Review phim huyền thoại cổ tích năm 2024

Nhân một hôm mình nhận ra bản thân ngây thơ và ngáo hơn mức mình tưởng, mình muốn giới thiệu với mọi người một bộ phim có đề tài vùi dập tinh thần một tý. Cá nhân mình đánh giá trong số những phim mình đã xem thì đây là phim có nhiều cú twist và phân cảnh khó đoán nhất !!

Mình không quá mê cổ tích kiểu Cinderella hay Snow White, v.v… nhưng mà vẫn thích, vẫn xem đấy, từ hoạt hình lên phim người đóng rồi mấy dị bản (căn bản mình thích kết thúc có hậu, cuộc đời còn chưa đủ phũ sao mà còn vác lên phim ảnh nữa) !!

Tình cờ mình xem TALE OF TALES trên tivi với tựa tiếng Việt vô cùng hoành tráng HUYỀN THOẠI CỔ TÍCH!! Nghe xong tựa là kiểu “Đúng rồi, gu mình đây! Lại còn màu đẹp, rừng cây xanh mát, thành quách lâu đài thời trung cổ, đượm màu phép thuật huyền bí.” Mê liền!! Kiểu lại đang trong ngóng một cái kết nhẹ nhàng của một cô nàng đẹp gái và anh chàng điển trai, để tâm hồn mình thanh thản chìm vào giấc ngủ. Thì…

Mình không đếm nổi số lần mình trố mắt, đứng hình, tự hỏi “Gì vậy? Chắc giỡn!” Ừa, giỡn đâu, hơn 2 tiếng đồng hồ của mình trôi qua với một bộ phim gắn nhãn R mà lại tưởng là nhãn PG! Xem xong phim kiểu vẫn không thoát ra được, ám ảnh cực, đơ toàn tập, vừa như bị lừa, vừa như bị dạy dỗ!! Có những cảnh phim thuộc dạng lấy búa đóng vào não luôn! +_+

Phim hay, ờ, mình không phũ nhận, nhưng do mình dùng tư duy truyền thống và xem không có đề phòng nên tổn thương hoàn toàn. Nếu mà nói phim có đề tài vùi dập người xem ngây ngô thì đầy. Nhưng mình bị ấn tượng bởi phim này vì mình không nghĩ những nhân vật quá quen thuộc như Công Chúa, Vua, Hoàng Hậu, Thường Dân, bla bla lại có thể gắn với mấy tính từ như tàn độc, kỳ dị, rùng rợn,v.v… Mình thật sự là fan của kết thúc có hậu và cả Disney nữa!

Dù nhận được nhiều lời bình khác nhau, có người nói phim là một sự đột phá, số khác nói phim là một mớ lộn xộn. Nhưng mình có thể thấy đa số mọi người sẽ nhớ tới phim với tính từ KỲ CỤC! Một tính từ dễ gắn với mấy phim tham gia liên hoan phim Cannes!!

Nguyên tác: Truyện cổ tích của Giambattista Basile (Naples, 1566 hoặc 1575 – 1632). Giambattista Basile là nhà văn, nhà thơ Ý.

Nhà sản xuất: Archimede, Le Pacte, Rai Cinema, Hanway films

Thể loại: thần tiên, một chút kinh dị, drama

Thời lượng: 133 phút

Thông tin khác:

  • Công chiếu: 2015
  • Phim hợp tác Ý, Pháp, Anh
  • Phim không phù hợp với trẻ em Việt Nam ta.

.

.

.

.

.

.

Ước mơ càng lớn, cái giá càng cao

.

.

.

Review phim huyền thoại cổ tích năm 2024

.

.

.

Vào một ngày đẹp giời, cô người yêu bé nhỏ hồ hởi, phấn khởi nhảy vào inbox facebook giới thiệu Tale of tales, bảo xem đi vì có lẽ hợp goût. Thế là xem và như đã hứa thì viết cho cô ấy mấy dòng vì một tác phẩm chuyển thể từ cổ tích khá lạ. Lạ có lẽ vì nguyên tác của bộ phim là ba câu chuyện cổ tích độc lập được viết bởi một nhà văn Ý. Lạ còn vì đây không phải tác phẩm kể về cái thiện chiến thắng cái ác như thế nào, cũng chẳng có cả hoàng tử lẫn công chúa trong thế giới thần tiên chan chứa những điều tốt đẹp. Đặt cạnh những tác phẩm chuyển thể đậm chất Disney thống trị màn ảnh rất rất nhiều năm qua, Tale of tales là món ăn hoàn toàn khác (mà dễ thấy nhất là vẻ đẹp của tạo hình, sự mới lạ của khung cảnh). Cũng phải nói thêm rằng so với Stardust, Tale of tales hãy còn thua kém khá xa trong việc xây dựng kịch bản, tạo sự liên kết cũng như đẩy cao trào của mạch phim để đưa đến một thông điệp rõ ràng. Tuy vậy so với sự vô nghĩa (lẫn vô bổ) của Into the wood, isis đương nhiên đánh giá Tale of tales cao hơn nhiều.

.

