Mức tiền phạt bao nhiêu có quyền được giải trình năm 2024

Thứ nhất, nội dung giải trình trong biên bản vi phạm hành chính còn nhiều sai sót như: người có thẩm khi lập biên bản bỏ qua nội dung giải trình trong trường hợp người vi phạm được quyền giải trình (ví dụ: Khi lập biên bản hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép, có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt sẽ dưới 15.000.000 đồng (3) nên người lập biên bản cho rằng người vi phạm không có quyền giải trình và không ghi nội dung giải trình trong biên bản là không đúng, vì khung tối đa tiền phạt là 20.000.000 đồng nên người vi phạm vẫn có quyền giải trình). Ghi nội dung giải trình không đúng như: giải trình tới người không có thẩm quyền, sai thời hạn giải trình…làm ảnh hướng đến quyền giải trình của người vi phạm. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp người vi phạm cũng không biết là mình có quyền, cách thực hiện giải trình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ hai, Luật năm 2012 không quy định giải trình trong trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính là chưa hợp lý bởi tịch thu phương tiện tang vật là biện pháp xử lý nghiêm khắc và trong nhiều trường hợp phương tiện, tang vật bị tịch thu có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với mức phạt là 15.000.000 đồng hay 30.000.000 đồng.

Thứ ba, quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình chưa có sự thống nhất. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, thời hạn cá

Tags: thi hành, hồ sơ, thực hiện, cá nhân, sửa đổi, bổ sung, pháp luật, quy định, theo dõi, quyết định, thời gian, công tác, biên bản, vi phạm, đặc biệt, xử lý, đảm bảo, yêu cầu, tuy nhiên, cơ bản, pháp lý “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Bên cạnh đó, quán triệt quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật XLVPHC là “Tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đặc biệt là người chưa thành niên”, đồng thời, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Luật XLVPHC đã bổ sung quy định mới về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm và trách nhiệm của cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình của người vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt. Quy định này là một trong những bước cải cách rõ nét trong thủ tục XPVPHC, được thể hiện ở các quy định khác nhau của Luật XLVPHC, bảo đảm quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính: - Về nguyên tắc XPVPHC: Một trong những nguyên tắc XPVPHC được Luật XLVPHC ghi nhận, đó là: “Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.... Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”. - Về lập biên bản vi phạm hành chính: Theo quy định của Luật XLVPHC, một trong những nội dung phải ghi trong biên bản vi phạm hành chính là “quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình”. - Về thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: Luật XLVPHC có một điều quy định cụ thể về giải trình; thời hạn ra quyết định XPVPHC đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình. Nội dung quyết định XPVPHC “Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có)”. 1.2. Giống với quy định của Luật XLVPHC, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng có nhiều quy định đề cập đến vấn đề “giải trình”. Hay nói cách khác, cụm từ “giải trình” là cụm từ được sử dụng tương đối nhiều trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cụ thể: - Về trách nhiệm giải trình: “1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình. 2. Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật. 3. Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. 4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này”. - Về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền “Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập” - Về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập: “Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập”. - Về theo dõi biến động tài sản, thu nhập: “Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác. Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”. - Về căn cứ xác minh tài sản, thu nhập: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ “Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc”. - Về nội dung xác minh tài sản, thu nhập: Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. - Về trình tự xác minh tài sản, thu nhập: Yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình. - Về tổ xác minh tài sản, thu nhập: Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn “Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó”. - Về quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập: Giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. - Về báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung “...Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”. - Về kết luận xác minh tài sản, thu nhập: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung “...Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”. - Về xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực: “1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. 2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến. 3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. 4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc”. - Về xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng là những hành vi không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này bao gồm:... Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. 1.3. Căn cứ những quy định pháp luật nêu trên, vậy, hiểu thế nào là giải trình hay nói cách khác giải trình là gì. Hiện nay, Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật XLVPHC chưa có giải thích từ ngữ cho cụm từ này. Theo Đại Từ điển tiếng Việt, giải trình: giải thích cặn kẽ, thuyết minh rõ ràng, hợp lý một vấn đề cần trình bày: giải trình dự án, giải trình trước cuộc họp. Theo Từ điển Tiếng Việt, giải trình: trình bày và giải thích, thuyết minh. Giải trình phương án xây dựng mới. Giải trình lý do không thực hiện được kế hoạch. Theo đó, giải thích: làm cho hiểu rõ. Trình bày: Nói ra một cách rõ ràng và đầy đủ cho người khác (thường là cấp trên hoặc số đông) hiểu rõ. Khác với quy định của Luật XLVPHC về việc ghi nhận quyền giải trình là của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, một số văn bản pháp luật lại quy định giải trình/trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan/có thẩm quyền giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Theo đó: - “Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này”. - “Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao”. Qua các quy định pháp luật nêu trên có thể thấy, trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là người có trách nhiệm giải trình/người thực hiện trách nhiệm giải trình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải trình được gọi là người yêu cầu giải trình. Trường hợp pháp luật quy định cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan tiếp nhận, giải quyết giải trình. Như vậy, tùy theo tính chất công việc, lĩnh vực khác nhau mà cụm từ “giải trình” được sử dụng khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, nhưng có thể thấy cụm từ “giải trình” hiện nay đang được dùng cho cả cá nhân, tổ chức, đơn vị và các cơ quan nhà nước. Qua đó, có thể hiểu giải trình là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thích và trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 2. Các quy định cụ thể của Luật XLVPHC và pháp luật phòng, chống tham nhũng về giải trình

