Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Hãy tưởng tượng:

Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy, bắt đầu công việc kiểm tra thứ hạng website của mình. Chẳng biết nguyên nhân nào khiến website tụt hạng, nhưng bạn không còn thấy nó nằm ở Top 10, thậm chí Top 100 nữa. Bao công sức đưa website lên trang nhất của Google bỗng chốc “đổ sông đổ bể”. Tôi tin rằng đó chắc chắn không phải là cảm giác dễ chịu.

Thật may, điều này hiện tại vẫn chưa xảy ra!

Nhưng… thực tế là website có thể tụt hạng bất cứ lúc nào, đòi hỏi bạn phải biết xử lý những vấn đề này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê các cách tìm và sửa chữa trong SEO để website luôn nằm trong vùng an toàn, kéo traffic cho website trở về lại thời kì hoàng kim.

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Đây là 1 dự án HueVibe được nhận để phục hồi thứ hạng từ khóa. Traffic giảm dần trong 3 tháng (4,5,6/2021) (Biểu đồ trên công cụ Google Analytics)

Trước hết, hãy bình tĩnh!

Đừng hoảng sợ, đây chỉ là một phần trong SEO. Tin tốt là bạn không cần quá lo lắng. Có thể công cụ theo dõi thứ hạng đang gặp lỗi hoặc Google đang điều chỉnh thuật toán. Kiểm tra lại vào ngày hôm sau, và thường mọi thứ sẽ trở lại bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra. 

Nhưng phải làm sao khi dù đã kiểm tra nhiều lần , thứ hạng vẫn không tăng trở lại. Hoặc bạn vẫn muốn mọi thứ ổn định theo trật tự vốn có? Lần lượt kiểm tra qua các nguyên nhân bên dưới.

Bạn đã biết cách đo lường hiệu quả SEO chưa? Xem chi tiết tại đây.

1. Thứ hạng của website trên Google có thật sự giảm?

Website đã tụt hạng hay chỉ là công cụ theo dõi thứ hạng có trục trặc?

Lần lượt kiểm tra bảng xếp hạng của trang web thông qua phần mềm hay công cụ kiểm tra (Rank Tracker) và tài khoản Twitter, để xem xét có bất thường nào xảy ra. Những phần mềm này và Google thường chơi trò mèo vờn chuột. Ấy là khi Google cập nhật các thuật toán và thay đổi trang kết quả tìm kiếm, những rank tracker cũng vì thế phải cập nhật theo. Cho đến khi quá trình cập nhật hoàn tất, thứ hạng mà họ báo cáo cho bạn đôi khi bị tắt. 

Khi đó, hãy kiểm tra những số liệu phân tích trang web và Google Search Console (mở một tab khác) để xác thực liệu vị trí xếp hạng trên Google và lưu lượng truy cập miễn phí đã giảm xuống hay khôn. 

Ảnh bên dưới là ví dụ về hiệu suất của Google Search Console cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về số lần nhấp:

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Những dấu hiệu này cho thấy sự tụt hạng của website là thật. 

2. Các trang web vẫn được index trên google?

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Trước hết, hãy tìm kiếm “site:tên miền” của bạn để nhanh chóng kiểm tra quá trình index website vẫn hoạt động.

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Đồng thời, kiểm tra có bao nhiêu trang đang được index trên Google. Nếu tìm thấy toàn bộ trang trên trang kết quả tìm kiếm, đó là tin tốt. Nhưng một khi phần lớn các trang web bị loại ra khỏi hoạt động index của Google, nghĩa là bạn đang bị phạt theo hình thức thủ công (manual penalty). Nó cũng liên quan đến vài kỹ thuật về SEO và chúng tôi sẽ đề xuất hướng giải quyết ngay bên dưới.

