Tác giả phong cách hồ chí minh là ai

Game - Giải trí

Tổ chức một bữa tối lãng mạn tại các nhà hàng sang trọng, cùng nhau xem một bộ phim,… chắc…

Giáo dục

I. Dàn ý Suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người…

Giáo dục

2 Bài văn mẫu viết cảm nhận về Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời 1.…

Giáo dục

Đề bài: Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…

Giáo dục

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Nghị luận xã hội về lòng biết ơn   I.…

Giáo dục

Đề bài: Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc…

Giáo dục

Các em sẽ được học bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ trong tuần…

Giáo dục

Đề bài: Kể về người bà của em Kể về người bà của em Kể về người bà của em…

Giáo dục

Đề bài: Kể về công việc hằng ngày của một người thân của em Kể về công việc hằng ngày…

Giáo dục

I. Dàn ý Suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay 1. Mở bài Giới…

Xin chào các em! Một năm học mới lại bắt đầu, Soạn Văn chúc các em học tập thật tốt để đạt được kết quả cao trong năm học này nhé! Và hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản đầu tiên trong chương trình Ngữ văn 9  mang tên: Phong cách Hồ Chí Minh. Các em cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Lê Anh Trà.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị  của tác giả Lê Anh Trà.

* Tóm tắt:

Trong văn bản, nói về phong cách của Hồ Chí Minh, tác giả đã đưa ra luận điểm then  chốt: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, cùng với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như sự giản dị, lối sống thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

* Bố cục: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có thể được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “rất mới, rất hiện đại” : Chủ tịch  Hồ Chí Minh tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Đoạn 2: tiếp => “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” : Vẻ đẹp trong phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Đoạn 3: còn lại : Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu và rộng, được thể hiện ở:

  • Người nói thành thạo được nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Hoa, Nga,…
  • Đã tiếp xúc và am hiểu văn hóa của các dân tộc trên thế giới, từ Đông sang Tây.

* Người có được vốn tri thức như vậy là do:

  • Tính ham học hỏi, đi đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu
  • Bác đã đặt chân đến nhiều quốc gia, làm nhiều nghề và có dịp tiếp xúc với văn hóa nhiều nơi
  • Tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, dám phê phán những cái tiêu cực và khen ngợi những cái tích cực.

=> Có thể nói, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn được một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất hiện đại, đó chỉ có thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2:

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện:

  • Nơi sinh sống và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh một chiếc ao, nhà sàn thì chỉ có vài phòng nhỏ, đồ đạc thì mộc mạc, đơn sơ.
  • Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ và đôi dép lốp cao su
  • Ăn uống đạm bạc: cà muối, cháo hoa, cá kho, rau luộc,…

Câu 3:

Có thể nói, lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao là do: mặc dù Người sống rất giản dị nhưng:

  • Đó không phải là lối sống khắc khổ của một con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là lối sống giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
  • Không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời
  • Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại
  • Cách sống của Bác giống như một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng mang lại sự thanh cao cho cả tâm hồn và thể xác.

Câu 4:

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

  • Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
  • Bác không ngừng học tập, tiếp thu có chọn lọc những tri thức của nhân loại
  • Mặc dù là một người đứng đầu cả nước nhưng lại có một cuộc sống hết sức giản dị và thanh cao.

=> Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo, đặc biệt là trong phong cách sống, phong cách làm việc và tiếp thu tri thức.

  • Lê Anh Trà [1927 – 1999]
  • Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Tác phẩm

Xuất xứ

Được trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”

Chủ đề văn bản

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa hiện đại, giữa thanh cao và giản dị

Mục đích

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh để thêm kính yêu Bác và tự nguyện noi theo gương Bác

Kiểu văn bản

Văn bản nhật dụng

Phương thức biểu đạt

Nghị luận, tự sự, thuyết minh

Bố cục: 2 phần

  • Phần 1 [Từ đầu đến "nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"] Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh.
  • Phần 2 [Tiếp theo đến hết]: Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG [edit]

1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh


  • Hồ Chí Minh có vốn văn hóa rộng, phong phú nhờ tiếp xúc văn hóa nhiều vùng và các quốc gia trên Thế Giới
  • Cách tiếp xúc văn hóa:

     - Quan sát: Ghé thăm [bề ngoài]

     - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Học để nói và viết thạo các thứ tiếng [chiều sâu]

     - Qua công việc, qua lao động mà học hỏi: Trải nghiệm thực tế [sống cuộc sống của con người nơi đây]

  • Cách tiếp xúc văn hóa đặc biệt

     - Học hỏi, tìm hiểu một cách nghiêm túc, sâu sắc [đến mức khá uyên thâm]

     - Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài dựa trên quan điểm đạo đức, thẩm mỹ văn hóa dân tộc:

          +  Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động: Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán cái xấu, cái tiêu cực

            + Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế .

  • Đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:

     - Là sự kết hợp, bổ sung, sáng tạo hai nguồn văn hóa: văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc.

Vì vậy, phong cách văn hóa của người vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

     - Phong cách văn hóa làm nên nhân cách, lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất bình dị nhưng cũng rất hiện đại.

     - Không chỉ quan sát bên ngoài mà chúng ta phải giao tiếp và làm việc nghiêm túc như những công dân bình thường thì mới thực sự cảm nhận được cái đẹp của các nền văn hóa.

     - Tiếp thu những cái hay, cái đẹp sao cho phù hợp với quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ của văn hóa dân tộc. [ Hòa nhập không hòa tan]

2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh


  • Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh được xem xét trên phương diện:

     - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao" như cảnh làng quê quen thuộc; "chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...

     - Trang phục hết sức giản dị:  "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc ao trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ"; tư trang ít ỏi: "chiếc vali con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm"...

     - Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc: "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..."

Bằng phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp tự sự, cùng với nghệ thuật liệt kê, so sánh, đoạn văn bản đã khắc họa đậm nét phong cách sống giản dị, dân giã, mộc mạc mà thanh cao, đậm đà bản sắc dân tộc của Bác. Đồng thời khẳng định đây là lối sống đặc biệt, khác với tất cả nguyên thủ quốc gia trên Thế giới.

     - Lối sống của Bác không giống lối sống các bậc đế vương, những người quyền cao chức trọng, cũng không phải lối sống của bậc thánh nhân siêu phàm, không tự đề cao mình, không đặt mình lên mọi sự thông thái của đời

     - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó; đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao của các bậc hiền triết, nhà nho xưa, đó là cách di dưỡng tinh thần, hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn, thể xác.

=> Đây là một cách sống có văn hóa trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp ở sự giản dị, tự nhiên.

Đây là phong cách sống cao đẹp, mang cốt cách dân tộc, đáng trân trọng.

  • Cảm nhận về lối sống Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có lối sống thanh bạch và giản dị. Khác với tất cả những vị nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới, nếp sống của Người thanh đạm, mộc mạc, nó như cách Người cảm nhận, đồng cảm với đời sống của người dân. Thật đáng học tập.

Như vậy, qua vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, ta thấy được vẻ đẹp trí tuệ, đạo đức, tâm hồn và nhân cách của Người.

* Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh:

     - Cần hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng  không được hòa tan, cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

     - Không chỉ quan sát bên ngoài mà chúng ta phải giao tiếp và làm việc nghiêm túc như những công dân bình thường mới thực sự cảm nhận được cái đẹp của các nền văn hóa.

     - Tiếp thu những cái hay, cái đẹp sao cho phù hợp với quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ của văn hóa dân tộc.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Đan xen giữa những lời kể là những lời bình luận một cách tự nhiên.
  • Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
  • Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bận hiền triết của dân tộc.
  • Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề