Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên

“Truyện Kiều” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu và điển hình cho các tác phẩm đặc sắc của mọi thời đại. Và để có được sức sống lâu bền đó thì chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật mà Nguyễn Du dụng công thể hiện nhất là qua đoạn trích “Trao duyên”

Trước hết, khi để nói về nghệ thuật miêu tả trong quan niệm của Tố Như- đó là một con người cũng như bao nho sĩ đương thời cũng như đã phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Có thể nói các nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng lên đều mang trong mình đỉnh cao của chân, thiện, mỹ dường nư lại đều được khắc họa bằng hàng loạt điển cố với bút pháp ước lệ.

Có thể nhận thấy rằng chính trong đoạn trích “Trao duyên” khi mà nhân vật Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha, nàng dường như cũng đã nghĩ tới người đã cùng mình thề non, đó là lời hẹn biển là Kim Trọng. Và chính với đoạn trích này thì đã thể hiện được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật một cách rõ nét nhất. Và đoạn trích như đã thể hiện sự giằng xé nội tâm sâu sắc của Thúy Kiều.

Người đọc sẽ vẫn thấy được những câu thơ như miêu tả nói lên trong đêm tối cô liêu tĩnh mịch, một mình Thúy Kiều cung với ngọn đèn hưu hắt, áo đẫm ướt giọt lệ. Lúc này nhân vật Thúy Kiều sống trong tâm trạng mặc cảm và trong cả sự tự ti trong lòng vô cùng nhiều suy nghĩ lo toan. Có thể thấy được trước sự phũ phàng rằng ngày mai đây thôi nàng dường như cũng sẽ thuộc về người đàn ông tên là Mã Giám Sinh. Thúy Kiều cảm thấy mình là một tội nhân làm nên một cuộc tình dở dang cho Kim Trọng.

Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Trời Liêu non nước bao xa,

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!

Biết bao duyên nợ thề bồi,

Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì?

Thúy Kiều lúc này lại như mang được tâm trạng mặc cảm vì mình là người bội ước, nên vô cùng giằng xé nội tâm. Và có thể thấy rằng trong cảnh gia đình gặp nguy biến để cứu cha và em trai nàng thì nàng không còn sự lựa chọn nào khác.Có lẽ chính bởi vậy mà việc trao duyên cho Thúy Vân là lựa chọn duy nhất và cũng rất đỗi khó khăn mà Thúy Kiều nghĩ ra được trong lúc này.

Tuy nhiên, cho dù có nói sao cho Thúy Vân nhận lời, và phải nói sao cho em không trách nàng. Khi mà bởi chuyện tình cảm là chuyện vô cùng khó lường trước, không phải muốn là được. Huống hồ đó lại chính là một cảnh tình chị duyên em xưa nay người đời chẳng ai muốn.

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai.

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.

Nguyễn Du dường như cũng đã vô cùng tài tình khi miêu tả tâm trạng đau khổ tới tận cùng của nhân vật Thúy Kiều lúc này. Và khi nghĩ tới người yêu của mình giờ này thì như vẫn đang ở nơi xa xôi giải quyết việc gia đình mà không hay biết duyên tình đã đôi người đôi ngả. Nó còn được xem là món nợ ân tình mà Thúy Kiều mang nặng với Kim Trọng.

Tâm trạng của Thúy Kiều như thấy cũng tội nghiệp cho chính bản thân mình vì ngày mai, ngày mà cuộc đời nàng sẽ đi về đâu bản thân nàng cũng không hề biết trước nữa, thật đáng buồn thương.

Và ta như có thể thấy được trong trích đoạn “Nỗi thương mình” kể về Thúy Kiều sau khi Mã Giám Sinh đã bỏ tiền mua kiều hắn ta đã đưa Thúy Kiều tới lầu xanh bán cho Tú Bà. Và lúc đó Thúy Kiều như đã lại thật quyết liệt chống lại âm mưu xấu xa, tàn ác của bọn buôn người nhưng không thành công. Nàng đã tự tử nhưng lại được cứu sống.

Trong lúc đó, nàng Kiều cũng chỉ vì ngây thơ cả tin nên bị Sở Khanh lừa rồi lại bán vào lầu xanh bắt làm gái làng chơi. Nàng Kiều lại phải tiếp khách mua vui cho người khác. Đó là những sự tủi nhục cay đắng trong đoạn trích này tác giả Nguyễn Du dường như cũng đã vẽ lên một bức tranh lầu xanh ong bướm lả lơi, những tiếng nhạc, chén rượu mua vui, những nụ cười giả dối trên môi.

