉ là cách chia tương đối không thể cố định, rạch ròi. Bởi vì trong khôi hài, cười cợt có châm biếm, chế giễu; trong châm biếm, chế giễu có phê phán, đả kích; trong phê phán, đả kích có khôi hài, cười cợt. Với phạm vi khảo sát cụ thể, chúng tôi nhận thấy

văn học trào phúng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học cổ điển Việt Nam. Bộ phận văn học này có thể được trải dài qua các thể loại văn học, các tác gia văn chương đã sử dụng tiếng cười như một biện pháp nghệ thuật để xây dựng hình tượng với mục đích châm biếm, đả kích các đối tượng cụ thể trong xã hội nửa thực dân phong kiến cuối thế kỉ XIX.

Chủ Đề