Tại sao học sinh phải học tiếng anh

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này - đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Vẫn có thể đặt dấu hỏi về mức độ chính xác của khảo sát này vì chỉ dựa vào bài kiểm tra miễn phí làm trên mạng, tức những người tham gia là tự nguyện có thể tiếng Anh đang yếu nên mới tìm cách học thêm. Điểm số khảo sát vì thế không đại diện cho năng lực tiếng Anh của người Việt nói chung và khó lòng có thể so sánh với điểm số của nước khác. 

Thế nhưng khi so sánh với chính mình, không thể phủ nhận xu hướng năng lực tiếng Anh, ít nhất là của người Việt tham gia khảo sát của EF, “ngày càng giảm sút” để đi tìm nguyên nhân và giải pháp.

Các dữ kiện khác cũng cho thấy so với các môn học khác, kết quả học môn tiếng Anh của học sinh Việt Nam là kém. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trong khi điểm trung bình các môn văn và toán của thí sinh là 6,6, điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ ở mức 4,5 - là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5; đến 63,1% thí sinh đạt điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm - một mức rất thấp so với các môn thi khác. Phổ điểm môn tiếng Anh lệch sang trái, tức số thí sinh có điểm dưới mức trung bình năm nào cũng cao, đã kéo dài trong mấy năm nay.

Trong khi đó, mức độ đầu tư của toàn xã hội và từng gia đình, từng vị phụ huynh cho con em học tiếng Anh là rất cao, cao hơn hẳn các môn khác. Chưa từng có môn học nào có sự phân biệt đối xử với học sinh như môn tiếng Anh: đóng thêm tiền thì được vào học chương trình nâng cao, tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường. Đóng thêm tiền thì được học với giáo viên người nước ngoài, học sách của nước ngoài. 

Đó là chưa kể nhiều phụ huynh cho con em đi học thêm tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, với mức học phí cao gấp mấy lần các môn khác. Có người nói nửa đùa nửa thật: biết đâu nếu để việc học tiếng Anh bình thường như các môn khác, có khi kết quả lại khả quan hơn!

 

 Xếp hạng EF khu vực châu Á

Phải nói thẳng với nhau việc dạy và học tiếng Anh không có hiệu quả trước hết bởi năng lực các thầy cô môn này đa phần là còn yếu. 

Một lần nữa, đây không phải là nhận định của người viết mà là kết quả khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại nhiều địa phương: Cách đây mấy năm báo chí đã đưa tin địa phương nào cũng vậy, vài trăm giáo viên tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người; trên bình diện toàn quốc, tỉ lệ đạt chuẩn chỉ vào khoảng 2 - 3%. Giáo viên được đào tạo theo kiểu cũ, chú trọng nhiều đến ngữ pháp, dịch; nay khảo sát cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn châu Âu thì tỉ lệ đạt thấp không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng nguy hiểm nhất là giáo viên tiếng Anh dạy ở bậc tiểu học lấy từ nhiều nguồn khác nhau, phát âm không chuẩn, dạy các em đọc sai ngay từ đầu, sau này rất khó sửa.

Do yếu về năng lực giao tiếp, việc giảng dạy trở nên máy móc, chủ yếu dạy về ngôn ngữ tiếng Anh chứ hoàn toàn không xem nó là một phương tiện giao tiếp. Đối với hầu hết giáo viên, với mỗi bài học trọng tâm là dạy cách dùng thì, khi dạy câu bị động, khi thì dạy cách sử dụng giới từ cho đúng. 

Với họ, dạy cho học sinh làm đúng bài tập, bài thi là ưu tiên số một nên giờ học thành giờ dạy các mánh lới làm bài thi. Họ không hề xem bài đọc là một nội dung cần đọc để hiểu rồi thảo luận, trao đổi, hỏi đáp về nội dung đó.

Học sinh cũng vậy: lúc ở lớp nhỏ, các em còn hăm hở sử dụng vài ba câu tiếng Anh mới học để đối đáp với bố mẹ ở nhà, qua lớp lớn là hết, rất ít em nhớ rằng những câu tiếng Anh vừa học là để nói với người nước ngoài nhằm mục đích giao tiếp. 

Với bài đọc tiếng Anh, phản ứng đầu tiên của nhiều em là cố dịch ra tiếng Việt để xem bài nói chuyện gì, rồi chăm chăm chú ý đến các phần thường hỏi trong bài thi đọc hiểu. Không mấy em nhận ra những điều hấp dẫn, bổ ích, mới lạ mà bài đọc cung cấp cho các em, hay cách viết, cách diễn đạt, cách dùng từ thú vị, độc đáo... trong văn bản. 

Bản chất của việc học ngoại ngữ là luyện tập, cứ luyện đều như múa quyền để khi cần bật ra đánh trúng; chứ học ngoại ngữ mà nghiền ngẫm để làm bài tập như toán, như hóa thì làm sao không yếu dần cho được.

Để thay đổi, không thể một sớm một chiều đào tạo lại giáo viên, cần phải dựa vào công nghệ. Có thể tổ chức các lớp tập huấn để đào tạo giáo viên cách sử dụng các ứng dụng phục vụ việc dạy như từ điển có phát âm, phần mềm đọc to văn bản, thậm chí cả Google Translate để thầy cô tham khảo xem máy dịch như thế nào. 

Từ đó, trên lớp các thầy cô không cần trực tiếp dạy học sinh nữa mà để các em luyện tập với nhau, mẫu sẽ là máy đọc theo giọng của người bản ngữ. Chỉ đến khi nào, ví dụ với một học sinh lớp 3 bắt đầu học tiếng Anh, suốt một học kỳ không viết chữ tiếng Anh nào vào vở nhưng thuộc nhiều bài hát, thuộc nhiều mẩu đối thoại để đóng kịch với bạn hay kể được các mẩu chuyện ngắn trước lớp - lúc đó mới xem giáo viên đã thành công.

Lớp lớn cũng vậy, thầy cô không cần chăm chú dạy ngữ pháp, ra bài tập cho học sinh luyện để lấy điểm cao. Hãy để học sinh tự do tải về điện thoại các tự điển tiếng Anh có cả phát âm, tải chương trình dịch tự động, tải cả chương trình máy đối đáp với người như Google Assistant hay Siri. Cứ để học sinh quét bài đọc rồi nhờ Google Translate ngay từ đầu để các em thỏa mãn sự tò mò về nội dung bài. 

Thậm chí khi Google Translate dịch ngây ngô, điều đó cũng là một cách học: giúp các em đừng quá tin vào máy dịch mà xem đó như bước khởi đầu tương tự như khi dùng bách khoa trực tuyến Wikipedia. 

Sau đó tổ chức để các em lên nói về bài đọc, trình bày lại, các em khác đặt câu hỏi để tranh luận, cãi nhau về nội dung vừa học. Nói chung, không cần dạy gì nhiều ngoài việc cho học sinh gần như học thuộc lòng bài đọc để ai hỏi gì là có thể trả lời nhanh gọn, chính xác.

Để làm được điều này, cần giảm tải chương trình, cắt ngắn bài học, đơn giản hóa chương trình. Lớp nhỏ dạy đi dạy lại những câu giao tiếp bình thường trong cuộc sống, giúp các em nói trôi chảy nằm lòng; sao cho ít nhất khi vào trung học cơ sở các em có chừng vài trăm câu đã thông thạo để khi cần là đem ra sử dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. 

Lớp lớn bài đọc đơn giản hơn bây giờ nhưng mang tính thời sự hơn, chẳng hạn nói về những thay đổi trong cuộc sống ở thế kỷ 21. Làm sao để bản thân nội dung là mới, là hấp dẫn, gây tò mò ở học sinh, như cuộc tranh luận về mạng 5G có gây hại cho sức khỏe hay không. Học sinh có tò mò thì mới có động lực tìm hiểu bài đọc, tìm mọi cách để hiểu nội dung và nhớ nội dung để trình bày lại. 

Chừng nào động lực học tiếng Anh là vì điểm số chứ không phải vì muốn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, chừng đó khó lòng cải thiện thứ bậc xếp hạng Việt Nam so với các nước khác.

Ngày xưa người ta thường gọi tiếng Anh là sinh ngữ, một phần do nó liên tục biến đổi, liên tục tiếp nhận cái mới, nghĩa mới, cách dùng mới. Cách dạy, cách học bấy lâu nay xem nó như một tử ngữ kiểu ngày xưa người ta học tiếng Latin, bởi thế nên rất nhiều học sinh và kể cả giáo viên đã không thể nào hiểu được những khái niệm mới xuất hiện trong chừng 10 - 15 năm trở lại đây. 

Muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam, cần xem nó là sinh ngữ, tức nhìn nhận đấy chính là cầu nối giao tiếp, để học những nội dung mà nó chuyển tải, cách nó chuyển tải, bắt chước chuyển tải được như nó. Đừng xem bản thân tiếng Anh là đối tượng cần học mà chính là một công cụ ngôn ngữ để học những điều khác, để khi học sinh khi tranh luận, đối đáp, nếu các em có sai ngữ pháp cũng là bình thường. 

Sử dụng tiếng Anh tự nhiên, thường xuyên như một công cụ, tự các em sẽ hoàn chỉnh năng lực ngoại ngữ của mình bằng cách bắt chước người bản ngữ y như khi các em học tiếng mẹ đẻ vậy. ■

Theo thống kê giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2018 số trung tâm ngoại ngữ, tin học [bao gồm các loại hình trung tâm Anh ngữ, trung tâm tiếng Nhật và trung tâm ngoại ngữ - tin học] được cấp phép là 3.974, tăng 34,24% so với năm 2017. T5 Research - một công ty khảo sát thị trường của Việt Nam - dự báo năm 2020, con số này lên đến 5.533 trung tâm trên toàn quốc.

Ngoại ngữ là chìa khóa hội nhập giao lưu quốc tế kết nối với thế giới bên ngoài mở mang tầm hiểu biết. Học ngoại ngữ đã và đang trở thành một xu hướng của bất kì một người trẻ nào. Đơn giản vì nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác.

Nếu như khoảng chục năm trước đây, học ngoại ngữ chỉ được thấy trong các lớp học chính khóa tại các trường trung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên người Việt Nam, cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế. Thì giờ đây, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự đổi mới về phương pháp giảng dậy trong nhà trường cũng như việc ra đời hàng loạt các trung tâm đào tạo ngoại ngữ dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bản xứ đã giúp cho việc tiếp cận với ngôn ngữ mới nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Tại sao phải học ít nhất một ngoại ngữ?

Trong thế giới hiện đại bạn ít nhất phải nói được ít nhất một ngoại ngữ. Trong thế kỷ 21, đa ngôn ngữ đang trở thành một tiêu chuẩn chung. Vậy bạn ở đâu trong thế giới đang thay đổi này? Bạn có thấy mình là một công dân trong dân số năng động hay mắc kẹt trên một hòn đảo đơn lẻ? Câu hỏi thật sự nên là: Tại sao không học thêm một ngôn ngữ khác?

“Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác. Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích.

Kinh tế trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng chính là lúc mà những người biết ngoại ngữ trở thành những người được trọng dụng. Các công ty quốc tế khi đến Việt Nam họ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự người Việt nhưng không chỉ giỏi chuyên môn mà phải biết sử dụng ngoại ngữ của họ. Người Nhật luôn muốn nhân viên có thể giao tiếp được những từ tiếng Nhật căn bản nên bạn sẽ bất ngờ khi thấy tại các nhà máy của Nhật, họ dán những hướng dẫn học tiếng Nhật ở khắp mọi nơi, thậm chí ngay cả trong Toilet.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức cũng là những quốc gia có nhiều công ty lớn đầu tư tại Việt Nam, chính sách về nhân sự, tiền lương và cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở đối với những ứng viên biết sử dụng ngôn ngữ của họ.

Học ngoại ngữ giúp mở ra cơ hội việc làm và kiếm tiền

Internet đang phổ cập đến mọi vùng miền của Tổ quốc, với một thiết bị có khả năng kết nối internet bạn sẽ tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của thế giới nhưng phần lớn trong số đó lại được viết bằng tiếng Anh. Tài liệu hướng dẫn, tạp chí khoa học…đều dễ dàng có thể truy cập. Công việc của bạn đơn giản chỉ là làm sao phải hiểu được chúng mà thôi. Không có cách nào hiệu quả hơn là bạn đầu tư thời gian học ngoại ngữ mỗi ngày.

Cuộc sống là kết nối, bạn sẽ luôn luôn phải giao tiếp với tất cả mọi người và gần như sẽ có không dưới một vài lần bạn được tiếp cận với những người nước ngoài. Bạn sẽ làm gì? Ngại ngùng quay đi hay nhờ bạn bè phiên dịch cho mới có thể nói chuyện được với họ. Nếu đó là những người đến từ những quốc gia có ngôn ngữ riêng biệt thì nó là vấn đề bình thường nhưng nếu như bạn nằm trong một nhóm và lại chỉ có mình mình không thể giao tiếp một cách tự nhiên thì thực sự lúc đó bạn sẽ cảm thấy mình phải thay đổi – PHẢI HỌC.