Liên kết ba câu chuyện vốn độc lập lại với nhau trong cùng một thế giới, cùng chiều không-thời gian ở ba quốc gia láng giềng, đó là bối cảnh của Tale of tales. Đạo diễn dường như cố gắng tách riêng ba đất nước, tách riêng các tuyến nhân vật vốn gần như độc lập hoàn toàn với nhau, đồng thời với đó lại muốn nhấn mạnh một chủ đề xuyên suốt ba mẩu chuyện ấy. Vướng mắc dễ thấy nhất trong mạch kể của tác phẩm xuất phát từ chính điểm này, kết hợp với số lượng nhân vật quá nhiều vô hình chung khiến người xem ban đầu bị lẫn lộn, khó theo dõi. Mặt khác, bản thân truyện cổ tích không có những lớp lang hay được phát triển theo cách thể hiện như ở các tác phẩm cận hiện đại, nó đánh thẳng vào nội dung cốt lõi nhất, khắc họa những nhân vật đại diện cho từng thái cực bằng việc nêu bật vài chiều cạnh mang tính phóng đại, tượng trưng. Nếu xét riêng từng mẩu chuyện nhỏ trong Tale of tales, đặc trưng này của truyện cổ tích được thể hiện rất rõ, tiếc rằng mạch phim chông chênh giữa thái cực liên kết và không liên kết ba tác phẩm nhỏ nên cách thể hiện nhiều khi hơi dài dòng, đơn điệu và thiếu cao trào cần thiết.

.

Ở quốc gia đầu tiên, đó là bà hoàng hậu khao khát có một đứa con đến mức không chút đau lòng khi người chồng yêu thương bà ta hết mực bỏ mạng để thực hiện ước muốn làm mẹ kia. Người phụ nữ ấy chọn cách yêu đứa con cầu tự của mình đến mức muốn sở hữu nó trong bàn tay, ghen ghét khi thấy cậu bé nảy sinh quan hệ gần gũi với một đứa trẻ khác giống cậu như tạc.

.

Ở quốc gia thứ hai, đó là nhà vua đã chán ngán những cô nhân tình nóng bỏng quấn lấy xung quanh, đột nhiên mê mẩn tiếng hát từ khu phố lụp xụp của những kẻ bần hàn sống gần lâu đài vọng đến. Ngài đã đoán chủ nhân của giọng hát thiên thần kia là thiếu nữ mười bảy, mười tám mơn mởn xuân xanh mà buông lời tán tỉnh, si mê điên cuồng người con gái bí ẩn. Lúc ấy tôi đã nghĩ, tán cho khỏe vào rồi người ta quay lại bảo tao đáng tuổi đẻ ra mày thì vui. Và quả thế thật. Người cất tiếng hát là bà già xấu xi, nhăn nheo, sống cô lập khỏi xã hội cùng người chị gái của mình trong một xưởng nhuộm sợi. Nhà vua là biểu trưng cho ham muốn dục vọng, nhục thể. Còn Dora, người chị trong cặp chị em, lại là khát khao được yêu thương, được thừa nhận giá trị của mình dù giá trị ấy chỉ đến từ giọng nói trẻ trung kì diệu.

.

Ở quốc gia thứ ba, đó là nhà vua chừng như rất yêu quý cô con gái của mình nhưng cuối cùng lại đánh rơi toàn bộ chăm sóc, lo nghĩ vào một con bọ chét được nuôi lớn bằng màu của chính ông. Khi con vật đó chết đi, nhà vua chợt nhớ đến cô công chúa của mình đã đến tuổi lấy chồng nên lột da con bọ chét, mở cuộc thi xem ai có thể đoán được đây là da con vật nào thì sẽ làm chồng công chúa. Violet bé nhỏ, mơ mộng, thơ ngây đến ngờ ngệch mong được đến một chân trời khác bị gả cho một kẻ thuộc da xấu xí, hung tợn như một con quái vật.

.

Mọi ước mơ, mọi lựa chọn của các nhân vật ban đầu đều chính đáng cho đến khi họ tự chìm xuống rất sâu trong vũng bùn của sự tham lam, tham lam xác thịt, tham lam tình cảm, tham lam tuổi trẻ lẫn bạc vàng. Không có người tốt lẫn kẻ xấu trong Tale of tales, bản thân mỗi nhân vật đều là nạn nhân của chính sự lựa chọn của họ nên dù có phép thuật, có những điều dị thường, thần tiên nhưng bộ phim và có lẽ chính nguyên tác của Giambattista Basile lại khai thác vào những khía cạnh đen tối hơn của nguyện ước. Không phải phép màu, không phải con người làm thần cảm động, nếu muốn thực hiện điều gì dù cho phi lý đến nhường nào, hãy chấp nhận cái giá tương xứng. Cũng giống như người đi trên dây – hình ảnh kết lại của Tale of tales – mọi sự quá mức, mọi sự không biết đủ đều dẫn đến đổ vỡ tan tành.

.

Ngoài ra, một điểm mạnh đáng kể của Tale of tales là bối cảnh và trang phục đều có sự chân thật rất lớn. Váy áo, đầu tóc của các diễn viên được lấy cảm hứng từ xu hướng thời trang thời kì cuối Trung cổ lan sang Phục Hưng, Khai Sáng ở Italia. Bối cảnh của bộ phim không quá xa hoa, tráng lệ nhưng lại gần gũi và thật hơn nhiều những cảnh tượng xếp đặt lộ liễu, tuy hoành tráng nhưng lại vô hồn lan tràn những năm trở lại đây. Có điều hơi đáng tiếc rằng, có lẽ vì sử dụng những bối cảnh thật nên các cảnh quay bên trong các tòa kiến trúc không thể hiện rõ độ dài và sâu. Tale of tales có vài cảnh tượng thực sự rất thần tiên, đẹp như tranh với nước màu vô cùng tinh tế, thanh dịu, nhưng những cảnh này lại hơi ít.

.

PS: Có giai xinh nhưng phải chịu khó soi mới thấy thưa các chị em. Có cảnh nóng, nếu so sánh thì isis thấy nó nhục thể một cách rất Âu châu, khác xa phong vị của phim Mỹ. Cũng có thi thú riêng nếu đã đủ tuổi.