Thép momen sàn là gì

Thép mũ sàn thuộc thép sàn có chức năng bảo vệ tốt cho mặt sàn. Đây là thành phần quan trọng không thể thiếu của một khung thép cố định ngôi nhà. Bài viết dưới đây sẽ phân tích loại thép này.

Thép mũ sàn thuộc thép sàn có chức năng bảo vệ tốt cho mặt sàn. Đây là thành phần quan trọng không thể thiếu của một khung thép cố định ngôi nhà. Bài viết dưới đây sẽ phân tích loại thép này.

Thép mũ sàn là gì?

Đây là loại thép đảm nhiệm chức năng tạo nên lớp bê tông bảo vệ thép chụp sàn. Đồng thời quan trọng hơn nó cũng giúp tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép sàn bố trí. Bao gồm lớp thép momen dương và lớp thép momen âm. Đặc biệt nếu bạn khảo nghiệm thực tế các công trình xây dựng đang bố trí thép sàn thì sẽ thấy thép mũ.

Trong đó với mặt sàn 2 phương thì sẽ được bố trí thép mũ 2 phương. Bao gồm cả phương cạnh dài và phương cạnh ngắn. Riêng sàn kết cấu 1 phương thường sẽ chỉ được thiết kế bố trí thép 1 phương. Khi tìm hiểu về thép mũ sàn thì một thông tin rất quan trọng bạn không thể không nắm rõ là chiều dài của thép. Đơn giản bởi vì mỗi một loại thép được bố trí trên mặt sàn khi đổ bê tông luôn có yêu cầu riêng. Tất cả phải đạt chuẩn. Và “chuẩn” ở đây bao gồm như là: Chiều dài thép mũ sử dụng tính toán chuẩn.

Tìm hiểu về thép mũ sàn

 

Cách bố trí thép mũ chuẩn với kết cấu thép sàn:Thép mũ sử dụng phải chuẩn về chất lượng Chỉ khi thép mũ bố trí cho sàn đạt 3 chuẩn yêu cầu trên thì mới đảm bảo chất lượng công trình. Nói là thế nhưng trong thực tế vẫn có những công trình bố trí thiếu thép mũ. Và lý do được đưa ra là ngày xưa ông bà không đổ bê tông nhà được mấy cây thép mà cần có thép mũ. Tuy nhiên bạn nên nhớ lý luận ở trên trong thực tế không phải không có nghĩa.

Bởi vì đó là luận điểm được đúc rút từ kinh nghiệm. Song điều quan trọng ở đây là ngày xưa đa phần công trình đều tải trọng nhỏ. Phần lớn thép sàn được bố trí chỉ là nhà dân dụng, cấp 4 thông thường. Do đó trọng lực chịu của sàn không cần lớn và thép ít vẫn có thể không mang đến nhiều rủi ro. Nhưng nếu với công trình tải trọng lớn như khách sạn, nhà cao tầng thì yêu cầu thép mũ phải chuẩn. Nếu đội thiết kế thi công phạm sai lầm thì chất lượng công trình sẽ bị đe dao. Và phổ biến nhất là tình trạng nứt sàn, võng sàn.

Chiều dài của thép mũ sàn

Bạn phải tính chiều dài của thép mũ sàn vì nó ảnh hưởng tới những vấn đề sau đây.

Về chi phí: Mọi vật liệu sử dụng cho công trình đều ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, vì vậy việc tính toán để chuẩn bị đầy đủ đầy đủ [tránh thừa lãng phí] là điều rất cần thiết. Đặc biệt, việc tính toán chính xác chiều dài thép mũ sàn còn phục vụ cho công tác báo cáo giữa nhà thầu với chủ công trình, làm căn cứ để thanh toán cho sau này.

Về chất lượng: Thép mũ sàn là một phần của kết cấu thép sàn, vì vậy nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sàn bê tông. Nếu tính toán sai chiều dài thép mũ thì toàn bộ công trình đều bị ảnh hưởng, bởi vì sàn là bộ phận ảnh hưởng đến độ bền và khả năng chịu tải của công trình. Chiều dài đạt tiêu chuẩn; Bố trí chuẩn với kết cấu thép sàn; Chuẩn về chất lượng. Đối với các công trình đơn giản như nhà cấp 4, nhà dân dụng thì các yêu cầu về chiều dài của thép mũ sàn không quá khắt khe.

Chiều dài của thép mũ sàn

 

Tuy nhiên, đối với các công trình có trọng tải lớn như nhà cao tầng [ ví dụ: nhà ống 5 tầng, nhà ống 6 tầng, nhà ống 7 tầng,... ] và khách sạn thì bắt buộc phải tính toán chiều dài thép mũ sàn thật chuẩn. Nếu tính toán sai thì chất lượng công trình sẽ bị đe dọa, trong đó phổ biến nhất là tình trạng nứt sàn hoặc võng sàn. Công thức tính toán độ dài của thép mũ sàn Tùy vào mặt sàn là 1 phương hay 2 phương mà thép mũ sẽ được bố trí tương ứng cho phù hợp. Theo đó, nếu là mặt sàn 2 phương thì sẽ bố trí thép mũ 2 phương và nếu mặt sàn 1 phương thì sẽ thiết kế bố trí thép mũ 1 phương. Tuy nhiên, dù là sàn 2 phương hay 1 phương thì chiều dài của thép mũ cũng sẽ được tính dựa vào cạnh ngắn. Công thức để tính độ dài của thép mũ sàn cụ thể như sau: a = l1/4

Những lưu ý khi tính chiều dài thép mũ sàn

Trên thực tế không có một con số nào chuẩn để nói về độ dài của thép mũ sàn. Vì vậy nếu muốn áp dụng cho công trình của mình thì bạn sẽ phải tự tính toán dựa trên công thức nói trên. Tuyệt đối không sử dụng chiều dài của thép mũ sàn công trình này áp dụng cho công trình khác, vì chắc chắn đó là con số không chính xác.

