Thu nhập quốc dân khả dụng tiếng anh là gì năm 2024

Hạch toán thu nhập quốc dân (tiếng Anh: National Income Accounting) là một hệ thống sổ sách kế toán mà chính phủ sử dụng để đo lường mức độ hoạt động kinh tế của quốc gia này trong một khoảng thời gian nhất định.

Thu nhập quốc dân khả dụng tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: Amazon.in

Hạch toán thu nhập quốc dân

Khái niệm

Hạch toán thu nhập quốc dân trong tiếng Anh là National Income Accounting.

Hạch toán thu nhập quốc dân là một hệ thống sổ sách kế toán mà chính phủ sử dụng để đo lường mức độ hoạt động kinh tế của quốc gia này trong trong một khoảng thời gian nhất định.

Các chứng từ kế toán này bao gồm các dữ liệu về tổng doanh thu của các công ty trong nước, tiền lương trả cho lao động nước ngoài và lao động nội địa và số tiền thuế doanh thu và thuế thu nhập của các công ty và cá nhân cư trú trong một quốc gia.

Hạch toán thu nhập quốc dân cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách nền kinh tế hoạt động và kết quả hoạt động như thế nào cũng như các khoản tiền được tạo ra và các khoản chi tiêu được sử dụng ở đâu.

Một số thông số được tính trong Hạch toán thu nhập quốc dân là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Hạch toán thu nhập quốc dân và phân tích kinh tế

Thông tin được cung cấp thông qua hạch toán thu nhập quốc dân có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như đánh giá mức sống hiện tại của cư dân hoặc phân phối thu nhập trong dân số.

Ngoài ra, hạch toán thu nhập quốc dân cũng là một phương pháp so sánh các hoạt động của các lĩnh vực khác nhau trong một nền kinh tế, cũng như các thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế theo thời gian.

Hạch toán thu nhập quốc dân một cách kĩ lưỡng có thể giúp xác định sự ổn định nền kinh tế tổng thể của một quốc gia.

Hạch toán thu nhập quốc dân và Chính sách kinh tế

Thông tin định lượng của hạch toán thu nhập quốc dân có thể được sử dụng để xác định hiệu quả của các chính sách kinh tế khác nhau.

Hạch toán thu nhập quốc dân cung cấp cho các nhà kinh tế thông tin thống kê chi tiết để theo dõi sức khỏe của nền kinh tế, dự báo tăng trưởng kinh tế và phát triển trong tương lai.

Dữ liệu hạch toán thu nhập quốc dân cũng được sử dụng trong xây dựng chính sách kiểm soát lạm phát và thường hữu ích trong việc phân tích các nền kinh tế đang chuyển đổi của các quốc gia đang phát triển.

Những số liệu hạch toán thu nhập quốc dân được các ngân hàng trung ương sử dụng để thiết lập và điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng như các điều chỉnh trong lãi suất.

Chính phủ cũng xem xét các số liệu hạch toán thu nhập quốc dân như tăng trưởng GDP và tỉ lệ thất nghiệp để thực hiện các chính sách tài khóa, thường là các điều chỉnh về thuế suất và chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Tính không chính xác của Hạch toán thu nhập quốc dân

Độ chính xác của hạch toán thu nhập quốc dân tùy thuộc vào dữ liệu đầu vào thu thập được. Nếu không cập nhật dữ liệu kịp thời có thể khiến dữ liệu hạch toán thu nhập quốc dân vô dụng khi phân tích và xây dựng chính sách.

Ngoài ra, một số thông tin nhất định cũng không được Hạch toán thu nhập quốc dân xem xét, chẳng hạn như các tác động ngầm của nền kinh tế hay các tác động của các hoạt động sản xuất bất hợp pháp.

Do đó, một số thông số như GDP hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bị chỉ trích do chúng không phản ánh điều kiện kinh tế thực sự của nền kinh tế.

Thu nhập quốc gia khả dụng NDI là gì? Phương pháp tính NDI được pháp luật quy định như thế nào? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thu nhập quốc gia khả dụng? - câu hỏi của anh K. (Tiền Giang).

Thu nhập quốc gia khả dụng NDI là gì?

Thu nhập quốc gia khả dụng NDI được giải thích theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP như sau:

Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia.

Theo quy định thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia.

Đây là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối lại thu nhập. Tài khoản này cho biết số dư của thu nhập lần đầu được chuyển thành thu nhập khả dụng các khoản chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật như thế nào.

Phương pháp tính NDI được pháp luật quy định như thế nào?

Phương pháp tính NDI được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP như sau:

(1) Theo giá hiện hành

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) = Thu nhập quốc gia (GNI) + Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài

Trong đó:

- Chuyển nhượng hiện hành là quá trình trao đổi thu nhập giữa các đơn vị và dân cư thường trú và không thường trú với mục đích cho tiêu dùng cuối cùng.

- Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài là chênh lệch giữa thu từ chuyển nhượng hiện hành từ bên ngoài với chi chuyển nhượng hiện hành cho bên ngoài:

+ Thuế đánh vào thu nhập và của cải thuần, gồm thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại lệ phí đánh vào của cải và tiêu dùng khác;

+ Chuyển nhượng hiện hành khác, gồm đóng bảo hiểm y tế, tiền hưu trí mất sức, đóng/chi trả bảo hiểm tai nạn, rủi ro, nộp niên liễm, nguyệt liễm, viện trợ nhân đạo, quà biếu, tặng của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế, ngoài ra còn gồm cả các khoản quà biếu và kiều hối của các hộ dân cư nhận được từ nước ngoài và ngược lại gửi ra nước ngoài.

(2) Theo giá so sánh

Thu nhập quốc gia khả dụng theo giá so sánh (NDI) = Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) theo giá hiện hành năm báo cáo / Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh

Thu nhập quốc dân khả dụng tiếng anh là gì năm 2024

Thu nhập quốc gia khả dụng NDI là gì? Phương pháp tính NDI được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thu nhập quốc gia khả dụng?

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thu nhập quốc gia khả dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP như sau:

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)

Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương:
a) Xây dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin của các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, khai thác, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia; quy trình biên soạn GDP, GRDP;
d) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện quy trình biên soạn GDP, GRDP và rà soát, đánh giá lại quy mô GDP, GRDP.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan:
a) Xây dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công;
b) Thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công;
c) Chia sẻ dữ liệu hành chính với cơ quan thống kê trung ương; chú trọng xây dựng, ký kết, thực hiện có hiệu quả quy chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thống kê trung ương với thống kê bộ, ngành;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống báo cáo thống kê điện tử; gửi báo cáo số liệu thống kê cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) theo quy định của pháp luật về thống kê.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo sở, ban, ngành thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê cấp tỉnh;
b) Sử dụng thống nhất số liệu, thông tin thống kê do cơ quan thống kê công bố trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống báo cáo thống kê điện tử từ sở, ban, ngành cho cơ quan thống kê cấp tỉnh để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia.
4. Tập đoàn, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thu nhập quốc gia khả dụng.

Thu nhập khả dụng tiếng Anh là gì?

Thu nhập khả dụng (disposable income) là khoản thu nhập mà một cá nhân hoặc hộ gia đình sở hữu sau khi trừ đi các khoản thuế địa phương, thuế liên bang và thuế tiểu bang.nullThu nhập khả dụng (DISPOSABLE INCOME) là gì ? - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › thu-nhap-kha-dung-disposable-income-la-ginull

Thu nhập khả dụng là lương thu nhập gì?

Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia. Đây là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối lại thu nhập.nullHTCTTKQG – Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) - Tổng cục Thống kêwww.gso.gov.vn › 2019/12 › htcttkqg-thu-nhap-quoc-gia-kha-dung-ndinull

Thu nhập khá dùng kí hiệu là gì?

Thu nhập khả dụng (Disposable Income), còn được gọi là thu nhập cá nhân khả dụng (DPI), là số tiền mà một cá nhân hoặc hộ gia đình có thể chi tiêu hoặc tiết kiệm sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập.nullThu nhập khả dụng - 24HMoney24hmoney.vn › wiki › thu-nhap-kha-dung-la-gi-wiki11972null

Thu nhập có thể sử dụng là gì?

Cụ thể: Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng (Yd): Là tổng số tiền mà người tiêu dùng kiếm được trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi, tiền cổ tức và bất kỳ nguồn thu nhập nào khác.25 thg 12, 2023nullThu nhập khả dụng là gì? Công thức tính thu nhập khả ... - MISA SMEsme.misa.vn › Kiến thức › Tài chính kế toánnull