Nhà sư làm thế nào để tóc không mọc

Người bình thường mỗi ngày rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc và nhanh chóng mọc lại. Tuy nhiên, khi tóc rụng nhiều và không dấu hiệu mọc lại, người bệnh sẽ có nguy có hói đầu hoặc đang mắc bệnh tiềm ẩn. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng rụng tóc? Bạn có thể tham khảo 25 cách trị rụng tóc tự nhiên hiệu quả nhanh tại nhà cực đơn giản dưới đây.

Nhà sư làm thế nào để tóc không mọc

Một số nguyên nhân gây rụng tóc có thể bạn chưa biết

Rụng tóc xuất phát từ một số nguyên nhân sau: ()

1. Di truyền

Di truyền là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Tình trạng này được gọi là rụng tóc nội tiết tố, hói đầu kiểu nam và hói đầu kiểu nữ. Dấu hiệu nhận biết như nam giới có trán ngày cao và nữ giới tóc mỏng dọc theo đỉnh da đầu.

2. Nội tiết tố, sinh con

Mang thai, sinh con, thời kỳ mãn kinh, thay đổi nội tiết tố và bệnh tuyến giáp là nguyên nhân gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời.

3. Cột chặt tóc

Các kiểu tóc buộc chặt như tóc đuôi gà, thắt bím, búi củ tỏi dễ gây rụng tóc. Ngoài ra phương pháp tạo kiểu bằng nhiệt, thuốc nhuộm, thuốc uốn sẽ khiến đường chân tóc yếu, mỏng dẫn đến dễ gãy rụng.

4. Căng thẳng, áp lực

Khi cơ thể chịu căng thẳng, áp lực lâu dài khiến tóc rụng dần và mỏng đi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ tạm thời, sau khi cơ thể ổn định tóc sẽ mọc lại.

Nhà sư làm thế nào để tóc không mọc
Khi cơ thể chịu căng thẳng, áp lực lâu ngày có nguy cơ gây rụng tóc

5. Chế độ ăn thiếu dưỡng chất

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất khiến các nang tóc teo lại và gây rụng. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu được giúp đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và nuôi dưỡng tóc. ()

Hơn nữa, chế độ ăn kết hợp các loại thực phẩm cá béo, quả mọng, rau lá xanh và các thực phẩm khác giúp thúc đẩy tóc khỏe mạnh.

Nhưng trước khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung không kê đơn để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh việc lạm dụng dẫn đến tác dụng ngược.

Bài viết liên quan: Bị rụng tóc thiếu chất gì? Nên bổ sung gì cho tóc khỏe mạnh?

6. Tuổi tác

Rụng tóc do tuổi tác là điều không cần quá lo lắng vì cơ thể bước vào trình lão hóa. Khi có tuổi không chỉ tóc rụng hay bạc đi mà bộ phận khác cũng lão hóa, chẳng hạn dễ đau nhức xương khớp.

Dấu hiệu nhận biết tóc rụng

Các dấu hiệu nhận biết tóc rụng nhiều hơn bình thường bao gồm:

  • Đường chân tóc thưa, rộng: Khi rẽ ngôi sẽ nhận thấy tóc ngày càng cách xa và thưa dần.
  • Rụng chân tóc: Tóc ngày càng cách xa trán, mất đi chân tóc dẫn đến da đầu nhẵn bóng.
  • Tóc rụng đột ngột: Khi chải đầu hoặc giật nhẹ tóc cũng dễ rụng với số lượng lớn.

Hướng dẫn cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản hiệu quả được nhiều người áp dụng

Những phương pháp này cần được nghiên cứu y khoa, tuy nhiên bạn có thể tham khảo bao gồm:

1. Dầu Jojoba

Jojoba giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B, vitamin E, đồng và kẽm có tác dụng ngăn gãy rụng và giúp tóc chắc khỏe. Dầu Jojoba cũng có tác dụng trong việc điều trị gàu, da đầu khô và ngứa.

2. Lá ổi

Hàm lượng vitamin C dồi dài trong lá ổi giúp tăng cường hoạt động của collagen, hỗ trợ quá trình mọc tóc và giúp chắc khỏe hơn.

3. Cam thảo

Cam thảo có tác dụng giảm rụng tóc, ngăn bạc sớm, nuôi dưỡng mái tóc dài, bóng mượt.

4. Hành tây

Hành tây có tác dụng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng nang tóc và thúc đẩy tăng trưởng nhờ vào các loại dưỡng chất như vitamin C, kali, lưu huỳnh, selen…

5. Tinh dầu hương thảo

Hương thảo có đặc tính chống viêm, cải thiện lưu thông máu, kích thích mọc tóc, ngăn gàu và bạc sớm.

6. Tỏi

Tỏi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như một số nhóm vitamin B, mangan và selen đều giúp tóc khỏe mạnh. Các đặc tính kháng khuẩn có trong tỏi góp phần tiêu diệt vi khuẩn giúp da đầu khỏe mạnh.