Độ dài thép mũ sàn có khá nhiều cách tính toán khác nhau trên thực tế, đó là điều hiển nhiên vì trong xây dựng tính thực tế khá được coi trọng. Do vậy có thể xảy ra trường hợp con số trên thực tế khác với con số được tính toán từ trước [trong bản vẽ]. Đối với những trường hợp này thì nên nhờ người có kinh nghiệm xử lý. Không nên quá cứng nhắc trong việc áp dụng nhưng cũng không được xem thường công thức tính toán này.

Bố trí thép mũ sàn

Bố trí thép sàn đúng nguyên tắc sẽ làm tăng khả năng chịu lực của sàn. Cùng một tiết diện thép, cùng khoảng cách đan thép. Nhưng bố trí thép không tối ưu sẽ làm giảm khả năng làm việc của sàn. Vì vậy, để sàn làm việc tốt nhất chúng ta nên bố trí thép theo nguyên tắc sau:

Thanh thép sàn chịu lực chính được bố trí với chiều cao làm việc tối đa [tối đa h0]. Chiều cao làm việc h0 của sàn là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm của thanh thép chịu kéo. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép sàn tối ưu là 15mm và không nhỏ hơn tiết diện thanh thép [D thép].

Cách bố trí thép mũ sàn

 

Thép sàn phải được neo vào dầm đúng tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên đủ chiều dài neo 30D, thép có vằn lớp dưới neo 20D thép. Sàn làm việc 2 phương hay sàn kê 4 cạnh có hệ số l2/l1 ≤ 2, tức là chiều dài của ô sàn không lớn hơn 2 lần chiều rộng của ô sàn đó [ô sàn là diện tích sàn được đỡ bao quanh bởi các thanh dầm].

Cách bố trí thép sàn 2 phương: Thép sàn lớp dưới: thanh thép theo phương ngắn được đặt trước, thanh thép phương dài đặt lên trên và đan thành một vỉ bằng dây kẽm [gọi là 1 lớp thép sàn]. Thép sàn lớp trên: thép phương dài sẽ được rải trước, thanh thép theo phương ngắn được đặt lên trên và đan thành lớp thép trên.

Bố trí thép sàn 1 phương

Sàn làm việc 1 phương khi có hệ số l2/l1 > 2, thép cho sàn 1 phương đặt theo nguyên tắc sau: Thép sàn lớp dưới sàn 1 phương: thanh thép ngắn sẽ được ưu tiên đặt trước, thép dài đặt sau và bố trí theo cấu tạo. Thép sàn 1 phương lớp trên: Thanh thép dài đặt trước và thanh thép ngắn đặt trên. Lưu ý: cách đặt thép sàn mà chúng tôi hướng dẫn tuân theo trình tự thi công tại công trường.

Thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 lớp phù hợp với những loại sàn đơn giản kê 2 cạnh, những tấm sàn đơn lẻ đặt trên nền đất. Hoặc sàn có sơ đồ tính theo hệ công xôn [console]. Lúc này sàn có đường nội lực theo một hướng nhất định. Vì vậy, chúng ta có thể bố trí thép 1 lớp cho nhưng loại bản sàn sau đây: Sàn tấm đan đơn giản cho bể phốt, hố gas, nắp hầm chứa…trong nhà. Cần bố trí thép lớp dưới chịu momen dương. Sàn ô văng, mái che trên đầu cửa kê 1 cạnh vào tường hoặc liên kêt ngàm với lanh tô. Lúc này ta nên đặt thép sàn lớp trên cho momen âm.

Bố trí thép sàn 2 lớp

Hầu như đa số các ô sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép toàn khối nhà dân dụng và công nghiệp hiện nay đều cần thiết kế thép 2 lớp cho sàn. Vì nội lực trong các ô sàn liên tục và phức tạp hơn, sàn có 2 lớp thép sẽ đảm bảo chịu lực cho cả momen âm và momen dương xuất hiện trong tấm sàn. Bố trí thép sàn 2 lớp thông thường có hai cách: Bố trí 2 lớp thép chạy liên tục – Mỗi lớp thép được bố trí ưu tiên cho thanh thép chịu lực chính. Thanh thép theo phương ngắn đặt dưới cho lớp dưới và đặt lên trên cho lớp thép trên.

Bố trí thép lớp trên bằng thép mũ – Cách bố trí này sẽ tiết kiệm được khối lượng thép sàn lớp trên. Nhưng cần thi công với mức độ kỹ lưỡng cao hơn, vì lớp mũ này rất dễ bị bẹp xuống sàn.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về thép mũ sàn. Bạn hãy đọc kỹ để trang bị kiến thức đúng trong quá trình thi công xây dựng nhé!

Chủ Đề