Hà nội không vội được đâu tiếng anh là gì năm 2024

Một năm trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Vương Đình Huệ thể hiện phong cách nói ít, làm nhiều nhưng thường là làm rất nhanh và quyết liệt. Vai trò lãnh đạo của Đảng thường thể hiện rất rõ ở việc giải quyết những khâu yếu, mặt kém, những nơi đang là điểm nóng của cuộc sống, những việc người dân đang mong đợi tháo gỡ. Dù bối cảnh đại dịch, ông đã lặng lẽ chỉ đạo xử lý thành công nhiều vấn đề tồn đọng nhiều năm, có việc bế tắc tưởng như không có đường ra.

“Hà Nội không vội được đâu”. Chắc nhiều người vẫn nghĩ đây chỉ là câu nói tầm phào, kiểu như một loạt những câu nói (gọi là thành ngữ “sành điệu”) vẫn đang được giới trẻ sáng tạo và hay nói với nhau một cách tếu táo cho vui. Ví dụ: Ăn chơi sợ gì mưa rơi, Ngất ngây con gà Tây, Bộ đội phải chơi trội,… Nghĩa là chúng chẳng mang một nội dung ngữ nghĩa được coi là nghiêm chỉnh!.

Lúc đầu, chính tôi cũng có suy nghĩ giống như vậy. Nhưng rồi qua một thời gian, tự nhiên mẫn cảm ngôn ngữ của tôi mách bảo rằng câu nói trên hình như đang có “vấn đề”.

Theo thói quen, tôi lại nhờ “giáo sư” Google tra hộ. Gõ vào máy nguyên văn câu “Hà Nội không vội được đâu”, tôi ngạc nhiên chỉ trong 0,31 giây, mạng đã cho ra ngay 2.733.269 kết quả. Cùng thông số này là hàng loạt các dẫn liệu xuất hiện. Nhiều lắm, lại có cả một clip nhạc chế bài hát lấy câu này làm tiêu đề do chàng nghệ sĩ Hiệp Gà biểu diễn.

Mà có lẽ chẳng cần đến Google, trong giao tiếp hàng ngày hiện nay, không ít lần trong một cuộc vui nào đó, ta vẫn thấy người ta nhắc tới câu đệm này trong các phát ngôn và trở thành “điểm nhấn” cho những tràng cười sảng khoái.

“Máu” nghề nghiệp làm tôi thấy cần phải dừng lại xem xét. Và trong một chừng mực nào đó, có thể coi đây là một câu tục ngữ mới, đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Vậy tôi thử căn cứ vào ngữ liệu “tường minh” trong giao tiếp (và cả trên báo chí) để thử đưa ra một cách giải nghĩa ban đầu cho câu này nhé!

Nghĩa thứ nhất, đây là một câu phản ánh một thực trạng nào đó, mang đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Chẳng hạn, chuyện đường phố thường xuyên xảy ra ùn tắc, bất kì lúc nào. Trong một rừng xe rừng người chen chúc, bỗng nhiên có mấy thanh niên cứ muốn lách lên trên để đi trước. Ai đó trong đám đông nhắc nhở: “Thôi anh bạn đừng cố vượt lên vô ích. Anh không thấy “cả làng” người ta đều đứng chờ thông đường hay sao. Hà Nội không vội được đâu”. Đấy là nói về cảnh giao thông.

Còn một cảnh nữa cũng rất quen thuộc với Hà Nội. Đó là chuyện mưa to, ngập lụt. Báo Thanh Niên online gần đây cũng có bài (nhan đề “Hà Nội không vội được được đâu”) viết như sau: “Trời thì mưa, đường sá thì toàn là nước… Nước càng tung tóe, xe lại càng chết máy. Nhiều người bảo nhau rằng: Hà Nội không vội được đâu”).

