Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

Khi doanh nghiệp làm mất hóa đơn GTGT đầu vào hoặc hóa đơn đầu ra, doanh nghiệp phải lập biên bản mất hóa đơn, đồng thời lập báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn theo mẫu BC21/AC gửi cơ quan thuế trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phát hiện mất hóa đơn.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách lập biên bản mất hóa đơn.

1. Quy định về lập biên bản mất hóa đơn

Quy định về lập biên bản mất hóa đơn qua Công văn 77340/CT-TTHT 2017 mất hóa đơn liên 2 bị sai tên, địa chỉ

+ Tại Khoản 3 Điều 20 quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập:

“Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

- Biên bản mất hóa đơn phải có xác nhận của đại diện 2 Công ty: bên mua và bên bán.

- Các bạn tham khảo biên bản mất hóa đơn sau:

Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

Hướng dẫn cách lập biên bản mất hóa đơn mới nhất

2. Cách lập mẫu BC21/AC

- Các bạn có thể lập mẫu BC21/AC trên Word hoặc trên phần mềm HTKK 3.3.7 sau đó gửi cho cơ quan thuế.

- Mẫu BC21/AC theo thông tư 39/2014/TT-BTC

Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

- Để lập mẫu Mẫu BC21/AC trên HTKK 3.3.7,

+ Bước 1: đăng nhập vào phần mềm, chọn “Hóa đơn”, sau đó chọn “Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn (BC21/AC)”

+ Bước 2: điền đầy đủ thông tin về mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn bị mất, liên hóa đơn mất và lý do mất, cháy, hỏng hóa đơn

Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

Sau khi lập xong, bạn nhớ phải gửi mẫu BC21/AC này tới cơ quan Thuế quản lý ngay sau đó để hạn chế mức phạt của cơ quan Thuế nhất có thể nhé!

Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị mất, cháy, hỏng hóa đơn GTGT mới nhất

“Điều 24. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn

1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất; cháy, hỏng hóa đơn.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.”

Trên đây là hướng dẫn cách lập biên bản mất hóa đơn mới nhất theo mẫu BC21/AC trên word và trên phần mềm HTKK một cách chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Để tìm hiểu thêm về cách xử lý trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng viết sai nội dung các bạn theo dõi thêm bài viết: Xử lý khi viết sai hóa đơn GTGT

Khi hóa đơn bị mất, phải hủy, thu hồi… doanh nghiệp cần lập biên bản nào? Tham khảo ngay các mẫu biên bản mất hóa đơn, điều chỉnh hóa đơn sau đây.

Trong quá trình vận hành, kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro như cháy, mất hóa đơn, phải hủy, điều chỉnh hóa đơn,.. Bộ phận kế toán cần có kỹ năng xử lý các tình huống này để tránh bị phạt, tránh làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Sau đây là những mẫu biên bản mất hóa đơn đỏ, thu hồi hóa đơn,… theo quy định hiện hành mà chủ doanh nghiệp, kế toán có thể tham khảo để áp dụng xử lý phù hợp trong từng tình huống.

Mẫu Biên Bản Mất Hóa Đơn Thường Gặp

Dưới đây là 5 mẫu biên bản thường gặp khi xảy ra sự cố mất hóa đơn cũng như các biên bản liên quan:

  • Mẫu Biên Bản Mất Hóa Đơn Đỏ (GTGT) Liên 2 Đã Lập
  • Mẫu Biên Bản Báo Cáo Mất, Cháy, Hỏng Hóa Đơn
  • Mẫu Biên Bản Thu Hồi Hóa Đơn
  • Mẫu Biên Bản Hủy Hóa Đơn
  • Mẫu Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn

Hãy cùng Mifi tìm hiểu rõ hơn về các mẫu hóa đơn này cũng như các lưu ý khi sử dụng mẫu hóa đơn. Link tải mẫu có đính kèm dưới mỗi mẫu, bạn có thể tải về.

Mẫu Biên Bản Mất Hóa Đơn Đỏ (GTGT) Liên 2 Đã Lập

Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

Trong quá trình lập, lưu trữ, người mua và bán có thể làm mất liên 2 hóa đơn GTGT.

Mẫu biên bản mất hóa đơn GTGT (liên 2 đã lập) căn cứ vào Nghị định 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ, Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

Trong quá trình giao dịch, buôn bán dịch vụ, hàng hóa, người bán đã lập hóa đơn theo đúng luật định.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà hóa đơn có thể bị thất lạc, hỏng, mất,… liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập. Đặc biệt, trong thời buổi phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh doanh Online, hóa đơn cũng có thể được gửi đến người mua thông qua bên trung gian, hoặc được gửi đến sau hàng hóa,…

Do đó, việc mất hóa đơn cũng dễ xảy ra hơn.

Lúc này, cả người bán và người mua cần lập biên bản ghi nhận sự việc, ghi rõ thông tin liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào. Đồng thời, hai bên cần ký và ghi rõ họ tên của người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật, đóng dấu (nếu có) trên biên bản.

Lưu ý:

  • Người mua và người bán hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cháy, mất, hỏng hóa đơn.
  • Bộ phận kế toán của bên bán hàng cần tiến hành sao chụp liên 1 của hóa đơn sau khi lập biên bản mất hóa đơn (GTGT) liên 2 đã lập. Đồng thời, bản sao cần được người đại diện theo pháp luật ký xác nhận, đóng dấu để giao cho người mua.
  • Người mua có thể sử dụng hóa đơn bản sao đã được người bán ký xác nhận, đóng dấu (nếu có), kèm với biên bản về việc cháy, mất, hỏng liên 2 hóa đơn để kê khai thuế, làm chứng từ kế toán.
  • Bên làm mất hóa đơn phải làm báo cáo mất, hỏng, cháy hóa đơn gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo này được làm theo mẫu BC21/AC theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
    \> Tải mẫu biên bản mất hóa đơn đỏ

Mẫu Biên Bản Báo Cáo Mất, Cháy, Hỏng Hóa Đơn

Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn gốc năm 2024

Bên làm mất hóa đơn phải dùng cả mẫu biên bản mất hóa đơn và mẫu biên bản báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn để báo cáo cho cơ quan thuế.

Như đã đề cập ở trên, bên cạnh mẫu biên bản mất hóa đơn, bên làm mất hóa đơn còn cần làm biên bản báo mất hóa đơn. Trong vòng 5 ngày sau khi làm mất, hỏng, cháy hóa đơn, kế toán phải làm thông báo với cơ quan thuế theo quy định.

Theo đó, bộ phận kế toán cần điền thông tin theo mẫu BC21/AC của thông tư 39/2014/TT-BTC.

Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ làm báo cáo mất hóa đơn trên phần mềm hỗ trợ kê khai, sau đó gửi qua mạng đến cơ quan thuế. Trên phần mềm hỗ trợ kê khai, bạn chỉ cần vào mục “hóa đơn” là có thể làm báo cáo này.

Tùy từng trường hợp, đối tượng làm mất, hỏng hóa đơn mà bộ phận kế toán sẽ làm thông báo phù hợp gửi cơ quan thuế.

\> Tải mẫu biên bản báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn

Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản.

Hai bên cùng tiến hành lập biên bản để xác nhận việc bên mua mua hàng đã làm mất bản gốc liên 2 – liên giao cho khách hàng theo chi tiết sau:

Số hóa đơn bị mất bản gốc (liên 2):

Liên 1 của các hóa đơn trên, bên bán hàng (bên giao hóa đơn – Công ty TNHH Bảo An) đã thực hiện kê khai thuế trong kỳ báo cáo quý 1 năm 2015.

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mất hóa đơn này. Biên bản này lập thành 02 bản, đơn vị giao hóa đơn giữ 01 bản, đơn vị nhận hóa đơn giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO HÓA ĐƠN ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN HÓA ĐƠN (Ký và đóng dấu) (Ký và đóng dấu)

Tải về tại đây: Mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn

Sau khi lập biên bản này thì người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. mẫu biên bản xác nhận mất hóa đơn liên 2 đầu vào

Còn việc quan trọng nữa đó là bên làm mất hóa đơn sẽ phải làm báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn theo mẫu BC21/AC theo thông tư 39/2014/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các bạn có thể tải mẫu này về tại đây: Mẫu báo cáo mất hóa đơn BC21/AC

Ai là người ký biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau: Lập biên bản điều chỉnh (BBĐC) hóa đơn có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.

Mất hóa đơn liên 2 bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử ...