Rủi ro trong tài chính là gì

Rủi ro tài chính là gì Cách quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là một dạng vấn đề thường xảy ra khi vận hành doanh nghiệp [DN]. Dạng rủi ro này có thể xảy đến do tác động bên trong hoặc bên ngoài. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp/công ty.

Chính vì vậy, việc quản trị rủi ro tài chính rất quan trọng. Nếu không khắc phục được thì DN sẽ rất dễ bị phá sản.

Nội dung

  • 1 Rủi ro tài chính là gì
    • 1.1 Khái niệm
  • 2 Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp
  • 3 Nhận diện rủi ro tài chính trong thực tế
  • 4 Quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là gì

Là người quản trị, điều hành DN hoặc một người quản lý tài chính chủ chốt, bạn cần phải hiểu rõ rủi ro tài chính là gì. Việc hiểu rõ mọi cốt lõi của vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được nguyên nhân thực sự và cách giải quyết tối ưu, hiệu quả nhất.

Khái niệm

Rủi ro tài chính còn được định nghĩa cụ thể hơn thông qua rủi ro giảm giá tài chính là rủi ro từ các quyết định liên quan đến tài chính.

  • Sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng gắn với biến động giá cả thị trường với lợi nhuận thực tế là rủi ro giảm giá thành mà các DN hay gặp phải. Điều này có nghĩa là không phải bao giờ kỳ vọng cũng giống như thực tế. Sự biến động này sẽ được người quản trị sử dụng làm thước đo. Từ đó, phân tích tình hình một cách cụ thể để giảm thiểu những rủi ro nhất định đối với việc giảm giá tài chính. Một số hình thức được sử dụng để phòng ngừa thường bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn.
  • Rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp trong các hoạt động sử dụng vốn, huy động vốn với lợi nhuận thực tế. Hiểu đơn giản hơn, mọi quyết định kinh doanh liên quan đến tài chính đều có thể xảy ra rủi ro.

Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Không chỉ nắm rõ những rủi ro tài chính cụ thể phát sinh mà người quản trị còn phải biết phân tích yếu tố này. Như vậy, việc ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro mới có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Việc phân tích sẽ bao gồm các bước như khả năng xuất hiện các loại rủi ro, đánh giá nguy cơ và mức độ ảnh hưởng mà chúng mang lại. Cuối cùng sẽ đưa ra phương tránh để ngăn ngừa, hạn chế độ nguy hại. Hoạt động phân tích rủi ro tài chính được xem là chìa khóa vàng giúp các DN vận hành hiệu quả hơn.

Thực tế, rủi ro tài chính xảy đến chưa hẳn là điều gì đó tiêu cực. Một số DN biết cách biến rủi ro thành lợi thế để nâng tầm và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng khác.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều rất e ngại những rủi ro tài chính khi chúng xảy đến. Vì thế, các hoạt động này được phân tích một cách khá cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất mức độ nguy hại. Nếu không khắc phục được khi rủi ro quá lớn thì doanh nghiệp có thể phá sản.

> Tham khảo dịch vụ soát xét báo cáo tài chính của TaxPlus

Nhận diện rủi ro tài chính trong thực tế

Nếu muốn phân tích và ngăn ngừa rủi ro tài chính hiệu quả thì mỗi người quản trị phải biết nhận diện những rủi ro tài chính thường xảy ra.

Ông bà ta có câu biết người biết ta, trăm trận trăm thắng Điều này có nghĩa, khi hiểu rõ cặn kẽ những rủi ro về mặt tài chính thì có thể xoay chuyển tình thế theo chiều hướng tích cực. Dưới đây là một số loại rủi ro tài chính thường gặp trong quá trình kinh doanh.