Học ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống

Bạn sẽ rất kinh ngạc nếu biết rằng có đến hơn một nửa các doanh nghiệp Nhật Bản gặp trở ngại lớn trong việc tuyển dụng nhân viên là người Việt có ngoại ngữ tốt đối với tiếng Nhật. Hơn thế nữa, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản rất cần những bạn thành thạo tiếng Nhật để trở thành nhân viên chính thức của họ. Bạn biết không, cụ thể là ngành IT, chỉ cần bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và bạn giỏi tiếng Nhật thì mức lương của bạn đã ở mức 500 – 600 USD/ tháng. Thật là một khởi đầu trong sự nghiệp quá thuận lợi phải không?

Xu hướng học tiếng Nhật hiện nay

Tiếng Nhật ngày nay đã trở nên thời thượng, nhiều người theo học, nhưng cách đây vài năm thì vẫn thuộc hàng “hiếm” vì số người thông thạo không nhiều. Vì thế những sinh viên học tiếng Nhật được săn đón với mức lương và điều kiện làm việc hấp dẫn từ khi còn chưa tốt nghiệp.

Có nhiều lý do để chúng ta học tiếng Nhật: có người học để đi làm tại các công ty của Nhật, có người học để đi du học Nhật Bản, số khác học để qua Nhật Bản làm việc, rồi học vì yêu thích văn hóa và ngôn ngữ tiếng Nhật … Việc học tiếng Nhật sẽ giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm sau này, thế nhưng không phải bất kỳ người nào cũng theo đuổi được thứ tiếng này đến cùng. Hiện nay có rất nhiều sinh viên lựa chọn tiếng Nhật là ngôn ngữ tiếp theo sau tiếng Anh vì nhận thấy rằng Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam. Việc học tiếng Nhật sẽ giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm sau này, thế nhưng không phải bất kỳ người nào cũng theo đuổi được thứ tiếng này đến cùng.

Học tiếng Hàn để làm gì là câu hỏi thường được đặt ra hiện nay. Tùy theo từng mục đích sử dụng tiếng Hàn mà mỗi bạn sẽ có những cách khác nhau để tiếp cận loại ngôn ngữ này.

Xu hướng học tiếng Hàn quốc hiện nay

* Theo đam mê, sở thích đến đất nước Hàn quốc

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự du nhập của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã có sự ảnh hưởng và tạo nên những trào lưu mới trong giới trẻ. Học tiếng Hàn chính là một trong số những trào lưu đó. Ngày nay, việc học tiếng Hàn đã không có xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt nó lại càng được phổ biến và trở thành xu hướng của thế hệ trẻ. Bởi đây là những đối tượng được tiếp nhận và ảnh hưởng lớn bởi ngành công nghiệp giải trí, thời trang, ẩm thực,.. của Hàn Quốc. Đa số những bạn trẻ này tìm đến xu hướng học tiếng Hàn vì sở thích và đam mê tìm hiểu văn hóa của đất nước này.

* Làm việc trong các công ty, tập đoàn Hàn Quốc

Ở Việt Nam hiện nay thì tình trạng thất nghiệp đang là một vấn đề nan giải khi nhiều sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp không thể tìm kiếm một công việc phù hợp, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được những ứng viên phù hợp. Chính sự du nhập và giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tập đoàn Hàn Quốc lựa chọn Việt Nam là nơi để đầu tư và phát triển. Nhu cầu nguồn lao động biết tiếng Hàn ngày càng tăng, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Từ đó, xu hướng học tiếng Hàn của các bạn trẻ hiện nay không chỉ dừng lại ở sự yêu thích, đam mê tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc mà còn mang đến cho các bạn những cơ hội việc làm tiềm năng tại các doanh nghiệp và tập đoàn Hàn Quốc

Tiếng Trung là ngôn ngữ có số lượng người sử dụng nhiều nhất thế giới với hơn 1 tỷ người. Các nhà kinh tế dự báo trong các thập kỷ tới, châu Á – đứng đầu là Trung Quốc sẽ trở thành đầu tàu mới của kinh tế thế giới. Tiếng Trung sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa. Vậy nên, lựa chọn học tiếng Trung chính là xu hướng cũng là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của bạn.

Tiếng Trung là ngôn ngữ có số lượng người sử dụng nhiều nhất thế giới

* Thuận lợi cho công việc

Lựa chọn ngôn ngữ của cường quốc kinh tế – Trung Quốc là một bước đi thông minh. Lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn. Khi tuyển người, thì ngoài yêu cầu chung về nghiệp vụ, thì có ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung luôn được ưu tiên. Biết tiếng Trung giúp bạn nâng cao vị thế cạnh tranh trong số các ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm.

* Dễ học, thuận tiện thực hành 

Việc học tốt một ngôn ngữ đòi hỏi bạn phải dành thật nhiều công sức cho việc tập luyện. Vì vậy, học một ngôn ngữ gần với tiếng mẹ đẻ sẽ mất ít thời gian hơn để tìm hiểu. Người Việt lại có ưu thế hơn do có “chạm va” ít nhiều với các từ Hán Việt nên việc tiếp thu sẽ dễ dàng hơn.

* Sức hút văn hóa 

Văn hóa có lẽ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để bạn quyết định có học ngoại ngữ nào đó hay không. Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Nền văn hóa của Trung Quốc rất đáng để khám phá và trải nghiệm. Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với Trung Quốc từ ẩm thực đến cách tư duy và sinh hoạt cộng đồng nên việc học tập và tìm hiểu văn hóa Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác.

Nếu cách đây một vài năm về trước thì khái nhiệm học tiếng Đức giao tiếp còn khá mới mẻ đối với mọi người thì trong những năm trở lại đây, với sự vươn mình mạnh mẽ của kinh tế Đức nói chung và cả nước Đức nói riêng thì tiếng Đức đã đang dần trở thành một ngoại ngữ được đa số mọi người tại nước ta cũng như trên thế giới biết đến. Chính vì thế, với mong muốn tìn được một môi trường giáo dục phát triển tiên tiến và hiện đại thì việc đến Đức đang được xem như là miền đất hứa, là điểm đến du học được ước mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam và trên toàn thế giới

Sức nặng của tiếng Đức hiện nay

Với sự phổ biển của mình, tiếng Đức đang là ngôn ngữ bản địa của nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Đức sử dụng tại các nước như Đức, Áo,… Nó còn là ngôn ngữ chính của đa số người dân ở Bỉ, Hà Lan, Bắc Ý, đông Bỉ, Pháp,… và rất nhiều khu vực khác ở châu Âu. Tiếng Đức còn là ngôn ngữ đa dạng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, tiếng Đức được đánh giá là một trong các thứ ngôn ngữ quan trọng trên thế giới. Tiếng Đức cùng với tiếng Anh và tiếng Pháp được sử dụng như là ngôn ngữ giao dịch quan trọng nhất tại châu Âu.

Cộng hòa Liên bang Đức vẫn luôn là một trong những cường quốc của thế giới và vì thế tiếng Đức vẫn luôn là một ngôn ngữ có vị thế riêng. Trong những năm vừa qua, với sự già đi của dân số và khan hiếm nguồn nhân lực đã khiến chính phủ Đức phải tìm kiếm những nguồn nhân lực mới ở những quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia… Tiếng Đức trở thành chìa khóa mở ra tương lai với những cơ hội phát triển và ổn định tại quốc gia này.

Tại Việt Nam, hiện nay học sinh cũng được quyền lựa chọn tiếng Đức là môn ngoại ngữ để thi tốt nghiệp cấp 3. Bên cạnh đó, nhờ các chính sách cởi mở về đào tạo và định cư cho người nước ngoài của CHLB Đức, những lợi thế ưu việt về chất lượng đào tạo cũng như tối ưu về tài chính của chương trình đào tạo tại Đức, nhu cầu học tiếng Đức và du học Đức tại Việt Nam đang ngày càng cao hơn bao giờ hết.

Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hay cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.

Dù học tiếng Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, tiếng Đức hay bất cứ thứ tiếng nào khác bạn cũng phải kiên trì, quyết tâm. Mỗi ngày vừa học cái mới lại vừa ôn luyện cái cũ, tích lũy từng chút. Thế nên, nếu bạn đơn giản chỉ thích thú nửa vời với các ngôn ngữ này thì sẽ khó mà học thành tài. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích, đam mê và thực sự hứng thú với ngôn ngữ nào thì sẽ có động lực để kiên trì học tập. Từ đó việc tiếp thu cũng sẽ nhanh hơn.

Có thể thấy việc sử dụng thành thạo được ngoại ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho tương lai của chính mình.

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã và đang tuyển sinh, đào tạo các ngôn ngữ tiếng Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Đức. Lựa chọn ngôn ngữ nào để học cũng đều là sự lựa chọn đúng đắn, cần thiết cho hành trang tương lai của chính bạn. Tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, các bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về ngôn ngữ giúp các bạn có tương lai vững chắc hơn trong thế giới ngày càng phát triển hiện nay.

          Chúc các bạn chinh phục thành công ngoại ngữ mà mình đã chọn lựa!

ST: Đức minh.

Video liên quan

Chủ Đề