Thế nào là người giỏi

Trên thế giới có 3 kiểu người giỏi nhất, họ là những người biết giữ vững “3 điều”.

Thứ nhất, người biết giữ miệng, dù trong tình huống nào cũng đều biết chừng mực, tu khẩu.

Thứ hai, người biết giữ sự lương thiện, luôn kiên trì và giữ vững tấm lòng lương thiện và đơn thuần, không vì sự tồn tại của những điều xấu mà hủy hoại sự tốt đẹp của mình.

Thứ ba, người biết giữ đạo đức, đối nhân xử thế độ lượng, có tấm lòng nhân ái, dùng cái đức và thiện để đáp trả lại cái oán và ác.

Ba kiểu người này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm được thì rất khó.

[Ảnh: ShutterStock]

Trong một lần nhà văn nổi tiếng Hoa Kỳ Mark Twain đến một thành phố nhỏ, trước khi đi có người nói với ông rằng muỗi ở đó rất “khủng khiếp”. Sau khi đến, khi ông đang nhận phòng tại khách sạn thì có một con muỗi bay lượn vo ve ngay trước mặt ông khiến người nhân viên khách sạn hết sức bối rối.

Mark Twain lại hoàn toàn không để tâm gì cả và nói: “Muỗi của nơi này thông minh hơn nhiều so với trong lời đồn, chúng lại còn xem trước số phòng của tôi nữa để đêm đến ghé thăm và ăn một bữa no nê”. Câu nói này khiến người nhân viên không khỏi bật cười lớn.

Kết quả là đêm hôm đó đại văn hào Mark Twain đã ngủ rất ngon.

Thì ra là chỉ với một câu nói hài hước nhẹ nhàng đó của Mark Twain mà tối ngày hôm ấy tất cả nhân viên của khách sạn tập trung lại để đuổi muỗi, tránh để nhà văn này bị muỗi đốt.

Biết nói năng cẩn thận, quan tâm đến cảm nhận của người khác thì đó mới là người thực sự tài giỏi. Họa hay phúc có thể từ miệng mà ra. “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.

  • Nói năng cẩn trọng thể hiện nhân phẩm của một người

Người xưa có câu: “Nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ ngộ quốc”, nghĩa là một lời nói cũng có thể làm quốc gia trở nên hưng thịnh hoặc lụn bại.

“Cuộc đời trong miệng bạn chính là cuộc đời của chính bạn, nói năng cẩn trọng sẽ thay đổi số mệnh.”

[Ảnh: ShutterStock]

Có 2 câu chuyện như sau.

Một lần Tuân Cự Bách vượt đường xa đến thăm một người bạn bị bệnh thì đúng lúc gặp cảnh nơi đó bị giặc tấn công. Người bạn này khuyên ông hãy đi đi: “Tôi sắp chết rồi, ông hãy rời khỏi nơi này thì hơn.”

Quân thành thất bại, kẻ địch tràn vào thành, chúng ngạc nhiên khi thấy Tuân Cự Bách vẫn còn ở đó, bèn hỏi: “Khi đại quân của chúng tôi vào thành, mọi người đều chạy cả rồi, ông là ai mà vẫn còn dám một mình ở lại đây?”

Ông đáp: “Bạn tôi bị bệnh, tôi không nỡ bỏ ông ấy lại một mình, nếu các người nhất quyết muốn giết ông ấy thì tôi đồng ý dùng mạng của mình để đổi.”

Quân địch nghe xong thì cảm thấy hết sức kinh ngạc, tâm phục khẩu phục nghĩa khí của Tuân Cự Bách, và bảo toàn tính mạng cho cả 2 người.

Vào thời nhà Hán, có một người tên là Triệu Hiếu, anh này có một người em trai tên là Triệu Lễ. Một năm nọ, mùa vụ thất thu, ai nấy đều bị đói, có một đám cướp chiếm lấy núi Nghi Thu, chúng bắt Triệu Lễ đi và muốn ăn thịt. Triệu Hiếu vội chạy đến chỗ bọn cướp, khẩn cầu chúng: “Triệu Lễ là người có bệnh, hơn nữa còn rất gầy yếu, không ngon đâu. Tôi rất mập mạp, tôi tình nguyện thay cho em trai mình để các ông ăn thịt, xin các ông hãy thả em trai tôi.”

Bọn cướp còn chưa mở miệng nói thì người em trai sống chết cũng không chịu và nói rằng: “Tôi bị bắt nghĩa là phải chết, đây cũng là số mệnh của tôi, đại ca tôi có có tội gì chứ.”

Hai anh em ôm chầm lấy nhau khóc lớn. Bọp cướp cũng bị họ làm cho cảm động nên thả cả hai anh em ra.

Sự việc này truyền đến tai nhà vua, ngài ra lệnh phong cả hai anh em làm quan.

Hai câu chuyện này đều cho thấy tầm quan trọng của việc giữ vững sự lương thiện, người tốt sẽ được đền đáp.

Người xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, đây chính là điều đã được đúc kết được từ sự cảm ngộ và nghiên cứu về con người.

Giữ vững tấm lòng lương thiện là một sự lựa chọn và cũng là một phẩm chất đạo đức. Sự thiện lương của bạn sẽ luôn giúp bạn có được sự đền đáp mà bạn không ngờ đến.

Cũng giống như Tuân Cự Bách hay hai anh em Triệu Lễ, cuối cùng họ đã tự cứu được mình khi gặp nguy nan nhờ sự lương thiện, coi trọng đạo nghĩa. Họ không ngại làm điều tốt, không chỉ giúp được người khác, mà còn giữ lại được phúc cho bản thân.

Tác giả người Pháp Victor Hugo từng nói: “Sự lương thiện là viên trân châu quý hiếm trong lịch sử, người lương thiện còn hơn cả người vĩ đại.”

Đại văn hào Shakespeare thì có câu: “Lòng lương thiện chính là vàng ròng.”

[Ảnh: ShutterStock]

  • Chỉ người có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Vào năm 17 tuổi, Lý Gia Thành [tỷ phú giàu nhất Hồng Kông hiện nay] từng là nhân viên kinh doanh giỏi nhất tại một xưởng ngũ kim. Nhưng ông sau đó đã đến một công ty sản xuất đồ nhựa để phát triển.

Khi sắp đi, ông tìm đến ông chủ và nghiêm túc nói:

“Ngành ngũ kim đang đối mặt với nguy cơ rất lớn, các chế phẩm nhựa sẽ sớm thay thế gỗ và kim loại, ông cần phải nhanh chóng chuyển sang ngành nghề có tương lai tốt hơn hoặc điều chỉnh loại sản phẩm, hãy cố gắng tránh xung đột với mặt hàng đồ nhựa.”

Có người hỏi ông rằng sắp đi rồi vì sao phải nhắc nhở ông chủ cũ như vậy.

Lý Gia Thành cho hay: “Con người sống ở đời phải biết nghĩ cho người khác, không được bàng quan khi họ gặp khó khăn, nhận ra vấn đề mà không nói ra thì trong lòng tôi sẽ bứt rứt không yên.”

“Biết giữ đạo làm người, tỉnh táo khi đối nhân xử thế”, đây là nguyên tắc cuộc đời của ông Lý Gia Thành.

[Ảnh: ShutterStock]

Trong xã hội ngày nay, chúng ta thường cảm thấy nhân tình thế thái lạnh nhạt, thường xuyên thấy cảnh người này lợi dụng người kia, chỉ biết chiếm lợi riêng cho mình, bán rẻ lương tâm, coi thường nhân quả. Thật ra đây đều là vì thời đại đổi thay, chuẩn mực đạo đức của con người trượt dốc, có rất nhiều người không còn giữ vững đạo nghĩa nữa.

Người nhân hậu, phúc đức bao dung vạn vật, đạo nghĩa là nền tảng lập mệnh của một con người.

Trong đối nhân xử thế, trong tâm luôn có đạo, biết nghĩ cho người khác thì đường đời mới rộng rãi vững vàng.

Thanh Tâm

Xem thêm:

Vì sao người giỏi làm gì cũng giỏi? Bởi họ sở hữu tư duy "quái kiệt" này

Tư duy phê phán là một loại tư duy lý tính và khách quan, là một cách đặt câu hỏi, đánh giá, đồng thời phán đoán đúng sai ý kiến và suy nghĩ của người khác. Kiểu tư duy này có thể giúp ta tránh được sai lầm của "tin tưởng mù quáng" và "tự cao tự đại".

Tôi có một người bạn vô cùng giỏi giang, là kiểu người làm gì thành công nấy. Khi còn trẻ thì là tiến sỹ nổi tiếng của trường, đi làm 3 năm đã được thăng chức lên làm tổng giám đốc, đến tuổi trung niên lại tự mình thành lập được công ty có giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Không chỉ trong sự nghiệp mà trong cuộc sống, cậu ta cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều người.

Ví dụ một câu chuyện trong cuộc sống của cậu ấy.

Cậu ấy mắc một căn bệnh nhỏ, cũng không vấn đề gì to tát lắm, nhưng rất khó chữa khỏi. Vài năm trước, căn bệnh này gần như cứ sau hai tháng lại lặp lại, uống thuốc tác dụng cũng rất chậm.

Cậu ấy ngồi suy ngẫm lại và cảm thấy rằng vấn đề ở chỗ cậu đang quá phụ thuộc vào bác sĩ, bác sĩ một ngày khám nhiều bệnh nhân như vậy, sẽ không dành nhiều thời gian để quan sát và suy nghĩ cẩn thận hơn về căn bệnh của mình.

Vậy là cậu ấy thay vì cứ tiếp tục phương pháp điều trị thụ động đó, cậu ấy quyết định chủ động hơn trong điều trị căn bệnh của mình.

Đầu tiên, nếu trước kia cậu ấy chỉ đến đúng một bệnh viện để khám thì sau đó cậu ấy đã đi đến một vài bệnh viện khác nhau, lắng nghe chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ khác nhau, thử các loại thuốc khác nhau. Sau đó, cậu phát hiện ra rằng một trong những đơn thuốc có hiệu quả chữa bệnh rất rõ ràng.

Tiếp đó, cậu ấy cũng nghiên cứu rất nhiều phương pháp để ngăn chặn các đợt tái phát của bệnh. Bằng cách thử nghiệm một số phương pháp phòng ngừa được đề xuất bởi một vài bác sĩ đó, cậu đã tìm được một cách có hiệu quả.

Thông qua những nỗ lực của mình, căn bệnh nhỏ của cậu ấy về cơ bản đã được khống chế, nếu lúc trước 1 năm bệnh tái phát 5,6 lần thì hiện tại thỉnh thoảng bệnh mới xuất hiện lại.

Vì sao cậu ấy lại thành công được như vậy? Nó có liên quan rất nhiều tới "tư duy phê phán" mà cậu ấy bồi dưỡng suốt từ những năm tháng học đại học.

Có hai kiểu người dễ dàng phạm sai lầm nhất, đó là:

Những người tin lời người khác một cách mù quáng

Đặc điểm của một người như vậy là rất dễ tin tưởng vào người khác, sẽ không bao giờ nghi ngờ, luôn làm theo và không thể suy nghĩ độc lập.

Kiểu thứ hai là người tự cao tự đại

Những người như vậy có xu hướng ngược lại với kiểu người thứ nhất, họ sẽ không lắng nghe bất cứ quan điểm hay ý kiến của ai, hoặc là bởi quá tham lam, chỉ nhìn lợi ích mà không thấy được nguy cơ tiềm ẩn, cũng không thèm đi tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng các rủi ro từ đó rất dễ rơi vào "bẫy".

Còn "tư duy mang tính phê phán" lại có thể khiến chúng ta trở nên trưởng thành và giảm thiểu tối đa sai lầm.

Tư duy phê phán là một loại tư duy lý tính và khách quan, là một cách đặt câu hỏi, đánh giá, đồng thời phán đoán đúng sai ý kiến ​​và suy nghĩ của người khác. Kiểu tư duy này có thể giúp ta tránh được sai lầm của "tin tưởng mù quáng" và "tự cao tự đại".

Bản chất của tư duy phê phán là suy ngẫm lại về người khác và về chính bản thân mình, đó là một kiểu suy nghĩ độc lập.

4 nguyên tắc hình thành cho mình "tư duy phê phán"

1. Cởi mở và học hỏi

Những người có tư duy phê phán không phải là những người bảo thủ, mà là những người cầu tiến, hiếu học, giàu trí tưởng tượng, sẵn sàng chủ động và tích cực học hỏi những điều mới mẻ.

2. Không mù quáng

Nhiều người dễ mù quáng tin tưởng vào uy quyền và đại chúng, có xu hướng gắn liền với xu hướng, gió chiều nào che chiều ấy, dễ tự cao, mù quáng trước định kiến ​​và tham lam, dễ bị lừa dối.

3. Chất vấn và bao dung

Đối với ý kiến và quan điểm của người khác, luôn phải duy trì cho mình phản ứng đầu tiên đó là bao dung, không nói họ không đúng mà thay vào đó đặt câu hỏi ngược lại, "luận điểm hỗ trợ cho quan điểm và thông tin này là gì?", "Luận điểm đó có hợp lý hay không?", mục tiêu cuối cùng là để làm rõ lời của họ có đúng hay không, có thực tế hay không.

Có thể đưa ra những câu hỏi sau để kích hoạt tư duy của bản thân:

Quan điểm và kết luận mà họ đưa ra là gì?

Họ đang đứng trên lập trường của ai để nói? Mục tiêu cuối cùng là gì?

Các kênh tư liệu dẫn chứng của họ là gì? Những tư liệu đó có đáng tin hay không?

4. Đánh giá và xác minh đa chiều

Khi muốn hiểu một quan điểm hay một tri thức mới, đừng chỉ giới hạn từ góc độ của một kênh tư liệu nào đó. Năng thu thập, đứng từ góc độ, lập trường và thái độ khác nhau để xem xét và đánh giá vấn đề, có vậy mới có thể loại bỏ được sự nhiễu loạn từ các thông tin phiến diện bên ngoài, đồng thời cuối cùng thu thập được cho mình những tri thức chính xác nhất.

Jianglong

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: tư duy, suy ngẫm, tư duy cởi mở

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề