So sánh vắc xin astrazeneca

1. Thông tin chung về vắc xin Pfizer

Pfizer là loại vắc xin COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cùng với Tập đoàn dược phẩm Pfizer tại Mỹ. Cơ chế hoạt động của vắc xin này là sử dụng mã di truyền mRNA để kích thích các tế bào trong cơ thể tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với protein sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Chính vì vậy, khi virus SARS-CoV-2 tấn công cơ thể chúng ta, tế bào miễn dịch sẽ nhận biết được và chống lại một cách hiệu quả.

Vắc xin COVID-19 Pfizer đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép sử dụng có điều kiện

Vắc xin Pfizer đã được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. Để đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay, ngày 12/06/2021, Bộ Y Tế Việt Nam đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với loại vắc xin này. Kết quả lâm sàng đối với những người sau khi đã tiêm đầy đủ 2 mũi Pfizer khá cao, đạt tới 95%.

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là gì?

Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca [Vương quốc Anh]. Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. [1]

Dữ liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Anh [PHE] chứng minh, hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và cho thấy không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.

COVID-19 vaccine Astrazeneca là một loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ các đối tượng từ 18 tuổi trở lên chống lại COVID-19. Vắc xin giúp cho hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona [SARS-COV-2]. Đây là loại virus gây ra bệnh COVID-19, khiến một số bệnh nhân diễn tiến nặng và có thể tử vong.

Vắc xin COVID-19 của Astrazeneca chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen. Công nghệ “virus biến đổi” đã từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra vắc xin cho các bệnh lý khác.

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Đây là một con số vượt quá sự kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], khi WHO công bố hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 của vắc xin chỉ cần đạt trên 50% là đã có thể được sản xuất rộng rãi phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân.

Phân tích chính của các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III từ Anh, Brazil và Nam Phi, mới được công bố trên tờ The Lancet, xác nhận COVID-19 vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19, không có trường hợp nặng hay nhập viện xảy ra sau 22 ngày sau liều đầu tiên.

Bên cạnh hiệu lực vắc xin từ chương trình thử nghiệm lâm sàng được xác định và phê duyệt, mới đây hãng dược phẩm AstraZeneca đã đưa ra thông báo về hiệu lực của vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm tỉ lệ nhập viện do biến thể virus Delta [B1.617.2 còn được biết đến là biến thể Ấn Độ] – nhân tố chủ chốt khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại Ấn Độ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặt khác, vắc xin cũng đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao với biến thể Alpha [B.1.1.7, hay được gọi là biến thể Kent], giảm 86% số ca nhập viện và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Đối với những trường hợp có triệu chứng nhẹ, vắc xin giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 có triệu chứng là 74% với biến chủng Alpha và 64% đối với biến chủng Delta.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu lâm sàng củavắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cũng đã chứng minh được tính an toàn của loại vắc xin này, khi không ghi nhận bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Theo hãng AstraZeneca,vắc xin phòng COVID-19 của họ tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, cũng như gây ít phản ứng phụ ở người lớn tuổi.

Trước đó, báo Financial Times [London, Anh] cũng đã công bố thông tinvắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho T và lympho B và sinh kháng thể bảo vệ ở nhóm người cao tuổi. Đây là kết quả rất đáng mừng, bởi tuổi càng cao khả năng miễn dịch của con người càng thấp. Trong khi đó, người cao tuổi lại là nhóm có nguy cơ mắc và tử vong cao do COVID-19. Hiệu quả của vaccine tiếp tục củng cố bằng chứng cho tính an toàn và khả năng miễn dịch của vắc xin đối với cơ thể người. [2]

