Nhân hiệu hình thức là gì năm 2024

Nhãn hiệu và thương hiệu là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên rất nhiều người không khác nhau như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây Apolat Legal sẽ làm rõ hơn cho bạn đọc nhé!

Nhân hiệu hình thức là gì năm 2024
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

1. Về mặt pháp lý

  • Nhãn hiệu là một thuật ngữ pháp lý dùng trong pháp luật và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu được xác nhận quyền sở hữu khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ.
  • Trong khi đó, thương hiệu là thuật ngữ thường dùng trong marketing và quản lý doanh nghiệp. Khác với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ.

Tóm lại, nhãn hiệu là thuật ngữ được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thương hiệu thì không.

Nhân hiệu hình thức là gì năm 2024
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu về mặt pháp lý

2. Khái niệm chung về thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu

Nhãn hiệu

Khái niệm

  • Thương hiệu (brand) là tổng hợp những gì tạo ra sự liên tưởng của khách hàng về doanh nghiệp. Khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng sẽ lập tức nghĩ về chất lượng hàng hóa/ dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp, những lợi ích khách hàng nhận được,…
  • Một thương hiệu được xây dựng mạnh sẽ là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố như: chất lượng hàng hóa/ dịch vụ vượt trội, cách thức tương tác với khách hàng chuyên nghiệp, các hoạt động quảng cáo/ truyền thông mạnh mẽ, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,…
  • Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm: nhãn hiệu, bao bì, màu sắc, sản phẩm, thiết kế cửa hàng, đồng phục nhân viên,… Việc xây dựng một thương hiệu mạnh cả ở những giá trị hữu hình và vô hình sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi đứng cạnh những đối thủ khác.
  • “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” – căn cứ tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Như vậy, nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được theo quy định của pháp luật như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc,… Những dấu hiệu không nhìn thấy được như mùi vị, âm thanh sẽ không được bảo hộ.
  • Để được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng 2 tiêu chí sau đây:
    • Phải có tính độc đáo và phân biệt được với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khác.
    • Không mô tả các sản phẩm/ dịch vụ dễ gây nhầm lẫn hoặc vi phạm trật tự và đạo đức xã hội.

Ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu

Khi nhắc đến thương hiệu Unilever, người ta sẽ nghĩ đến đây là một tập đoàn lớn và uy tín trên thế giới với nhiều sản phẩm đa dạng như: Comfort, Sunlight, Omo,…

Comfort là một nhãn hiệu được đăng ký cho dòng sản phẩm nước xả vải của thương hiệu Unilever.

Tiêu chí đánh giá Thương hiệu Nhãn hiệu Khái niệm

  • Thương hiệu là dấu hiệu đặc biệt (gồm hữu hình và vô hình) để nhận biết sản phẩm/dịch vụ nào đó được sản xuất hoặc cung cấp bởi cá nhân hay tổ chức.
  • Thương hiệu là một thuật ngữ được hình thành trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Khi các loại hàng hóa/ dịch vụ được sử dụng rộng rãi, có nhiều người biết đến và công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng và có giá trị. Từ đó khẳng định tính cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Theo quy định tại Khoản 16, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
  • Dấu hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp những yếu tố trên lại với nhau và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu được xem là một tài sản vô hình của doanh nghiệp và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ.
  • Một vài loại nhãn hiệu được quy định là:
    • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
    • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
    • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Hình thức Thương hiệu là một tài sản vô hình và không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường như nhãn hiệu. Khi nhắc đến thương hiệu, người ta sẽ liên tưởng đến nhiều yếu tố khác cấu thành lên nó như: chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì, định hình nhãn hiệu, thái độ phục vụ của người bán hàng, giá cả, cảm nhận khách hàng,… Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường. Đó có thể là chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố trên và được thể hiện qua một màu hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Thời hạn Thương hiệu không nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Do đó, theo bản chất nó có thể tồn tại vĩnh viễn miễn sao sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu vẫn được người dùng tin tưởng và sử dụng. Thời hạn của nhãn hiệu là 10 năm. Bên cạnh đó, chủ sở hữu có thể xin gia hạn thời gian bảo hộ nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Giá trị Thương hiệu không thể định giá dễ dàng bởi lẽ nó gắn liền với nhiều yếu tố không đo lường được như sự uy tín của thương hiệu, khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ,… Nhãn hiệu sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một loại tài sản và có thể định giá. Về mặt pháp lý Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Nhãn hiệu được pháp luật Việt Nam bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Khả năng xâm phạm Thương hiệu không thể bị sao chép, làm giả hay bắt chước vì nó bao hàm cả sự tin tưởng và cách lựa chọn của người tiêu dùng với sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Nhãn hiệu có khả năng bị xâm phạm cao vì các dấu hiệu hoàn toàn có thể bị sao chép lại nhằm mục đích thu lợi.

Công ty Apolat Legal là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào khi được cấp chứng nhận bởi Sở tư pháp Hồ Chí Minh, đồng thời được công nhận chính thức là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp bởi Bộ Khoa học – Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn tận tâm, giàu kinh nghiệm về nghiệp vụ, Apolat sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn chất lượng cao, kịp thời và chính xác nhất trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ hữu quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, chắc hẳn bạn đã phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào thông qua bài viết trên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty bạn. Nếu cần được hỗ trợ thêm về vấn đề này, quý khách hãy liên hệ ngay với Apolat Legal qua thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

  • Địa chỉ:
    • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
    • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0911 357 447
  • Email: [email protected]
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến chức năng của thương hiệu

  • đối với doanh nghiệp và người dùng
  • như thế nào?

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].