Nghĩa thứ hai, đây là câu nói có giá trị “nhắc nhở” ai đó, phải bình tĩnh và biết kiên nhẫn trong việc giải quyết mọi vấn đề. Chuyện lo giấy tờ, thủ tục cho một việc nào đó, chuyện xin cho con đi học thêm, hay là chuyện mua nhà, mua đất…, chuyện nào cũng phải tìm hiểu cách thức, quy trình, “chi phí” để mà lo cho trọn.

Đất có lề, quê có thói (Mỗi vùng đất đều có một phong tục, tập quán riêng, mọi người phải biết mà ứng xử cho phù hợp), Phép vua thua lệ làng (Luật của vua hay của cơ quan quyền lực tối cao là chung cho cả nước, nhưng nhiều khi lại không có hiệu lực bằng những quy định của địa phương – phường hoặc phố)… là những câu đáng cho mọi người thấm thía, đặc biệt là cư dân Thủ đô.

Sự chậm trễ, thậm chí trì trệ của một số cơ quan, tổ chức đã làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công việc nói chung. Biểu hiện này là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Ông Nguyễn Bá Thanh (cố Trưởng ban Nội chính Trung ương), khi còn làm Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, có lần phải thốt lên khi nói về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng: “Mấy bữa trước thấy kiểu này là tôi oải luôn. Anh em nói vui là Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế. Năm 2013 còn mấy tháng nữa sao mà làm cho kịp” (VietnamNet, 12.9.2013).

Hà Nội cần phải đi trước so với các địa phương khác trong việc cải tiến, lành mạnh hóa các hoạt động hành chính, phù hợp với văn minh công sở. Chúng ta cảm thấy áy náy, chạnh buồn, chưa hài lòng khi nghe câu nói trên với sự nhắc nhở đầy hàm ý này.

Tựu trung hai nghĩa trên có thể là: “không vội được” trong “Hà Nội không vội được đâu” mang hàm nghĩa “với hoàn cảnh hiện tại của Hà Nội, chuyện muốn làm nhanh một việc gì đó theo ý mình là khó thực hiện, cần phải chọn cách giải quyết phù hợp (Cái Hà Nội mình nó thế!)”.

Nói đi cũng phải nói lại, câu “Hà Nội không vội được đâu” không hẳn chỉ mang sắc thái kém tích cực như vậy. Vẫn còn một nghĩa nữa có thể suy luận, rằng không giống như nhiều địa phương khác, Hà Nội có những nét riêng, được coi là hay, là tốt, là truyền thống.

Ai đó ra Hà Nội, muốn mở một nhà hàng (thời trang, ăn uống, dịch vụ…) mà lại muốn cạnh tranh bằng cách làm ăn quấy quá, chạy theo hình thức, cốt kiếm tiền cho nhanh; hoặc ai đó cố tình tỏ ra mình đây là người Hà Nội thanh lịch, đúng chất Hà Thành (mà không chịu học hỏi, trau dồi)… cũng sẽ bị cảnh báo.

Chẳng hạn: “Bà muốn có ngay một hàng phở ngon “gia truyền” mà vội vàng kiểu thế là thất bại đó. Hà Nội không vội được đâu”; “Các anh chị mới lớn, phải chú ý học ăn học nói sao cho phải. Người ta thấy nam thanh nữ tú thủ đô ăn mặc sành điệu mà đi đứng, nói năng chấp chưởng như thế là sẽ bị cười chê đó. Hà Nội không vội được đâu”, v.v..

Đến lúc này, câu nói trên lại chạm tới lòng tự hào của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Rằng những gì tốt đẹp có từ đất kinh kì xưa đến Hà Nội hôm nay đều không phải tự nhiên mà có. Nó là một quá trình phải phấn đấu.

Đấy chỉ là vài ý phác thảo góp một tiếng nói vừa cho vui, vừa để ngẫm ngợi đôi chút về Hà Nội. Tôi hi vọng là cùng với thời gian, câu nói này sẽ có một “tư cách” phát ngôn nào đó. Thôi ta cứ bình tĩnh mà chờ xem.