7. Dầu dừa

Dầu dừa chứa chất béo bão hòa tự nhiên và chất chống oxy hóa, có tác dụng làm dịu kích ứng da đầu, bong tróc và ngứa. Ngoài ra, hàm lượng vitamin E dồi dào trong dầu dừa có thể giữ ẩm cho tóc và tránh chẻ ngọn.

8. Giấm táo

Axit alpha hydroxy trong giấm táo có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, xóa sạch gàu, ngăn rụng giúp tóc khỏe mạnh và cân bằng độ pH trên da đầu.

9. Ớt Cayenne

Ớt cayenne giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ tích cực quá trình tăng trưởng của tóc. Chất capsaicin giúp kích thích lưu thông máu đến các nang tóc và giúp tóc sáng bóng, mềm mại và dễ vào nếp hơn.

10. Trứng

Trứng chứa giàu protein và nhiều dưỡng chất tốt cho tóc như mangan, sắt, kẽm và một số vitamin (A, B1, C, E) giúp giảm hư tổn, tăng độ bóng mượt, ngăn gãy rụng và kích thích tóc mọc nhanh.

11. Bia

Gội đầu bằng bia giúp kích thích lưu thông máu đến da đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của tóc. Do, bia có chứa silica cùng nhiều khoáng chất thiên nhiên như photpho, đồng, magie, sắt và vitamin B có tác dụng giúp tóc dày, khỏe và phát triển tốt.

12. Nha đam

Nha đam (lô hội) được ứng dụng để cải thiện tình trạng rụng tóc vì: ()

  • Chống viêm giúp giảm kích ứng da đầu.
  • Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm.
  • Hàm lượng enzyme và axit béo giúp giảm viêm.
  • Hàm lượng vitamin C, E, B12, axit folic và choline nuôi dưỡng và giúp tóc chắc khỏe.
    Nhà sư làm thế nào để tóc không mọc
    Nha đam chứa dưỡng chất tốt cho tóc và ngăn kích ứng da đầu

13. Bồ kết

Từ xưa đến nay bồ kết được sử dụng làm sạch và chăm sóc tóc. Bồ kết chứa chất saponaretin, flavonoid có tính kháng khuẩn và ngăn rụng tóc.

14. Vitamin B1

Vitamin B1 giúp ngăn quá trình oxy hóa của tóc nhờ đó nang tóc khỏe mạnh hơn, ngăn rụng và cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc.

15. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) chứa caroten, tanin và ít alcaloid… giúp trị rụng tóc, ngăn tóc bạc sớm.

16. Muối

Muối chứa natri clorua và một số ít khoáng chất vi lượng như lưu huỳnh, magie, canxi, kẽm,… có tác dụng kiểm soát dầu, trị gàu và giảm rụng tóc.

17. Khế

Khế giàu vitamin C, oxalic acid tự nhiên, vitamin (C, A, B1, B2), axit hữu cơ (citric acid, succinic acid,…) có tác dụng làm sạch da đầu, loại bỏ gàu, nuôi dưỡng độ bóng mượt và hỗ trợ trị rụng tóc.

18. Trị rụng tóc bằng hà thủ ô

Các hoạt chất có trong hà thủ ô giúp điều hòa máu, thúc đẩy sản xuất hồng cầu và tăng cường chức năng gan, thận. Hà thủ ô không chỉ đảm bảo hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ bài tiết, mà còn hỗ trợ nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, tăng độ bóng mượt, giảm rụng và mọc nhanh hơn.

19. Gội đầu bằng sả

Trong tinh dầu cây sả chứa 2 hoạt chất là citral và geraniol có công dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe nang tóc, ngăn gãy rụng. Ngoài ra, sả còn chứa axit folic và vitamin A, B, C… dồi dào, góp phần phục hồi hư tổn, chống vi khuẩn gây hại da đầu.

20. Trị rụng tóc bằng dầu mè

Dầu mè chứa chất chống oxy hóa, axit béo và vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi các hư tổn như khô xơ, chẻ ngọn… trả lại mái tóc bóng mượt tự nhiên.

21. Chữa rụng tóc bằng mè đen

Mè đen chứa omega-3 và omega-6 là dưỡng chất thiết yếu cho sự sinh trưởng của tóc. Hơn nữa, mè đen còn dự trữ protein, sắt, photpho, vitamin E, B1, B2… có tác dụng nuôi dưỡng và kích thích tóc mọc.

22. Dầu ô liu trị rụng tóc

Dầu ô liu tập hợp các hoạt chất làm mềm tóc như axit oleic, axit palmitic và squalene giúp cải thiện độ bóng mượt của mái tóc. Ngoài ra, dầu ô liu nguyên chất còn bổ sung cho chân tóc lượng vitamin E cần thiết.

23.Dưỡng tóc bằng trà xanh

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu như kẽm, crom, axit ascorbic, selen và mangan có tác dụng ngăn rụng và cải thiện sức khỏe tóc.

24. Trị rụng tóc bằng rau húng quế

Loại rau thơm có mùi vị đặc trưng này cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, vitamin C, A, B, E, K và khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt… Vậy nên, sử dụng húng quế sẽ kích thích tóc mọc nhanh hơn và giảm gãy rụng.

25. Chữa rụng tóc bằng rau dền

Trong rau rau dền có vitamin A, B, C và các khoáng chất cần thiết cho tóc như sắt, photpho, canxi, protein,…

Các phương pháp điều trị rụng tóc tại nhà còn cần nhiều nghiên để chứng minh tính hiệu quả và an toàn. Do đó, khi gặp tình trạng rụng bất thường, thưa dần, không có dấu hiệu mọc lại người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhà sư làm thế nào để tóc không mọc
Bổ sung một số vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tình trạng rụng tóc

Cách chữa rụng tóc chuẩn y khoa

Các phương pháp điều trị rụng tóc chuẩn y khoa gồm có:

1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc phổ biến để điều trị rụng tóc như:

  • Thuốc bôi Minoxidil: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị chứng rụng tóc nội tiết tố androgen và rụng tóc ở nữ giới. Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn và có thể gây tác dụng phụ, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc kê đơn Finasteride (Propecia) bôi ngoài da: Loại thuốc kê đơn dành cho nam giới bị rụng tóc. Tuy nhiên, thuốc bôi có Finasteride có thể không hiệu quả đối với nam giới trên 60 tuổi.

2. Phẫu thuật cấy tóc

Bác sĩ di chuyển nang tóc khỏe mạnh ở nơi nhiều tóc đến vùng bị rụng.

3. Liệu pháp Laser

Laser có tác dụng kích thích lưu thông máu đến da đầu, ngăn rụng và nuôi dưỡng nang tóc phát triển tự nhiên. Cụ thể, phương pháp này sử dụng ánh sáng laser chiếu vào nơi rụng tóc nhằm kích thích nang tóc để phục đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tóc.

4. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Tiêm PRP hiệu quả trong việc điều trị chứng hói đầu ở nam giới giúp ngăn rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc mới. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) sẽ kích hoạt sự phát triển tự nhiên của tóc bằng cách tăng cung cấp máu cho nang tóc. Phương pháp này còn được kết hợp với các thủ thuật hoặc thuốc trị rụng tóc khác để mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số câu hỏi liên quan làm sao để hết rụng tóc

1. Nên ăn gì, uống gì để giảm rụng tóc?

Để giảm rụng tóc nên ăn các loại thực phẩm như cá giàu axit omega-3 (cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi,..), thịt đỏ, trứng, các loại đậu, trái cây họ cam quýt,…

2. Làm sao để tóc mọc dày hơn?

Để tóc mọc dày hơn cần kết hợp các phương pháp: xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng phát triển tóc như biotin, vitamin C, protein… Ngoài ra, cần tránh tổn thương tóc bằng cách hạn chế sử dụng thuốc nhuộm, máy tạo kiểu tóc, máy sấy tóc.

3. Rụng tóc thiếu chất gì?

Rụng tóc do thiếu 1 trong số các chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc như axit béo omega-3, biotin, các loại vitamin (E, B5, B6, PP,…), kẽm, sắt,…

4. Các món ăn nào gây rụng tóc?

Để ngăn rụng tóc nên tránh các món ăn như bánh kẹo, đồ chiên rán, cafe, rượu bia,…

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị rụng tóc, hói đầu, vảy nến,… cùng máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu chính hãng từ Âu – Mỹ sẽ đem đến kết quả điều trị hiệu quả cho phụ nữ lẫn nam giới.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về 25 cách trị rụng tóc tại nhà nhưng các phương pháp này chưa có nhiều chứng minh nên trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh kích ứng và rụng tóc tiến triển nặng hơn.

Rụng tóc bao lâu thì tóc mọc lại?

Mỗi ngày, một cọng tóc sẽ dài thêm 0.35mm, tức là khoảng 1cm/1 tháng. Trung bình mỗi ngày có 30-100 sợi tóc sẽ bị rụng đi, và cũng có khoảng chừng đó tóc được mọc thêm. Do đó, chẳng có gì đáng lo ngại nếu bạn thấy tóc rụng vài chục sợi mỗi ngày.

Cạo trọc đầu thì bao lâu tóc mọc lại?

Nam giới cạo đầu thì bao lâu tóc mọc lại phụ thuộc nhiều vào tốc độ mọc tóc và thể chất của từng người. Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm hoặc thậm chí có thể lâu hơn. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng đòi hỏi các chàng phải có sự kiện nhẫn và chăm chỉ nuôi dưỡng tóc hàng ngày.

Tại sao tóc không mọc lại?

Theo các các chuyên gia, một số nguyên nhân gây ra tình trạng tóc mọc chậm có thể kể đến như: Cơ mất cân bằng nội tiết tố dưới ảnh hưởng của các tình trạng suy giáp, cường giáp,... Chế độ ăn uống hành ngày thiếu hụt dưỡng chất và vitamin khiến tóc không thể mọc nhanh và không đảm bảo sự chắc khỏe.

Tóc mọc chậm thiếu chất gì?

Trẻ bị chậm mọc tóc có thể xuất phát từ nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng như: thiếu sắt, kẽm, canxi, vitamin D, vitamin B12,… Do đó, mọi người cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống hàng ngày để giúp trẻ mọc tóc nhanh hơn.