Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

ANH HÙNG DÂN TỘC LÝ THƯỜNG KIỆT

Lý Thường Kiệt (1019- 1105) là một danh tướng đời nhà Lý. Ông là người đức tài toàn vẹn, văn võ kiêm toàn, là người con chí hiếu, người bầy tôi trung thành, người yêu nước nồng nàn, nhà chính trị kiệt xuất, nhà quân sự thiên tài, nhà nội trị tài giỏi. Ông là kết tinh những đức tính quý báu của dân tộc Việt Nam, thể hiện được nguyện vọng, ý chí độc lập tự do của nhân dân ta, là anh hùng kiệt xuất sáng mãi trong lịch sử nước nhà. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của ông, Thư viện Hà Nội trân trọng giới thiệu Bộ sưu tập số “Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt “.

Ông vốn họ tên là Ngô Tuấn, tên tự là Thường Kiệt, sau được ban họ vua nên đổi thành Lý Thường Kiệt. Quê của ông ở xã An Xá, huyện Quảng Đức nay thuộc phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, sau chuyển sang ở phường Thái Hòa, nay thuộc khu vực nội thành thành phố Hà Nội. Ông là người văn võ toàn tài, được đào tạo từ nhỏ. Ông làm quan trải qua ba triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông làm đến chức Thái úy, tước Khai quốc công. Ông được vua Lý Nhân Tông ban cho hiệu “Thiên tử nghĩa đệ”.

Lý Thường Kiệt là người có công trong việc đánh dẹp quân Chăm pa xâm lấn, quấy nhiễu biên giới. Ông đặc biệt có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 – 1077). Sau thất bại này, nhà Tống buộc phải giữ bang giao thân thiện với Đại Việt trong suốt 200 năm về sau.

Trong thời gian 19 năm Lý Thường Kiệt được giao nhiệm vụ là Tổng trấn Thanh Hóa (1082 - 1103), ông đã xây dựng Thanh Hóa thành vùng đất biên ải vững chắc về mọi mặt của nhà Lý. Ông đã củng cố bộ máy cai trị, sử dụng người tài, phát triển kinh tế, khuyến khích nghề nông, nghề đánh cá, nghề muối, nghề thủ công mỹ nghệ, phát triển văn hóa, khuyến khích học hành, xóa bỏ phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phát triển Phật giáo.

Cuối năm 1103, Lý Thường Kiệt được cử đi dẹp loạn Lý Giác ở Diễn Châu (Nghệ An) khi đã 84 tuổi. Năm 1105, ông về triều rồi mất ở tuổi 86.

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung là di tích lịch sử, văn hoá và kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo, trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là một danh tướng đời Lý. Ông là người đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống vào năm 1075 đến 1077.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Lý Thường Kiệt được biết đến là một trong 14 vị tướng tài, Anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Công lao của ông còn gắn liền với 19 năm (1082 - 1101) được vua biệt phái vào cai quản trấn Thanh Hóa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Vùng đất này đã được ông xây dựng thành một pháo đài bất khả xâm phạm vào thời bấy giờ.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Trong thời gian làm Tổng trấn Thanh Hóa, Thái úy Lý Thường Kiệt nổi tiếng là một vị quan anh minh. Nhờ vào lòng đức độ, sự khoan dung và sáng suốt của ông mà người dân trong trấn đã được hưởng nhiều lợi ích. Sau khi qua đời, để tỏ lòng biết ơn, người dân xứ Thanh đã chọn đất, góp công sức và của cải xây dựng chùa Báo Ân để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Bên cạnh đó, trên mảnh đất khi còn sống Lý Thường Kiệt đã chọn làm “Thọ thân” cũng đã được người dân xây dựng một ngôi đền để thờ phụng ông.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Đền thờ được xây dựng theo kiến trúc cổ 5 gian tiền đường, một hậu cung, nghinh môn, 4 bia đá, tường rào... tạo ra cho khu di tích sự cổ kính và hấp dẫn ở chân núi Ngưỡng Sơn nổi tiếng xứ Thanh. Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, 12 cột lớn và 12 cột quân bằng lim. Có 3 cửa chính ra vào và 2 cửa phụ.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Cột, kèo và các vì trong đền được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết hoa văn về các linh vật như: Long, ly, quy, phụng và hoa lá cách điệu.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Bức hổ phù ở gian giữa tiền đường cũng như hổ phù ở gian trái là những tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt tác.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Ngoài cổng đền người xưa đắp ba chữ ở trên là “Lý Đại Vương”.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Cổng phụ của đền vẫn còn nguyên vẹn nét cổ kính.

Lý thường kiệt được cử làm tổng trấn thanh hóa năm 2024

Trải qua mưa nắng và thời gian, đền thờ có xuống cấp, hư hỏng, nhưng những chứng tích về mặt lịch sử, văn hóa vẫn còn nguyên giá trị.