Ngày 3 tháng 3 âm lich là ngày gì năm 2024

Xem lịch âm hôm nay ngày 3/3; theo dõi âm lịch hôm nay 3/3; lịch âm Chủ Nhật ngày 3 tháng 3 năm 2024 nhanh và chính xác.

Thông tin chung về lịch âm hôm nay 3/3/2024

  • Dương lịch: 3/3/2024.
  • Âm lịch: 23/1/2024.
  • Nhằm ngày: Thiên hình hắc đạo.
  • Xét về can chi, hôm nay là ngày Bính Dần, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn thuộc tiết khí Vũ Thủy.
  • Ngày Thoa Nhật (Tiểu Cát) - Ngày Bính Dần - Dương Mộc sinh Dương Hỏa: Là ngày tốt (tiểu cát), có Địa Chi xuất Thiên Can. Trong ngày này công việc ít gặp trở ngại, con người dễ đoàn kết, khả năng thành công cao.
  • Tuổi hợp với ngày: Ngọ, Tuất.
  • Tuổi khắc với ngày: Giáp Thân, Nhâm Thìn, Nhâm Thân, Nhâm Tuất.

Ngày 3 tháng 3 âm lich là ngày gì năm 2024

Tham khảo giờ tốt, xấu lịch âm hôm nay 3/3

Tham khảo giờ hoàng đạo, hắc đạo, giờ xuất hành lịch âm hôm nay 3/3/2024, để tiến hành các kế hoạch, công việc quan trọng với mong muốn thuận tiện hơn.

Lịch âm hôm nay cho thấy có giờ Hoàng Đạo sau:

- Giờ Tý (23h-01h): Thanh long. Tốt cho mọi việc, đứng đầu bảng trong các giờ Hoàng Đạo.

- Giờ Sửu (01h-03h): Minh đường. Có lợi cho việc gặp các vị đại nhân, cho việc thăng quan tiến chức.

- Giờ Thìn (07h-09h): Kim quỹ. Tốt cho việc cưới hỏi.

- Giờ Tỵ (09h-11h): Kim Đường. Hanh thông mọi việc.

- Giờ Mùi (13h-15h): Ngọc đường. Tốt cho mọi việc, trừ những việc liên quan đến bùn đất, bếp núc. Rất tốt cho việc giấy tờ, công văn, học hành khai bút.

- Giờ Tuất (19h-21h): Tư mệnh. Mọi việc đều tốt.

Giờ Hắc Đạo hôm nay:

- Giờ Dần (03h-05h): Thiên hình. Rất kỵ kiện tụng.

- Giờ Mão (05h-07h): Chu tước. Kỵ các việc tranh cãi, kiện tụng.

- Giờ Ngọ (11h-13h): Bạch hổ. Kỵ mọi việc, trừ những việc săn bắn tế tự.

- Giờ Thân (15h-17h): Thiên lao. Mọi việc bất lợi, trừ những việc trấn áp thần quỷ (trong tín ngưỡng).

- Giờ Dậu (17h-19h): Nguyên vũ. Kỵ kiện tụng, giao tiếp.

- Giờ Hợi (21h-23h): Câu trận. Rất kỵ trong việc dời nhà, làm nhà, tang lễ.

Xuất hành hôm nay âm lịch 3/3/2024

Ngày xuất hành:

Khu thố: Xuất hành rất xấu, nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài lộc không được, trên đường đi bất lợi, mất đồ, mất của.

Hướng xuất hành:

Xuất hành theo hướng Tây Nam để đón Hỷ thần và xuất hành theo hướng Đông để rước Tài thần.

Giờ xuất hành:

1. Giờ Tý (23h-01h): Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

2. Giờ Sửu (01h-03h): Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở.

3. Giờ Dần (03h-05h): Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

4. Giờ Mão (05h-07h): Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

5. Giờ Thìn (07h-09h): Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

6. Giờ Tỵ (09h-11h): Là giờ Xích khẩu. Dễ xảy ra việc xung đột bất hòa hay cãi vã. Người đi nên hoãn lại.

7. Giờ Ngọ (11h-13h): Là giờ Tiểu các. Xuất hành gặp nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, giao dịch có lời. Công việc trôi chảy tốt đẹp, vạn sự hòa hợp.

8. Giờ Mùi (13h-15h): Là giờ Tuyệt lộ. Cầu tài không có lợi, ra đi hay gặp trắc trở.

9. Giờ Thân (15h-17h): Là giờ Đại an. Cầu tài đi hướng Tây, Nam. Xuất hành được bình yên. Làm việc gì cũng được hanh thông.

10. Giờ Dậu (17h-19h): Là giờ Tốc hỷ. Niềm vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam. Xuất hành được bình yên. Quãng thời gian đầu giờ tốt hơn cuối giờ.

11. Giờ Tuất (19h-21h): Là giờ Lưu niên. Mọi sự mưu cầu khó thành. Đề phòng thị phi, miệng tiếng. Việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền, luật pháp nên từ từ, thư thả.

12. Giờ Hợi (21h-23h): Là giờ Xích khẩu. Dễ xảy ra việc xung đột bất hòa hay cãi vã. Người đi nên hoãn lại.

Việc nên và không nên làm ngày 3/3/2024

Việc nên làm: Đổ trần, lợp mái nhà, tranh chấp, kiện tụng, tế lễ, chữa bệnh.

Việc không nên làm: Cưới hỏi, cầu tài lộc, xuất hành đi xa, sửa chữa nhà, xây dựng, động thổ, chuyển về nhà mới, khai trương, mở cửa hiệu, cửa hàng, mai táng, an táng.

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là Tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Ngày 3 tháng 3 âm lich là ngày gì năm 2024

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua thương xót và thấy lỗi lầm của mình. Ông cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi. Ông cũng hạ lệnh người dân phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội để tưởng nhớ (khoảng mùng 3 tháng 3 tới 5 tháng 3 âm lịch). Cho đến ngày nay, mùng 3 tháng 3 âm lịch được coi là Tết Hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt

Từ thời Lý, nhân dân Việt Nam cũng có ảnh hưởng bởi ngày này. Nhưng khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, vào mùng 3 tháng 3 hằng năm, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội (Hàn Thực) với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 người Việt từ khắp mọi miền Tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Ngày 3 tháng 3 âm lich là ngày gì năm 2024

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.