1. Hình phạt thủ công của công cụ tìm kiếm khiến website tụt hạng

Những người đánh giá trên Google sẽ thực hiện các thao tác thủ công để xác định trang web của bạn không tuân thủ theo các quy tắc đánh giá chất lượng của Google. Có nhiều lý do dẫn đến các hình phạt này là:

– Trang web bị tấn công hack

– Website bị spam

– Backlink không chất lượng

– Nội dung không sáng tạo, trùng lặp

– Sử dụng thủ thuật che dấu trong SEO cloaking

Nếu thứ hạng giảm mạnh chỉ sau một đêm (tụt quá 10 vị trí) với nhiều từ khóa, kiểm tra các hình phạt thủ công là điều nên làm trong lúc này. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đăng nhập vào Google Search Console > Security and Manual Actions > Manual Actions. Nếu website bị phạt, sẽ có thông báo gửi đến kèm lời giải thích từ phía Google với nội dung rõ ràng. Dẫu rằng Google không ưu ái bất kỳ ai, nhưng họ vẫn cung cấp gợi ý về nơi tìm ra thủ phạm. Nó cũng cho biết liệu hành động đó có ảnh hưởng tới toàn bộ trang web hay chỉ là một vài trang hoặc tên miền phụ nhất định.

Xác định chính xác điều gì đã gây hại cho website. Đối với trường hợp xảy ra sự cố trên trang, dễ dàng tìm được nguyên nhân gây ra. Các vấn đề bên ngoài trang có thể do thuật toán hoặc mắc sai lầm trong chiến lược backlink, hoặc cũng có thể do đối thủ chơi xấu. Có nhiều nguyên nhân mà bạn không biết chính xác điều gì đang hãm hại website của mình, hãy kiểm tra các vi phạm phổ biến dưới đây:

a.  SEO Offpage tiêu cực ảnh hưởng đến thứ hạng web

SEO tiêu cực là bất kỳ hoạt động độc hại nào nhằm giảm thứ hạng trang web của đối thủ cạnh tranh trên kết quả công cụ tìm kiếm. Đó có thể là cố ý tạo các liên kết spam, link kém chất lượng đến web, thu thập nội dung hoặc hack web. SEO tiêu cực thường không thành công, nhưng vẫn có thể xảy ra, khi ấy thứ hạng của web sẽ bị sụt giảm đáng kể.

– Các liên kết bất thường: Vị trí của website sẽ bị ảnh hưởng bởi các liên kết spam. Nó có thể xảy ra khi bạn mua phải các link kém chất lượng hoặc do đối thủ tấn công web.

Khắc phục: Xây dựng hồ sơ backlink để kiểm tra 2 điều: một là gần đây số lượng backlink có tăng đột biến không, hai là những rủi ro bị phạt từ nguồn backlink. 

– Scraped Content – sao chép nội dung là một thủ thuật trong SEO ám chỉ  hành vi sử dụng nội dung trên các website khác, uy tín hơn một cách trái phép. Nếu Google phát hiện “phiên bản thật” của những sao chép ấy, website của bạn sẽ bị tụt hạng. 

Khắc phục: Bạn có thể sử dụng Copyscape Plagiarism Checker để xem liệu có ai đang sao chép nội dung của mình hoặc người chịu trách nhiệm content cho website của bạn đang lấy nội dung từ web khác. Vì cả hai điều này đều có hại cho SEO. 

– Trang web bị hack: Có hàng trăm cách để kẻ xấu xâm nhập vào những bảo mật của website. Việc sử dụng http để trao đổi dữ liệu, mật khẩu, tải tệp lên,…đều khiến cho trang web dễ dàng bị tấn công. Google luôn tối ưu trải nghiệm người dùng nên chỉ hiển thị những nội dung đáng tin cậy, và điều này khiến nó luôn quét các trang web để tìm các phần mềm độc hại. 

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Khắc phục: Một khi trang web của bạn bị tấn công, nó sẽ báo qua Google Search Console. Việc bạn cần làm là xem hướng dẫn của Google và khắc phục. 

b. Những vi phạm Onpage

Điều này có thể xảy ra và bạn cần phải kiểm soát nó. Xuất phát từ những hành động SEO sai, như tạo ra nội dung kém chất lượng, trải nghiệm người dùng chưa tốt hoặc internal link phức tạp. 

– Spam do người dùng tạo ra: Spam bình luận là một kỹ thuật SEO tiêu cực có thể tác động đến thứ hạng của website. Xem xét các trang web cho phép người truy cập bình luận như trang đánh giá sản phẩm, nhận xét bài blog, thông tin.. Những comment xấu là những liên kết, đề cập tới sản phẩm, công ty khác có chủ đề không liên quan. 

Khắc phục: Xóa nhận xét, khóa tài khoản, và xem xét thực hiện thêm các biện pháp phòng chống spam do người dùng tạo ra trong tương lai.

