Tìm trong thơ ca 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Ví dụ về nói giảm nói tránh và tác dụng

Tìm hiểu về nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là gì? Việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh sẽ giúp biểu đạt vấn đề một cách tế nhị, giúp câu văn trở nên lịch sự hơn. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm nói tránh như thế nào? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số kiến thức về nói giảm nói tránh cũng như ví dụ về nói giảm nói tránh và tác dụng để bạn đọc hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này.

1. Nói giảm nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là một cách sử dụng từ ngữ nhằm giảm nhẹ sự đau buồn, nặng nề, sự thô tục trong cách diễn đạt, tạo nên sự lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng trong cách diễn đạt, cách nói và cách viết.

Thông qua định nghĩa, chúng ta có thể thấy được nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, xong là một biện pháp tu từ không thể thiếu dễ cách diễn đạt được nhuần nhụy, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào. Để hiểu thêm về tác dụng của nói giảm nói tránh, mời các bạn xem một số ví dụ bên dưới.

3. Ví dụ về nói giảm nói tránh

Một bác sĩ đi ra từ phòng cấp cứu, nói với chúng tôi: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”

[“Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân]

Em dạo này không được tập trung trong học tập lắm đâu đấy. Cần xem lại em nhé!

[“Không được tập trung’’ tương đương với “lười”, “chểnh mảng”. Đây là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị, giúp cho lời khuyên, lời góp ý xuất hiện phía sau trở nên dễ tiếp thu hơn với người nghe]

Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B.

[“Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh]

Đứa bé sơ sinh áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, cảm nhận những hơi ấm đầu tiên của tình mẫu tử.

[Từ “bầu sữa’’ là cách diễn đạt tránh sự thô tục, thiếu lịch sự]

Đây là trường học đặc biệt cho các em khiếm thính.

[Từ “khiếm thính” là từ ngữ nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng cho từ “điếc”]

Mẹ đi bước nữa, em ở với bà nội từ bé.

[“Đi bước nữa’’ là cách diễn đạt nhẹ nhàng, nói giảm nói tránh của “lấy chồng mới”, “tái giá’’]

Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, tôi chịu cảnh thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc từ bé

[“Không còn ở với nhau’’ là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”]

Tớ đi vệ sinh mấy phút, cậu đứng ở cổng trường đợi tớ nhé!

[“Đi vệ sinh”là cách nói giảm nói tránh lịch sự, tránh thô tục]

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Nói giảm nói tránh là gì? Cho ví dụ

Hướng dẫn học sinh lớp 8 tìm hiểu bài học về nói giảm nói tránh, cách sử dụng biện pháp này và đặt ví dụ minh họa về cách nói giảm nói tránh, các em hãy xem bên dưới để hiểu hơn về bài học ngày hôm nay.

Tìm hiểu về nói giảm nói tránh

Khái niệm

Theo một số định nghĩa được sách giáo khoa biên soạn chính xác nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.

Biện pháp này dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày của con người. Đồng thời nói giảm nói tránh còn được dùng trong thơ ca, văn chương.

Cách sử dụng

Khi giao tiếp, thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng của tính chất sự vật, sự việc người nói dùng những từ đồng nghĩa làm giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa.

Hoặc có thể dùng phủ định đi các từ tích cực. Ví dụ bên dưới sẽ giúp học sinh hiểu hơn cách dùng chính xác.

Ví dụ nói giảm nói tránh

– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng. Sử dụng nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.

=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.

– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng:Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ

=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.

– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránhphủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.

–Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng:Cậu thanh niên kia khiếm thị.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránhgiảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

–Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng:Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.

=>Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trênthể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác.

–Ông ấy bị bệnh nặng sắp chết. Thay thế bằng:Ông ấy bị bệnh nặng sắp mất.

=>Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiệnsự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.

Xem thêm >>>NÓI GIẢM NÓI TRÁNH LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÀY

So sánh nói giảm nói tránh và nói quá

So sánh ở đây chính là việc nêu lên các điểm giống và khác nhau của 2 biện pháp tu từ này.

– Giống nhau:

+ Cả nói quá và nói giảm nói tránh đều cách nói khôngchính xác sự việc xảy ra.

+ Đều là các biện pháp tu từ sử dụng nhiều trong văn chương, thơ ca hoặc giao tiếp mỗi ngày.

– Khác nhau

Dựa vào khái niệm để hiểu rõ bản chất của 2 biện pháp này.

+ Nói quá:nhằm phóng đại, khoa trương sự việc. Điều này giúp tạo ra sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề với người đọc, người nghe.

+Nói giảm nói tránh: tránh đi thẳng vào vấn đề, biểu đạt sự việc tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự phù hợp với người đọc, người nghe hơn.

=> Có thể kết luận nói giảm nói tránh hoàn toàn trái ngược với nói quá, hai biện pháp tu từ thường gặp trong tiếng Việt.

Vận dụng

Nói giảm nói tránh nên vận dụng thật linh hoạt trong các tình huống giao tiếp.Nói giảm nói tránh giúp thể hiên sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng với người khác. Đồng thời thể hiện bạn là con người có giáo dục, văn hóa, biết cách ứng xử.Tuy nhiên tùy theo thời điểm mà chúng ta cần phải nói thẳng, nói thật nhất là các sự việc xấu, giúp tố giác cái xấu hoặc giúp họ thay đổi. Như vậy tùy theo trường hợp trong cuộc sống mà áp dụng nói giảm nói tránh thật phù hợp.

Bài tập

Bài tậpnói giảm nói tránh.