  • Rủi ro về mặt pháp lý: Những rủi ro này bao gồm việc che giấu lợi nhuận trong quá trình kê khai thuế hoặc báo cáo tài chính không trung thực
  • Rủi ro về mặt thanh khoản: Rủi ro này thường xảy đến với những doanh nghiệp quản lý dòng tiền kém.
  • Rủi ro tín dụng: Đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng lại chậm trễ. Điều này khiến cho ngân hàng cắt khoản vay hoặc nếu vay được thì thủ tục rất rườm rà.
  • Rủi ro do nợ xấu: Những trường hợp như bị lừa đảo, khách hàng nợ lậu, chiếm dụng vốn sẽ khiến nợ xấu phát sinh.
  • Rủi ro do đầu tư: Việc đầu tư không được xem xét kỹ dẫn đến thua lỗ cũng khiến cho rủi ro xảy đến.
  • Rủi ro về hợp đồng: Đối tác hủy ngang hợp đồng, các điều khoản không chặt chẽ dẫn đến vấn đề. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính.
  • Rủi ro về lãi suất: Khi lãi suất tăng một cách đột biến sẽ khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp điêu đứng và không kịp xoay chuyển tình thế.
  • Rủi ro về tỷ giá: Với những doanh nghiệp mua hàng theo đồng đô la hoặc vay ngoại tệ thì khi tỷ giá có biến đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Trong trường hợp ngoại tệ tăng giá thì chắc chắn sẽ gặp phải vấn đề.
  • Rủi ro về hệ thống quản lý tài chính: Đây là rủi ro có ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó lại ẩn chứa bên trong và không hiện hữu. Nếu nhà quản trị không phát hiện được điều này thì sẽ rất nguy hại cho DN.

Ngoài ra, rủi ro tài chính còn xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như hoạt định dòng tiền không hợp lý, báo cáo số liệu sai dẫn đến ra quyết định sai lầm

Quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

Rủi ro tài chính xảy đến khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đó là phá sản. Làm thế nào để việc quản trị rủi ro tài chính tốt nhất, ngăn chặn được những vấn đề tiêu cực kể trên.

Về mặt lý thuyết, DN cần phải luôn chủ động phương án để xử lý và ứng phó. Như thế, sẽ giảm được mức độ thiệt hại xuống mức thấp nhất. Tốt nhất, doanh nghiệp hãy lên kế hoạch những bước cơ bản trong quá trình xử lý rủi ro tài chính. Như vậy, khi vấn đề xảy ra sẽ kịp ứng biến.

Nhà quản trị tài chính cần phải nhận diện, phân tích các rủi ro bằng công cụ phù hợp để xác định được đâu là mối nguy quan trọng nhất. Như vậy, việc ngăn ngừa rủi ro sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất và doanh nghiệp sẽ được bảo toàn.

Lời kết

Tóm lại, quản trị rủi ro tài chính là việc vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động trọng yếu giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ có thể xảy ra xung quanh. Như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn trong tư thế chủ động và bất kỳ lúc nào cũng có thể sẵn sàng đối mặt với các rủi ro tài chính.

Hy vọng với nội dung mà TaxPlus chia sẻ sẽ giúp DN có thêm kiến thức để quản trị rủi ro tài chính cho DN mình. Nếu còn thắc mắc hãy gọi hotline: 0853 9999 77 để được TaxPlus giải đáp & tư vấn trực tiếp. Hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết. TaxPlus sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn

Nguồn: //taxplus.vn

0/5 [0 Reviews]

Đăng ký nhận tin từ TaxPlus

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Bài viết liên quan
  • Tư cách pháp nhân lợi ích & điều kiện để có tư cách pháp nhân

    Tư cách pháp nhân là gì? Lợi ích cũng như điều kiện để có tư cách pháp nhân...

  • Phân biệt giữa trách nhiệm hữu hạn & trách nhiệm vô hạn

    Phân biệt ưu & nhược điểm giữa trách nhiệm vô hạn - trách nhiệm hữu hạn của loại hình doanh nghiệp Việt...

  • Hướng dẫn các bước lập báo cáo tài chính đúng quy trình dễ hiểu

    Lập báo cáo tài chính cho DN được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Người lập phải hiểu rõ để tránh mắc...

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

đánh giá

Chọn đánh giá

Thật tuyệt, cảm ơn bạn đã đánh giá, nếu cần bổ sung điều gì hãy viết vào ô đánh giá bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe bạn.


Xem thêm đánh giá

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT



Xem thêm bình luận

Video liên quan

Chủ Đề