Nhưng có thể thấy được ẩn chứa bên trong là tâm trạng nát tan, rối bời của người con gái tài sắc, nhưng nàng lại đã phải sống cảnh bùn lầy, nhơ nhuốc. Lúc này đây nhân vật Thúy Kiều muốn uống cho say, không tỉnh dậy nữa. Những nửa đêm khi rượu tan, tiệc tan thì lúc này nàng giật mình tỉnh giấc, nghĩ lại số phận mình càng cảm thấy bẽ bang và như đau đớn biết bao nhiêu:

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Và cũng chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi đó thôi mà dường như tác giả Nguyễn Du đã phác họa lên bức tranh lầu xanh thật sựám ảnh cho người đọc. Đó chính là nơi mua bán thân xác con người.

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Ta lại như nhận ra được điệp từ mình được tác giả Nguyễn Du sử dụng vô cùng tinh tế và đặc sắc. Điều nà cũng như đã thể hiện sự cô đơn bẽ bàng của Thúy Kiều, khi đối diện với chính mình giữa đêm tối. Ta như thấy được cả những tâm trạng nàng nặng trĩu, buồn chán, thê lương nhất là trong cảnh vật về khuya thanh vắng càng làm cho lòng của mỗi người thêm hiu hắt đớn đau.

Có lẽ chính tâm trạng tự thương mình là điểm chủ đạo trong đoạn trích này thì nhân vật Thúy Kiều từ một cô gái con nhà gia giáo lại còn có người yêu xứng đôi vừa lứa. Và hơn hết lẽ ra với kiều thì tương lai phơi phới vẫy gọi vậy mà phút chốc đã biến thành một cô gái lầu xanh, phải đi mua vui cho người khác, bị bán qua tay người này tới người khác như một món hàng vậy.

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Thật sâu sắc với hai câu thơ kết thúc thể hiện tâm trạng cô đơn đau khổ tới tận cùng của Thúy Kiều. Khi đó dường như nàng chỉ còn sống với những nỗi đau trong lòng mình. Tác giả Nguyễn Du thật tinh tế và phải phải vô cùng thấu hiểu, giàu lòng nhân đạo mới có thể viết lên những câu thơ như thấm đầy nước mắt nhiều xúc động tới vậy. Nguyễn Du quả thực thật sự xứng đáng là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong thơ ca trung đại.

Nguồn: Văn mẫu hay

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên
7
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên
72 KB
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên
0
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên
45

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong trao duyên

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Trao Duyên 1. Mở bài: “Trăm năm trông cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” - Truyện Kiều là một tuyệt tác để đời, cho thấy những rung cảm tuyệt vời, góc nhìn sâu sắc, mới mẻ cùng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, trong đó không thể không kể đến nghệ thu ật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của ông.Thúy Kiều – nhân vật chính của tác phẩm, là m ột cô gái tài năng, có vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành, mặn mà sắc sảo nhưng chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã phá hủy đời nàng. Bốn câu thơ trên đã vẽ nên một cuộc đời đầy bi kịch của Thúy Ki ều khi tr ở thành một món hàng của phường buôn thịt bán người và nhiều lần tự vẫn nhưng không thành… Trong những nỗi đau mà nàng phải gánh chịu, có lẽ trao duyên là điều khiến Kiều đau đớn nhất. Không một ai trên đời này có thể sẵn sàng trao lại duyên mình , thứ tình cảm mà mình trân tr ọng nhất cho người khác. Nguyễn Du đã bộc lộ được nỗi niềm thương cảm với số phận gian truân của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên” bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc, l ấy đi nhiều nước mắt của độc giả. 2. Thân bài: a. Tác gia,̉ tác phẩm - Tác giả : Nguyễn Du + xuất thân từ một gia đình quý tộc có truyền thống văn học + sống trong thời đại đầy biến động dữ d ội, ông bị ném t ừ l ầu son cać tía ra thẳng bão táp cuộc đời 1 + đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên ông thấu hiểu số phận của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người phụ nữ - Tác phẩm : Trao duyên + là một đoạn trích thuộc tác phẩm Truyện Kiều, một tuyệt tác văn học của Nguyễn Du với nhiều nghệ thuật đạt đến đỉnh cao của văn học trung đại + Sau đoạn thu xếp việc bán thân cuả Kiều + Thể hiện bi kịch và nỗi đau đớn cuả Thúy Kiều lúc trao duyên bằng nghệ thu ật miêu tả n ội tâ m nhân vật sâu sắc của nhà thơ. Có thể nói, ngh ệ thu ật miêu tả tâm lý nhân v ật ở đây đã đ ạt đến đỉnh cao của văn học trung đại. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, chúng ta có thể nhìn th ấu nỗi đau đớn đang giằng xé trong trái tim Thúy Kiều. b. Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Kiều lúc trao duyên: - Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc đầy đau kh ổ của Thuý Kiều, khắc họa sắc nét bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đặc biệt bộc lộ biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Mở đầu là lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân: “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” - Chỉ hai câu thơ mà Nguyễn Du đã dựng lên một không khí đặc biệt. Lời nói của Kiều với Vân không còn là ngôn ngữ thông thường của chị nói với em trong một gia đình gia giáo nề nếp nữa : + Mở đầu đoạn thơ bằng từ "cậy" thay vì từ "nhờ" + Âm điệu : "cậy" mang thanh trắc =>Tạo nên một không khí trang tr ọng đặc bi ệt, mang âm đi ệu thổn thức của một mối tâm sự khó diễn tả thành lời + Mức độ kính cẩn : "cậy" : chỉ nhờ cậy, tin tưởng được một người "nhờ" : nhờ vả được nhiều người. - Người ta chỉ thường lạy để tỏ sự biết ơn, lạy người đã khuất, t ổ tiên, th ần linh, cha m ẹ, nh ững người bề trên nhưng Nguyễn Du lại để cho Thúy Kiều lạy Thúy Vân - Kiều có vai vế lớn hơn Vân, đáng lẽ ra Kiều nói gì thì Vân phải nghe. Nhưng ở đây Ki ều đang nh ờ vả Vân một chuyện cá nhân, chuyện tình cảm nên cách dùng từ tạo nên không khí trang nghiêm cho buổi trao duyên, thể hiện lòng tin, sự thành kính, van ơn cùng niềm hi vọng nh ất định của người chị vào người em gái. - Bằng những lời lẽ vừa khẩn khoản vừa thiết tha, Kiều đã tự hạ mình xuống tư thế của người cậy nhờ, cầu khẩn chính đứa em ruột của mình. Thúy Kiều đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều trước khi mở lời : 2 + Từ “cậy” được tác giả Nguyễn Du sử dụng hoàn toàn đúng ngữ cảnh, thể hiện sự tinh tế của tác giả khi lựa chọn từ ngữ => Kiều hiểu được gánh nặng mà nàng sắp trao cho em + Dùng từ "chịu" thay vì từ "nhận" ,"chịu": như biết rằng Vân chắc chắn sẽ nhận lời nhờ cậy của mình, có phần nài ép của Kiều, bất đắc dĩ như không thể nào làm khác đi của Vân. => Nói lên tâm tư người con gái trao duyên và sự đồng cảm của nàng đối với em, bởi nàng biết Vân sẽ vì tình chị em mà chấp nhận mối duyên này. => Câu thơ sáu chữ giản dị mang dáng dấp một lời cầu nguyện chứa đụng tất c ả chiều sâu, tinh tế của tâm hồn người con gái trao duyên. + "Lạy": nghi thức người xưa dùng để đáp lễ. => Với Kiều, Vân không còn là em mình mà là một vị ân nhân, và nàng phải dùng nghi th ức lạy kính cẩn để thưa chuyện với vị ân nhân của mình. => Qua hành động trái lý lẽ về mặt nghi thức này (chị lạy em) , Nguyễn Du đã khái quát được cả câu chuyện và nỗi lòng bi thương của người trong cuộc. - Trái ngược với Thanh Tâm tài nhân khi Kiều nói ra những điều ở trên, tác giả chuyển qua miêu t ả phàn ứng của Thúy Vân, nhưng Nguyễn Du thì không như vậy, ông để Thúy Kiều nói tiếp để tạo thêm sức ép cho Thúy Vân phải chấp nhận việc trao duyên. Lời Thúy Kiều vẫn trong một mạch cảm xúc xuyên suốt đoạn trích, không hề gián đoạn: “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Đêm ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chính suối hãy còn thơm lây” +”Đứt gánh tương tư”: thành ngữ chỉ sự bất ngờ không thể lường trước => Con người trong hoàn cảnh đó cũng trở nên hụt hẫng, chênh vênh. Qua đó thấy được nỗi đau khôn cùng của nhân vật trước cả một "gánh tương tư". + “Tơ thừa” : mối tơ duyên mà 2 người không thể trao nhau đành phó thác cho Thúy Vân. 3 => Hình ảnh "mối tơ thừa" dâng lên trong lòng người đọc một cảm xúc mãnh li ệt về nỗi xót xa trong lòng nàng Kiều bấy giờ khi phải tự cắt đứt tơ duyên. +"Mặc": Dẫu biết là thiệt thòi, bất công cho em nhưng Kiều tin chỉ mình Vân m ới có th ể gánh vác mối tơ thừa này => Nỗi thấu cảm của Thúy Kiều dành cho em, chỉ có thể bất lực nhìn em gánh thay m ối duyên này. => Đoạn thơ đã được Nguyễn Du viết ra một cách khúc chiết, mỗi dòng chứa một thông tin sự vi ệc và chúng gối lên nhau một cách logic. => Kiều đẩy Vân vào một tình thế khó xử, không biết có nên nhận mối tơ th ừa này không. Đi ều đó chính Kiều cũng biết nhưng không còn sự lựa chọn nào khác mà đành phải cố chấp vá lại m ối duyên đã đứt bằng việc trao nó cho em mặc dù biết rằng trong mối quan hệ đó Thúy Vân ch ỉ là người thừa là người thứ ba trong truyện này. - Thúy Kiều trình bày lại sự gặp gỡ của mình với Kim Trọng, kể lại tiến trình sự vi ệc gợi mở trong lòng Thúy Vân lại những chuỗi sự kiện đã xảy ra. - Và khi sống gió ập đến, Thúy Kiều phải đứng giữa sự lựa chọn gia đình hay tình yêu và Ki ều quyết định vì chữ hiếu mà bỏ đi cái tình đang dang dở của mình. +“Ngày xuân”: ẩn dụ về tuổi trẻ của Thúy Vân +“Dài”: ngày xuân em dài, đường đời thênh thang vì thế mà hãy "xót tình máu mủ" thay chị trả duyên cho chàng Kim => Câu thơ là lời khẩn cầu tha thiết mà não lòng xoáy vào tình máu mủ ruột rà gi ữa hai ch ị em, là tiếng kêu thống thiết vang lên thức tỉnh Vân về bổn phận người làm em qua nỗi đau xé lòng của người chị. =>Bằng cách nói khéo léo “Xót tình máu mủ thay lời nước non” – em hãy vì tình nghĩa chị em trong gia đình , chị đã bán thân để chuộc cha và em , còn em hãy giúp chị ti ếp nối duyên ch ị với chàng Kim, cách nói ấy như ép Thúy Vân vào thế gọng kìm, buộc em phải chấp nhận vì chị đã hi sinh cả tình yêu thời thanh xuân của chị để báo hiếu cha mẹ , còn em, em phải làm việc gì đó giúp ch ị chứ. - Kiều còn nói thêm về tương lai tăm tối của mình , có thể chết , sống m ột cuộc đời đầy kh ổ c ực nhưng đến cả khi chết chị vẫn không quên được công ơn của em: “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” - Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành, vừa thuyết phục, vừa thiết tha vừa ràng bu ộc đ ưa Vân đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Nàng Kiều của Nguyễn Du vẫn tỏ ra sắc sảo mặn ngay cả trong bi kịch đau đớn nhất của mình. 4 => Thể hiện tấm lòng vị tha đáng trân quý của Kiều khi lo cho cảm xúc người khác trước khi lo cho mình. c. Nghệ thuật miêu tả tâm lý Kiều sau khi trao duyên: - Mượn cả đến cái chết để nói lên sự thanh thản của mình nếu như Vân nhận lời nối duyên với Chàng Kim, vậy mà khi trao những kỷ vật cho Vân, Kiều lại thấy mình mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều trao mà lòng Kiều như còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình: ”Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên! Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.” - Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc này, trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy đã mất hết không thể kìm nén được tình cảm của mình nữa Nguyễn Du để trái tim đa cảm của Kiều bắt đầu lên tiếng. - Biết bao giằng xé đau đớn trong hai chữ “của chung” phi lý. - Khẩn xin em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiều lại thấy mình như kẻ bị mất người, coi mình như người mệnh bạc. => Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều thêm đau đớn - Mọi hình ảnh khi ấy giờ đây với Kiều chỉ còn lại là những mảnh kí ức. Sự c ảm nh ận c ủa th ời gian có màu sắc tâm lý ấy đã tô đậm thêm nỗi đau đớn của nàng Kiều khi ý thức sâu sắc được sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. - Thúy Kiều đã lấy vật định tình mà chàng Kim Trọng tặng mình trao lại cho Thúy Vân nh ư th ể hiện tình cảm của mình từ nay do Thúy Vân nhận lãnh trách nhiệm, hoàn thành lời ước h ẹn với Kim Trọng. Để rồi cuộc đời Kiều, về tinh thần đã chết: “Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”. 5 - Vẫn là lời của Kiều tâm sự, cầu khẩn với Vân tưởng như những lời từ thế giới bên kia vọng về, thấm đầy nước mắt. - Dẫu đã sang thế giới bên kia nhưng linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn còn mong muốn, khao khát qua những làn gió nhẹ, hiu hiu trở về gặp lại người yêu, vẫn khao khát nh ận được sự đồng cảm, nhớ thương của con người nơi trần thế. Nàng không muốn bị đưa vào quên lãng. => Chỉ với vài dòng thơ mà Nguyễn Du đã cho thấy bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế và sáng tạo, đan xen giữa hiện thực, quá khứ và tương lai cùng góc nhìn chân thực - Trao đi một mối tình vẫn còn đang say nồng đối với Kiều quả thật là một điều khó khăn. Khi đã ý thức được bi kịch tình yêu tan vỡ ở hiện tại, nàng vẫn khao khát được hạnh phúc, được yêu: “Bây giờ trâm gãy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phân sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” - Trong đêm dài, Kiều cảm thấy đau xót trước sự chia li của nàng và Kim Tr ọng, ta có th ể th ấy được qua những từ ngữ, hình ảnh dồn dập như: “trâm gãy bình tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”. - Nàng còn hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp của cái ngày uống chén rượu thề với chàng Kim làm cho bi kịch ấy trở nên đau thương hơn. - Dẫu khó khăn là thế, nhưng Kiều không thể thay đổi được số phận của mình, đ ể r ồi ph ải th ốt lên những tiếng xót xa đến xé lòng: “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” + Tên chàng Kim, “Kim Lang”, vang lên hai lần, vừa tha thiết, vừa xi ết bao trân tr ọng và r ồi câu th ơ cuối là một lời than, lời tự trách mình. + Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định mặc cảm có tội của Kiều. => Phủ định tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã làm cho chàng Kim, phủ nhận nỗi yên tâm của mình trong khoảnh khắc trên kia . - Nàng tuy có đau thêm cho mình nhưng vẫn một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau không đ ơn giản mà tăng lên gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh, quá sức chịu đựng của thể xác 6 => Một lần nữa thể hiện sự vị tha của Kiều khi lo cho cảm xúc người khác trước khi lo cho mình. - Dẫu cho Kiều đã ân cần, yêu mến Kim Trọng hết mực, thế nhưng nàng vẫn thấy bản thân mình đã phụ lòng người thương. - Nàng thương chàng Kim hơn cả chính mình, không đổ lỗi cho hoàn c ảnh đáng th ương mà nh ận trách nhiệm về phía bản thân. => Qua đó, chỉ một chữ “phụ” thôi, vẻ đẹp nhân cách cao thượng của nàng Kiều được làm sáng lên bởi bút pháp tài hoa của Nguyễn Du. 3. Kết bài: Thông qua đoạn trích “Trao duyên”, ta dường như đã chứng kiến được lúc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân. Cái xã hội phong kiến đen tối kia đã khiến nàng phải đặt chữ tình chữ hiếu lên bàn cân và rồi bắt chính mình phải lựa chọn. Nhưng vốn dĩ chữ tình chữ hiếu không thể đặt lên mà so sánh. Qua đây phần nào phản ánh được số phận trôi nổi của thân ph ận người phụ nữ khi x ưa. Tác phẩm cho thấy bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật đã đạt đến trình độ thượng thừacủa Nguyễn Du, từng tâm lý nhân vật đều được bộc lộ một cách chân thực , sinh động qua những t ừ ng ữ ch ọn l ọc đầy cô đọng và hàm súc. Bằng ngòi bút của mình, việc miêu tả tâm lý nhân vật Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ, chia li của mình, rồi tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu trong lòng. Vì vậy người đọc có cảm giác đ ược chứng kiến toàn bộ sự việc trao duyên ấy.Nguyễn Du quả là một vị đại thi hào của dân tộc và xứng đáng được lưu danh vào dòng chảy văn học Việt Nam mãi mãi. Ta cần khuyến khích nhi ều bạn trẻ đọc đoạn trích này nói riêng hay tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung để làm giàu thêm v ốn văn chương cũng như rèn giũa đạo đức của bản thân. 7

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.