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

– Chuyển hướng lén lút (Sneaky redirect): là hành động đưa người dùng đến một URL khác với URL mà họ nhấp vào lúc đầu, nhằm tạo traffic đến các trang web không theo cách tự nhiên.

Trong nguyên tắc quản trị của Google cũng liệt kê cụ thể các chuyển hướng lén lút này như một chiến thuật Black Hat SEO vi phạm nguyên tắc của họ.

– Các liên kết outbound bất thường: Chúng ta biết rằng hình phạt link xảy ra khi website nhận các backlink có chất lượng thấp hoặc từ các link spam trỏ đến. Google sẽ phạt khi bạn đi link từ website của mình tới các website khác, nó được gọi là hình phạt “Liên kết đi ra không tự nhiên” (unnatural outbound links),hình phạt có thể áp dụng toàn bộ trang hoặc một phận trong website khiến thứ hạng web bị tụt giảm đáng kể.

2. Do Google cập nhật thuật toán

Google luôn không ngừng cải tiến và liên tục thay đổi các thuật toán tìm kiếm. Các thuật toán này được update hàng trăm lần mỗi năm, một số ảnh hưởng đáng kể đến website, trong khi số khác hầu như ít tác động đến thứ hạng website. Gần đây, những thuật toán như Penguin, Panda, và Hummingbird được đưa ra nhằm thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm tốt hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên, việc Google thay đổi thuật toán là điều ít được mong đời từ các SEOer và những người quan tâm đến SEO. 

Khắc phục: Để tránh những “bản án” từ Google, nên theo dõi những nguyên tắc quản trị trang web của google kết hợp với việc hợp tác và thực hiện chiến dịch SEO mũ trắng.

3. Đối thủ có website tốt hơn, đẩy trang web rớt hạng

Không chỉ riêng bạn cố gắng, mà đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng nỗ lực để tăng thứ hạng và SEO tốt. Mặc dù điều này ít khi ảnh hưởng quá mạnh đến thứ hạng website, nhưng dù vậy, nó vẫn có thể “đá bay” bạn ra khỏi những vị trí đẹp trên Top Google. 

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Khắc phục: Sử dụng SERP History từ những phần mềm kiểm tra thứ hạng để xem xem vị trí website đã thay đổi như thế nào so với đối thủ. Nếu nhiều thay đổi hỗn loạn như trang web mới, sự thay đổi liên tục, di chuyển nhiều, thì có khả năng bạn đang trải qua Google Dance – là hiện tượng bạn đang ở vị trí cao trên Google thì bị rớt hạng rất nhanh. 

– Nếu đối thủ xếp hạng cao hơn bạn do có khối lượng từ khóa lớn, thì có thể, họ đã thực hiện một số cải tiến trên toàn bộ trang web.

Khắc phục: Sử dụng phần mềm phân tích trang web của đối thủ cạnh tranh, để kiểm tra liệu họ có hơn bạn về tối ưu hóa kỹ thuật không, hay họ đang sở hữu hồ sơ backlink chất lượng. 

– Trường hợp bạn đã thay đổi số lượng và chất lượng từ khóa, thì nguyên nhân nữa đến từ việc tối ưu hóa On-page. Đối thủ cạnh tranh có thể đã cập nhật từng trang web, cải thiện nội dung, tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề và thẻ html. 

Khắc phục: Truy cập các trang chất lượng của đối thủ, so sánh và đánh giá với trang web của mình. Từ đó mượn ý tưởng và cập nhật cho website. 

Với trường hợp 2 và 3 thường thì kĩ thuật Audit website phương án tốt nhất  để phục hồi thứ hạng từ khóa và ổn định thứ hạng lâu dài

Các backlink chất lượng thấp có thể là nguyên nhân khiến website tụt hạng, ảnh hưởng đến hiệu suất trong SERP và làm mất backlink chất lượng trước đó. 

Khắc phục: Nếu bạn muốn lấy lại link bị mất, có thể liên hệ tới quản trị viên của website đó. Cách thức liên hệ sẽ phụ thuộc vào bản chất của backlink đó. Nếu bạn có mối quan hệ với quản trị viên đó, chỉ cần một cuộc gọi là có thể lấy lại nhanh chóng. Nhưng nếu bạn không quen họ, hãy sử dụng Email, Twitter hoặc LinkedIn là phương thức liên hệ tốt nhất. 

5. Thay đổi site 

Một số các thay đổi trên trang như thiết kế lại, thay đổi CMS hoặc chuyển sang HTTPS đều khiến website rớt hạng trên công cụ tìm kiếm. 

Khắc phục: Nếu gần đây bạn có thay đổi trang web, hãy mở Google Search Console, đi đến phần Pham vi lập chỉ mục > Lỗi. Nếu nó thể hiện nhiều lỗi hoặc có cảnh báo tương ứng với mốc thời gian thay đổi trang web sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân. Và thật may, Google có ghi lại nhật ký, thu thập và mô tả những bất thường này. Vì thế bạn dễ dàng xác định và khắc phục sự cố. 

6. Hành vi người dùng thay đổi làm website tụt hạng

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Người dùng luôn có những suy nghĩ mà chúng ta không thể lường trước được. Hơn nữa, nỗi khao khát tìm kiếm thông tin bổ ích luôn là điều hiện hữu trong hành vi tìm kiếm của mỗi người. Vì vậy, Google cho rằng, các chỉ số đo lường hành vi luôn biến động khiến vị trí xếp hạng của trang web bị “lung lay”. Bởi vì tỷ lệ nhấp chuột giảm cũng giải thích cho việc rớt hạng của website.

Đừng bỏ qua Tuyệt chiêu tăng tương tác khách hàng trên website để giữ chân họ ở lại thật lâu

7. SEM traffic cannibalization

Đúng như tên gọi, SEM traffic cannibalization nghĩa là lưu lượng truy cập từ SEM đang bị “ăn thịt”. Quảng cáo Google Ads luôn được ưu tiên trong SERP, và không có vấn đề gì khi đánh cắp lượng lớn truy cập từ những kết quả tìm kiếm tự nhiên. So sánh các từ khóa trong chiến dịch quảng cáo PPC với những từ khóa từ traffic tự nhiên. Nếu phát hiện từ khóa trùng lặp, bạn hãy nhanh chóng dừng quảng cáo PPC. Bởi vì tại sao bạn phải tiếp tục trả tiền cho những lưu lượng truy cập mà trong khi bạn hoàn toàn có thể nhận chúng miễn phí. 

8. Ưu tiên Index Mobile

Nguyên nhân nào khiến trang rớt hạn mạnh

Các công cụ tìm kiếm luôn đặc biệt quan tâm đến các web thân thiện trên nền tảng di động. Khi bàn về thứ hạng của Google, những trang web thân thiện với thiết bị di động thường được ưu tiên hơn nhiều. Nhưng cũng đừng lo lắng, vì điều này không có nghĩa các trang web trên nền tảng máy tính sẽ không được ưu ái. 

Thế nhưng, việc thiếu phiên bản cho nền tảng di động cũng là lý do khiến website tụt hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng truy cập. 

Một ví dụ rõ ràng: đối thủ của bạn đã tối ưu trang web của họ trên thiết bị di động và họ nhanh chóng vượt mặt bạn và leo top Google. 

Khắc phục: Hãy tạo thêm phiên bản web trên thiết bị di động sớm nhất có thể.

9. Google thay đổi, thứ hạng đổi thay

Nguyên nhân mất vị trí “xịn” trên Google cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: Google update thuật toán. Gần đây, Google ngày cao nâng cao trang kết quả của mình thông qua Knowledge Panel, Rich Snippet, Q&A sections, video clip, trang sản phẩm, quảng cáo việc làm và nhiều thứ khác nữa. Những điều ấy đều chung mục đích là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, và nếu bạn không đáp ứng kịp, chúng sẽ khiến website bạn tụt hạng nhanh chóng. 

Lời kết

Bất cứ lúc nào, những nguyên nhân khiến website tụt hạng kể trên, đều có thể xảy ra với bạn. Tôi biết cảm giác ấy không vui vẻ chút nào. Nhưng mọi chuyện đều có cách giải quyết và phụ thuộc vào hành động của bạn. Hi vọng những thông tin trên thật sự bổ ích và cũng mong rằng bạn không bao giờ phải sử dụng đến các cách khắc phục ấy. Chúc may mắn!

4.6 5 votes

Đánh giá bài viết