Hãy đặt 5 câu và vận dụng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập.

1. Cậu học môn toán quá tệ.

=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Toán.

2. Chiếc xe này xấu quá

=> Cách nói giảm nói tránh: Chiếc xe này không được đẹp.

3. Ông già đã chết hôm qua.

=> Cách nói giảm nói tránh: Ông già mới qua đời ngày hôm qua.

4. Chữ cậu xấu lắm

=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu luyện chữ thường xuyên cho đẹp hơn.

5. Anh bộ đội chết khi đang làm nhiệm vụ.

=> Cách nói giảm nói tránh: Anh bộ đội hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Vừa rồi là các ví dụ về cách dùng nói giảm nói tránh sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và các tác phẩm văn học như thơ, văn xuôi. Bài học này chắc chắn sẽ hữu ích với các em lớp 8. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn.

Mọi thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới để các bạn cùng trao đổi kiến thức nhằm giúp việc học tiến bộ hơn.

Thuật Ngữ -
  • Tính từ và cụm tính từ là gì? Đặt câu ví dụ

  • Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán

  • Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ

  • Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến

  • Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu

  • Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ

  • Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ

  • 23/09/2022 |   0 Trả lời

  • 23/09/2022 |   0 Trả lời

  • Tìm ý cho đoạn văn kể lại buổi tựu trường đầu tiên của bản thân

    23/09/2022 |   0 Trả lời

  • 25/09/2022 |   0 Trả lời

  • Giúp em làm bài tập này với ạ.

    25/09/2022 |   0 Trả lời

  • Giúp em làm bài tập này với ạ.

    25/09/2022 |   0 Trả lời

  • đối với văn bản tôi đi học của thanh tịnh em đã nhận được gì từ gia đình và nhà trươnngf

    25/09/2022 |   0 Trả lời

  • Câu1 miêu tả cảm xuc của bé hồng khi nói chuyện  với người cô và mẹ

    Câu 2 nêu ý nghĩa nội dung

    29/09/2022 |   0 Trả lời

  • Em hãy viết bài văn nói về chuyến ghé thăm vào TP Đà Nẵng trong hè vừa qua [tự sự]

    30/09/2022 |   0 Trả lời

  • Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phát cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
    Mọi ngừi giúp em với ạ...

    01/10/2022 |   1 Trả lời

  • Tại sao tác giả Nam Cao lại để "Lão Hạc" ăn bã chó chết chú không phải dùng cách khác 

    06/10/2022 |   0 Trả lời

  • a, có nhiều người có bệnh dùng chữ Hán những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được ví dụ 3 tháng không gọi là ba tháng mà gọi là tam cá nguyệt xem xét không gọi là xem xét mà nói là quan sát b, cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cai nói chuyện bằng lá .cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả .cây khoai cây Dong nói bằng củ bằng rễ. bao nhiêu từ cây bấy nhiêu tiếng nói c,anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. uể oải chống tay xuống phản Anh vừa Rên vừa ngẩng đầu lên run rẩy cất bát cháo Anh mới kề đến miệng Cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào d,cây tre là hình ảnh Thân thuộc của đất nước Việt Nam Đi tới bất cứ nơi đâu khắp mọi miền đất nước ta cũng gặp tre bóng tre chùm lên âu yếm làng Bản xóm thôn. Tre rợp mát những con đường trên chỗ bóng xuống dòng sông quê. Ôi che không thể tách rời về quê hương đất nước Việt Nam e, nhiệm vụ quan trọng của người học sinh là học tập học tập để có hiểu biết có tri thức có tri thức ta mới có thể xây dựng gia đình quê hương đất nước

    09/10/2022 |   0 Trả lời

  • Làm nhanh giúp mình với ạ

    13/10/2022 |   0 Trả lời

  • Phân tích phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng qua Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ 

    13/10/2022 |   0 Trả lời

  • 14/10/2022 |   0 Trả lời

  • nêu suy nghĩ về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8

    16/10/2022 |   0 Trả lời

  • 16/10/2022 |   0 Trả lời

  • Viết đoạn văn [5-7cầu] triển khai câu chủ đề: “Đôn Ki hồ tế là một người có lý tưởng cao đẹp nhưng đầu óc lại hoang tưởng, hảo huyền"

    17/10/2022 |   0 Trả lời

  • "Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi,con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên"?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Hành động thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi?Cô có phải là con người tàn nhẫn không?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Câu nói của Giôn-xi":Chị Xiu thân yêu ơi,1 ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ vịnh Na-plơ"báo hiệu thay đổi nào của cô?

    19/10/2022 |   0 Trả lời

  • 19/10/2022 |   0 Trả lời

  • Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích: “Trong lòng mẹ”. So sánh hình ảnh nhân vật Hồng ở cảnh đối thoại với người cô và cảnh gặp mẹ.
    Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” [Trích “Trong lòng mẹ”]

    21/10/2022 |   0 Trả lời

  • Viết ĐOẠN VĂN khoảng 10-12 câu làm rõ nhận định: Lão Hạc là người cha yêu thương con sâu sắc. Viết đoạn văn theo mô hình DIỄN DỊCH, trong đoạn văn có sử dụng THÁN TỪ và PHÉP NỐI [gạch chân và chú thích]

    24/10/2022 |   0 Trả lời

  • Trong đoạn trích sáng hôm sau … đến niềm vui đầu năm [ cô bé bán diêm] hãy tìm một câu trường từ vựng , em có tình cảm gì với cô bé

    26/10/2022 |   1 Trả lời

Video liên quan

Chủ Đề