Mục lục

  1. Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là gì?
  2. Cơ chế sinh miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca
  3. Nguồn gốcvắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
  4. Liều dùng và kết quả kiểm tra lâm sàng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
  5. Hạn sử dụng của vaccine AstraZeneca
  6. Bảo quảnvắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
  7. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca
    1. 1. Trường hợp chỉ định tiêm
    2. 2. Trường hợp trì hoãn tiêm chủng
    3. 3. Chống chỉ định tiêm
  8. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc xin AstraZeneca
    1. 1. Vắc xin Astrazeneca bị đông máu sau khi tiêm?
    2. 2. Tiêm vắc xin AstraZeneca bị tiêu chảy?
  9. Vắc xin AstraZeneca giá bao nhiêu?
  10. Nên tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca ở đâu?
  11. Một số lưu ý trước và sau khi tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
  12. Những câu hỏi thường gặp về vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
    1. 1.Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca do hãng nào sản xuất?
    2. 2.Vắc xin được vận chuyển và bảo quản như thế nào?
    3. 3. Vắc xin đã được cấp phép tại Việt Nam chưa?
    4. 4. Khi nào vacxin COVID-19 của AstraZeneca sẽ có mặt tại VNVC?
    5. 5. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có an toàn hay không?
    6. 6. Tiêm không đúng lịch có sao không?
    7. 7. Thời điểm thích hợp để tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca?
    8. 8. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có bất kỳ tác dụng phụ nào hay không?
    9. 9. Có giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 sau khi tiêm hay không?
    10. 10. Sau khi tiêm, tôi có cần cách ly và giữ khoảng cách với người xung quanh hay không?
    11. 11. Giá của mỗi liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là bao nhiêu?
    12. 12. Một lọ vắc xin AstraZeneca bao nhiêu ml?
    13. 13. Một lọ vắc xin AstraZeneca tiêm được cho bao nhiêu người?
    14. 14. Vắc xin AstraZeneca 2 liều cách nhau bao lâu?
    15. 15. Tiêm vắc xin AstraZeneca sau bao lâu có kháng thể?
    16. 16. Vắc xin AstraZeneca dành cho độ tuổi nào? AstraZeneca có tiêm cho người trên 65 tuổi không?
    17. 17. Vắc xin AstraZeneca có tác dụng trong bao lâu?
    18. 18. Vắc xin AstraZeneca ngừa được chủng virus nào?
    19. 19. Vắc xin AstraZeneca và Pfizer loại nào tốt hơn?
    20. 20. Tại sao tiêm AstraZeneca mũi trước không sốt mà mũi sau lại sốt?

1. Phản ứng sau tiêm của vắc xin Pfizercó gì khác so với vắc xin AstraZeneca?

3. Công dụng phòng bệnh của vaccine Covid – 19 là gì?

Virus SARS-CoV-2 đặc biệt nguy hiểm vì có khả năng lây lan nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao. Hệ thống y tế hiện đại trên khắp thế giới đã rơi vào tình trạng quá tải, hàng triệu y bác sĩ và nhân viên y tế bị mắc bệnh đã phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ kể từ khi đại dịch Covid – 19 xuất hiện.

Đứng trước thời điểm khẩn cấp của y tế thế giới, vấn đề quan trọng được WHO đặt lên hàng đầu là thúc đẩy sản xuất vắc xin nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, vắc xin Corona xuất hiện như một sự kiện lớn mang đến niềm cho hàng triệu dân.

Vắc xin giúp nâng cao hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng, giảm số ca tử vong, chấm dứt cuộc chiến với Covid – 19, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, người dân được bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2, tái thiết cuộc sống binh thường an toàn – khỏe mạnh.

Tác dụng phụ của AstraZeneca vs. Sinovac

Tác dụng phụ của nhiều loại vắc-xin Covid-19 hiện có là tương tự nhau, với các biểu hiện chung và phổ biến nhất là đau và nhức tại chỗ tiêm.

Đối với vắc-xin CoronaVac, đau và nhức tại chỗ tiêm là tác dụng phụ phổ biến nhất, được báo cáo bởi 17 đến 21% những người đã tiêm các liều vắc-xin khác nhau.

Trong hầu hết các trường hợp, các phản ứng khá nhẹ và hết trong vòng 2 ngày. Có một trường hợp trong thử nghiệm pha 1 đối với vắc-xin thì người nhận bị dị ứng da với các đốm đỏ, nhưng đã được điều trị bằng thuốc kháng histamine, steroid và khỏi sau 3 ngày.

Các phản ứng toàn thân ảnh hưởng nhiều hơn đến vị trí tiêm bao gồm:

  • mệt mỏi
  • bệnh tiêu chảy
  • yếu cơ

Vắc xin AstraZeneca thu hút nhiều sự chú ý hơn vì tác dụng phụ của nó là làm xuất hiện cục máu đông sau khi tiêm chủng.

Việc sử dụng vắc-xin đã bị tạm dừng ở nhiều nơi trên thế giới khi các cơ quan quản lý điều tra các cục máu đông. SAu khi kết luận rằng loại tác dụng phụ rất hiếm - ảnh hưởng đến khoảng 86 người trong số 25 triệu người đã được tiêm vắc-xin, các nhà quản lý châu Âu đã cho phép AstraZeneca tiếp tục chương trình tiêm chủng của mình, nhưng một số quốc gia đã hạn chế việc sử dụng nó cho người lớn tuổi.

Các tác dụng phụ khác của vắc-xin AstraZeneca, cũng rất hiếm, bao gồm các trường hợp:

  • viêm quanh tủy sống
  • chứng tan máu, thiếu máu
  • sốt cao

Tất cả các triệu chứng này đã giải quyết mà không có vấn đề gì thêm. Các tác dụng phụ phổ biến hơn bao gồm:

  • vết tiêm đau
  • dịu dàng
  • mệt mỏi
  • đau đầu
  • đau cơ
  • ớn lạnh
  • sốt

Theo dữ liệu thử nghiệm, hầu hết các phản ứng này đều nhẹ và hết trong vòng một ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng.

>>> Mua máy tạo oxy 3 lít, máy tạo oxy 5 lítuy tín tại TPHCM

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề