Tại sao giá cả lên xuống that thường

Chiều qua (28/3), các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội giao dịch vàng miếng SJC tại 68,6 - 69,32 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán so với ngày trước đó. Chênh lệch mua bán là 720.000 đồng/lượng.

Lúc 7h sáng nay (29/3), giá vàng giao ngay trên Kitco là 1.925 USD/ounce (tương đương 53,16 triệu đồng/lượng), giảm 32 USD so với hôm qua (28/3). Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa thuế phí, vàng thế giới đang rẻ hơn trong nước 16,16 triệu đồng/lượng.

Giá vàng sụt giảm trong bối cảnh giá dầu thô giảm mạnh và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng. Cụ thể, giá dầu thô tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) chỉ còn 108 USD/thùng, trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giữ lợi suất 2,452%, mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Giới phân tích cho rằng, lợi suất trái phiếu có khả năng tăng cao hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay về vấn đề lãi suất. Vào thứ 3 tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh, Fed sẽ thực hiện mọi giải pháp để giữ giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Tại sao giá cả lên xuống that thường

Giá vàng lên xuống thất thường khiến giới đầu tư đau đầu (Ảnh: Tiến Tuấn).

Tuy nhiên, ông Nicky Shiels từ MKS PAMP lại nhận định, đường cong lợi suất đang đảo ngược cho thấy kinh tế Mỹ đang suy yếu. Theo ông, dấu hiệu có thể nhìn thấy rõ nhất là trái phiếu kỳ hạn dài hơn mang lại lợi suất thấp hơn so với trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn.

Hiện tại, có rất nhiều quan điểm xung quanh việc đường cong lợi suất đảo ngược có phải là dấu hiệu báo trước của suy thoái hay không. Nhưng trước đó, đường cong lợi suất từng đảo ngược vào năm 2019 trước khi nền kinh tế rơi vào suy thoái do dịch Covid-19. Năm 2007, đường cong lợi suất cũng đảo ngược trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ngoài ra, chiến sự ở Ukraine chưa hạ nhiệt và những lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây áp lên Nga cũng là nguyên nhân khiến lạm phát gia tăng, thị trường tài chính rung lắc.

Mới đây, Anh đã bổ sung lệnh cấm giao dịch vàng Nga vào danh sách các lệnh hạn chế của London vì chiến sự ở Ukraine. Động thái trên diễn ra sau khi có những quan ngại rằng, Nga có thể sử dụng vàng dự trữ để "lách" lệnh trừng phạt của phương Tây.

Hôm 24/3, Bộ Tài chính Mỹ cũng phát hành thông báo cấm các giao dịch vàng với Nga, nhằm vào kho dự trữ khoảng 2.300 tấn trị giá hơn 130 tỷ USD của Moscow.

Nga hiện có lượng vàng dự trữ lớn thứ 5 thế giới. Họ bắt đầu gia tăng kho vàng từ 8 năm trước kể từ khi bị phương Tây trừng phạt vì sáp nhập bán đảo Crimea.

Đáp trả hành động trên, hôm 25/3, Ngân hàng trung ương Nga (CBR) thông báo sẽ bắt đầu mua vàng trở lại từ các ngân hàng trong thời gian 28/3 - 30/6. Tuy nhiên giá mua sẽ được cố định ở mức 5.000 rúp (tương đương 52 USD/gram).

CBR cho biết, việc mua vàng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung và sản xuất vàng trong nước không bị gián đoạn. Dù 2 tuần trước đó, Ngân hàng trung ương Nga đã phải tạm dừng việc mua vàng từ các ngân hàng vì nhu cầu của người dân tăng vọt. Điều này cho thấy, người Nga đang gia tăng tích trữ kim loại quý để bảo vệ khoản tiết kiệm trước lo ngại đồng rúp trượt giá.

(Theo Dân trí) 

Tại sao giá cả lên xuống that thường

Lạm phát tăng nóng cùng sự bất định của cuộc xung đột Nga và Ukraine đang đẩy giá vàng tăng mạnh.

Trong kinh tế học, Nguồn cầu là một khái niệm cơ bản đề cập đến mong muốn mua hàng hóa, dịch vụ và sự sẵn sàng trả giá của người tiêu dùng. Nhu cầu, cùng với nguồn cung, xác định giá thực tế của hàng hóa và khối lượng hàng hóa đang thay đổi trong một thị trường.

Đường cầu là một đường biểu diễn về mối quan hệ giữa giá của hàng hóa hoặc dịch vụ và lượng cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Đường cầu sẽ di chuyển xuống từ trái sang phải, điều này thể hiện quy luật của nhu cầu: Khi giá của một hàng hóa nhất định tăng, cầu sẽ giảm (khi tất cả các yếu tố khác đều bằng nhau). Khi giá hàng hóa giảm, cầu sẽ tăng.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn Cầu

Có một số yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu trong kinh tế vi mô. Bên cạnh giá cả, nhu cầu đối với một hàng hóa tăng hoặc giảm do một số yếu tố dưới đây.

Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Thu nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.

Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc - một loại hàng hóa bình thường. Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.

Tại sao giá cả lên xuống that thường
Thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu

b. Giá hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung

Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác. Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu tăng giá của một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà. Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.

Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau. Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung.

Tại sao giá cả lên xuống that thường
Giá hàng hóa thay thế và bổ sung là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu

c. Số lượng người tiêu dùng

Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ. Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn. Sự gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể. Từ đó, số lượng người mua hàng hoá thay thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang.

d. Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, v.v. Ví dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên. Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó.

Tại sao giá cả lên xuống that thường
Thị hiếu của người tiêu dùng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu

e. Kỳ vọng của người tiêu dùng

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai. Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến ​​sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai. Nếu giá xăng dự kiến ​​sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng. Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.

Nguồn tham khảo

1.http://www.economicsdiscussion.net/essays/economics/6-important-factors-that-influence-the-demand-of-goods/926

2.http://stud.sisekaitse.ee/saar/Demand&supply/factors_affecting_demand.html

3.http://www.yourarticlelibrary.com/economics/5-major-factors-affecting-the-demand-of-a-product-micro-economics/8882