Tại sao dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng

Dân cư trên thế giới phân bổ không đều có những nơi đông dân và nơi thưa dần bởi 2 nguyên nhân chủ yếu là: tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cùng Top lời giải tìm hiểu thực trạng về sự phân bổ dân cư, sau đó cùng giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự phân bổ không đều trên.

1. Thực trạng dân cư trên thế giới phân bố không đều hiện nay

- Giữa các bán cầu: Dân cư tập trung đông đúc ở Bán cầu Bắc và bán cầu Đông.

- Giữa các lục địa: Dân cư tập trung đông đúc nhất ở lục địa Á và Âu, thưa thớt ở lục địa Úc.

- Giữa các khu vực:

+ Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á,Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.

+ Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi [trừ đồng bằng sông Nin]...

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư không đều

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội:

Ảnh hưởng nhân tố tự nhiên

+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp [vùng ôn đới và nhiệt đới], thưa thớt ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt [sa mạc, vùng cực].

+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, TrườngGiang, Hoàng Hà...

+ Địa hình, đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ởcác vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.

+ Nơi có khoáng sản tài nguyên giàu có cũng thu hút dân cư tập trung sinh sống.

Ảnh hương nhân tố kinh tế - xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu

+Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất.

VD. Cùng với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bô dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tínhchất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay Đồng bằng sông Hồng ờ Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca-na-da, Ốt-xtrây-li-a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Các dòng chuyển cư: Các đòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân hố dân cư thế giới, số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh, Ốt -xtrây - li- a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổnglồ từ châu Âu và châu Phi tới.

3. Sự phân bố dân cư Việt Nam không đều vì sao

Dân số nước ta phân bố không đều. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, đô thị lớn, ven biển. Thưa thớt ở vùng núi, cao nguyên.Do điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, địa hình khác nhau nên dân cư tập trung đông ở những nơi điều kiện sống tốt, còn lại thì dân thưa thớt nới vùng núi, cao nguyên vì đó là những nơi có điều kiện sống khó khăn.

- Giải thích:

+ Điều kiện tự nhiên: thuận lợi thì dân cư đông, khó khăn thì dân cư thưa thớt.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: nơi nào có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời, thì dân cư đông và ngược lại.

+ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng: những vùng có trình độ phát triển kinh tế cao, giàu tài nguyên, thì dân cư tập trung đông và ngược lại.

- Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy môvừa và nhỏphân bố tập chung ởvùng đồng bằng và ven biển.

- Dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, các vùng duyên hải Trung bộ vì những nơi này có nhiều thuần lợi về điều kiện sống giúp cuộc sống người dân ổn định lâu dài

+ Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực

+ Đất đai phù sa, màu mỡ

+ Giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng

+ Địa hình bằng phẳng

- Dân cư tập trung thưa thớt ở các vùng miền núi, núi cao vì ở đây rất nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt làm cho cuộc sống người dân không được đảm bảo

+ Điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn so với vùng đồng bằng.

+ Đất đai không được tốt như đòng bằng Cụ thể như đất rắn hơn nên không trồng được nhiều loại cây lương thực

+ Giao thông đi lại khó khăn, đồi dốc, quanh coNước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

* Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

Đặc điểm dân cư của nước ta:   

    A. Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển.

   B. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển.

   C. Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung đông đúc ở vùng núi.

   D. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở vùng núi.

Đặc điểm chính của khí hậu nước ta:

    A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự giống nhau giữa hai miền Nam- Bắc.

   B. Khí hậu ôn đới, có sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc.

   C. Khí hậu hàn đới gió mùa, có sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc.

   D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác nhau giữa hai miền Nam- Bắc.

Vì sao cư dân tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? Ở đây có các dân tộc nào?

Quan sát hình 3.1 [SGK trang 11], hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Đặc điểm dân cư của nước ta:   

    A. Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển.

   B. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển.

   C. Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung đông đúc ở vùng núi.

   D. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở vùng núi.

Đặc điểm chính của khí hậu nước ta:

    A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự giống nhau giữa hai miền Nam- Bắc.

   B. Khí hậu ôn đới, có sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc.

   C. Khí hậu hàn đới gió mùa, có sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc.

   D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác nhau giữa hai miền Nam- Bắc.

Tại sao dân cư nước ta tập trung nhiều ở đồng bằng và thưa thớt ở miền núi. Sự chênh lệch đó gây ra những hậu quả như thế nào? Hướng khắc phục ra sao?

Đồng bằng là nơi địa hình rộng rãi, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc cư trú và đi lại. Đồng bằng cũng là nơi có đất đai màu mỡ, diện tích rộng, nguồn nước dồi dào nên có nhiều điều kiện dễ dàng cho sản xuất, trước hết là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước.

– Ngành sản xuất lúa nước là một ngành kinh tế quan trọng từ lâu đời của nhân dân ta. Ngành này lại cần rất nhiều lao động, đặc biệt khi còn ở trình độ canh tác thủ công lạc hậu. Ngoài hoạt động nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở đồng bằng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Kề sát bờ biển, lại có nhiều cửa sông là nơi thuận lợi để phát triển nghề cá nước ngọt, lợ và mặn. Với các điều kiện trên, đồng bằng đã thu hút một bộ phận lớn dân tộc Việt quy tụ về đây sinh sống.

READ:  Mối quan hệ dân số và giáo dục

– Ngoài ra, sự gia tăng dân số khá nhanh, ở trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế có nhiều thuận lợi hơn hẳn miền núi cũng ngày càng làm cho mật độ dân số ở đồng bằng gia tăng.

Trong khi đó, miền núi lại có độ cao hơn, độ dốc nhiều, mật độ chia cắt dày đặc, diện tích để sản xuất nông nghiệp không nhiều. Khí hậu cũng có nhiều trắc trở và thiếu dịu hòa. Tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho sản xuất, cư trú và giao thông đi lại, góp phần làm hạn chế số dân ở miền núi

Sự phân bố dân cư chênh lệch như vậy gây ra nhiều khó khăn trong tiến hành phát triển đất nước. Miền núi với diện tích rộng [chiếm 4/5 lãnh thổ] là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, có nhiều khả năng lớn cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu ngày, nhưng lại thiếu nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, ở đồng bằng, diện tích đất nhỏ hẹp, mật độ dân cư quá cao để dẫn đến tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người thấp dần [hiện nay chỉ 0,1 ha/người], lao động thừa tương đối gây lãng phí sức lao động. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới hướng chuyên môn hóa của từng đơn vị lãnh thổ do sức ép của dân số gây ra. Những điều đó còn gây khó khăn trong việc nâng cao đời sống và làm cho khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng kéo dài.

Video liên quan

Chủ Đề