  1. 1. Về các trường hợp áp dụng thủ tục giải trình

Thứ nhất, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Thứ hai, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. Theo quy định của Luật XLVPHC thì phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Trên thực tế có thể thấy phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến và hình thức xử phạt tiền sẽ thuộc trường hợp được giải trình khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. Đối với hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định của Luật XLVPHC có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Cũng theo quy định của Luật XLVPHC thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: - Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; - Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 2.1.2. Khác với Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng không quy định về những trường hợp giải trình mà quy định những nội dung không thuộc phạm vi giải trình, bao gồm: - Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới. 2.2. Về hình thức thực hiện quyền giải trình 2.2.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định việc giải trình được thực hiện theo một trong hai hình thức: (i) giải trình trực tiếp hoặc (ii) giải trình bằng văn bản. Giải trình trực tiếp là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Giải trình bằng văn bản là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Giống với quy định của Luật XLVPHC, yêu cầu giải trình trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng cũng được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, khác với quy định về giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản trong Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn có những quy định về yêu cầu giải trình trực tiếp và yêu cầu giải trình bằng văn bản . Theo đó, đối với yêu cầu giải trình trực tiếp: Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình; Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình; Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình. Đối với yêu cầu giải trình bằng văn bản: Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Vậy, vấn đề đặt ra là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có được đồng thời thực hiện quyền giải trình theo cả hai hình thức: giải trình trực tiếp và giải trình bằng văn bản hay không. Hiện nay, theo quy định của Luật XLVPHC (cũng giống như pháp luật về phòng, chống tham nhũng), cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình nhưng chỉ được lựa chọn theo một trong hai hình thức giải trình phù hợp (trực tiếp hoặc bằng văn bản). Điều này có nghĩa là, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình trực tiếp thì sẽ không có quyền yêu cầu giải trình bằng văn bản và ngược lại, nếu cá nhân, tổ chức đã chọn hình thức giải trình bằng văn bản thì sẽ không có quyền đề nghị được giải trình trực tiếp. 2.2.2. Bên cạnh quy định về các hình thức thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, Luật XLVPHC cũng quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng quy định “Người yêu cầu giải trình có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình”. 2.3. Về thủ tục giải trình 2.3.1. Điều 61 Luật XLVPHC quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm: - Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC, đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. - Đối với người có thẩm quyền xử phạt: Luật XLVPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ kỹ của các biên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản. 2.3.2. Cũng giống như Luật XLVPHC, pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể về thủ tục giải trình, tuy nhiên, quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng về thủ tục giải trình có nội dung đầy đủ, cụ thể hơn (bao gồm các quy định về tiếp nhận yêu cầu giải trình, thực hiện việc giải trình, thời hạn thực hiện việc giải trình, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình): - Về tiếp nhận yêu cầu giải trình: + Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số 59/2019/NĐ-CP). Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. + Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu. + Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu giải trình. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do. - Về thực hiện việc giải trình: + Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên. + Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan; Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên; Ban hành văn bản giải trình; Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình. + Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; Nội dung yêu cầu giải trình; Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình; Nội dung giải trình cụ thể. - Về thời hạn thực hiện việc giải trình: Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình. Thời gian tạm đình chỉ việc giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải trình. - Về tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình: + Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây: (i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình; (ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; (iii) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình. + Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn. + Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau: (i) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình; (ii) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật; (iii) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình. 3. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính 3.1. Kết quả đạt được Thời gian qua, việc quy định và thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau: Thứ nhất, Luật XLVPHC đã ghi nhận giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm; quy định cụ thể các trường hợp được giải trình, hình thức thực hiện quyền giải trình và trình tự, thủ tục giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trên thực tế. Thứ hai, Luật XLVPHC đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình của người vi phạm, nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt (đối với giải trình trực tiếp), góp phần nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ. Thứ ba, quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình XPVPHC và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc tiếp nhận, giải quyết giải trình cũng phần nào hạn chế các khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định XPVPHC, tiết kiệm chi phí cho xã hội trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. 3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân 3.2.1. Hạn chế, bất cập Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, quy định về giải trình trong quá trình XPVPHC còn có những hạn chế, bất cập: Thứ nhất, Luật XLVPHC chưa có những quy định cụ thể về nội dung giải trình, điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình, những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (Luật XLVPHC mới chỉ quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tổ chức phiên giải trình trực tiếp. Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình bằng văn bản, Luật XLVPHC chưa có quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền: Khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản, trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do...). Trong khi đó, trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, pháp luật lại quy định rất cụ thể về các nội dung này, theo đó: - Về nội dung giải trình: (i) Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (ii) Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (iii) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi. (iv) Nội dung của quyết định, hành vi. - Về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình: (i) Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. (ii) Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình. - Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình: (i) Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. (ii) Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng. (iii) Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình. (iv) Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình: Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. - Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình: Người yêu cầu giải trình có các quyền: (i) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình; (ii) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình; (iii) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình; (iv) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật). Bên cạnh đó, người yêu cầu giải trình có các nghĩa vụ: (i) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền; (ii) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình; (iv) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình. - Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình: Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các quyền: (i) Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình; (ii) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, người thực hiện trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ: Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền; (ii) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (iii) Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thứ hai, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình nhưng lại không có yêu cầu giải trình, đồng thời, chưa có sự thống nhất trong quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính - Về trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình nhưng lại không có yêu cầu giải trình: Điều 61 Luật XLVPHC quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện quyền giải trình và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình. Hay nói cách khác, đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không có yêu cầu giải trình thì thời hạn xem xét, ra quyết định xử phạt giải quyết như thế nào. Về vấn đề này, hiện nay có hai cách hiểu khác nhau: - Cách hiểu thứ nhất cho rằng: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và 3 Điều 61 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định XPVPHC. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản”. Căn cứ các quy định này của Luật XLVPHC, đối với các vụ việc đơn giản, không có tình tiết phức tạp hoặc các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. - Cách hiểu thứ hai cho rằng: Đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt không nhất thiết phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt trong trường hợp này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính vì Điều 61 Luật XLVPHC quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó, quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có yêu cầu giải trình (không thực hiện quyền giải trình của mình) trong thời hạn pháp luật quy định thì người có thẩm quyền xử phạt không phải xem xét ý kiến của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi đó, khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC quy định đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật XLVPHC thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản”. Khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC quy định về hình thức và thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt trong việc xem xét ý kiến giải trình và có sự gắn kết với quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC. Theo đó, đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình, thực hiện theo các hình thức và trong thời hạn do pháp luật quy định để bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm (không đặt ra vấn đề cá nhân, tổ chức vi phạm có thực hiện hay không thực hiện quyền giải trình của mình), thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Việc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện quyền giải trình trong thời hạn quy định chỉ có ý nghĩa là người có thẩm quyền xử phạt không có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình. Mặt khác, Điều 61 và 66 của Luật XLVPHC hiện cũng không có quy định nào quy định đối với các vụ việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. - Về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính: Hiện nay, quy định về thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa có sự thống nhất: Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo “ngày” (trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính). Điều này có nghĩa là thời hạn được tính theo ngày dương lịch và được hiểu chung là bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định tại các điều từ Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong khi đó, đối với trường hợp giải trình trực tiếp, thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tính theo “ngày làm việc” (trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) , không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Thứ ba, thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt thời gian qua cho thấy, việc thực hiện các quy định về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền còn hạn chế. Một số trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC mà người có thẩm quyền khi lập biên bản vi phạm hành chính, trong biên bản không có nội dung về giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm “quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình”. Cá nhân, tổ chức vi phạm không biết về quyền giải trình của mình nên không thực hiện quyền giải trình theo quy định, trong khi đó, người có thẩm quyền xử phạt vẫn ban hành quyết định xử phạt. Đây là những trường hợp thực hiện không đúng quy định về trình tự, thủ tục XPVPHC. Nhiều trường hợp người đã ban hành quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời ban hành hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định XPVPHC mới. 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Những hạn chế, bất cập nêu trên do một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính chưa đầy đủ, chưa cụ thể. Thứ hai, nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức về xử lý vi phạm hành chính nói chung và XPVPHC nói riêng, trong đó có các quy định pháp luật về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm còn hạn chế. Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết về quyền được giải trình trong quá trình XPVPHC của một số cá nhân, tổ chức vi phạm còn thấp. Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong công tác XPVPHC, trong đó có các quy định về bảo đảm thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền chưa được kịp thời và thường xuyên. 4. Đề xuất, kiến nghị 4.1. Về hoàn thiện các quy định pháp luật về giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính - Nghiên cứu, bổ sung các quy định về nội dung giải trình; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình (trong đó, nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền khi nhận được yêu cầu giải trình bằng văn bản: trong thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo cho người giải trình về việc tiếp nhận giải trình hoặc từ chối giải trình và nêu rõ lý do). - Nghiên cứu, quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thực hiện quyền giải trình, tránh các cách hiểu khác nhau như đã nêu tại nội dung thứ hai, mục 3.2.1 nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu quy định thống nhất thời hạn thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm theo ngày làm việc. 4.2. Về nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật XLVPHC, bảo đảm quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ công chức làm công tác XPVPHC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức nói chung, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nói riêng về vị trí, vai trò của công tác xử phạt, trong đó có các quy định pháp luật về giải trình, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói riêng. - Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về XPVPHC cho đội ngũ công chức, người thi hành công vụ, qua đó, nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện pháp luật về XPVPHC (trong đó có các quy định của Luật XLVPHC về giải trình), bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, tính chính xác, thống nhất trong áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XPVPHC, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm, trong đó có quyền giải trình theo quy định của pháp luật, từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn./.

Nguồn moj.gov.vn (Ths. Nguyễn Thị Minh Phương, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.)


Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Điều 2 Hiến pháp năm 2013.

Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 1996 của Trung Quốc, trước khi ra quyết định xử phạt, cơ quan hành chính phải thông báo cho các bên có liên quan các sự kiện, lý do và căn cứ pháp lý để ban hành quyết định xử phạt. Các bên liên quan có quyền được giải trình hoặc tự biện hộ cho mình. Cơ quan hành chính nghe đầy đủ ý kiến của các bên liên quan và xác minh các sự kiện, nguyên nhân và chứng cứ do các bên đưa ra và phải chấp nhận những sự kiện, nguyên nhân, chứng cứ đó nếu chúng có giá trị. Cơ quan hành chính không được tăng mức xử phạt đối với các bên vì lý do tự biện hộ của họ (Xem: Báo cáo tổng quan tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xử lý vi phạm hành chính. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=266&TabIndex=2&TaiLieuID=219. Truy cập ngày 25.7.2018).

Xem: Điểm b, đ khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC.

Xem: Khoản 2 Điều 58 Luật XLVPHC.

Xem: Điều 61 Luật XLVPHC.

Xem: Khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC.

Xem: Điểm c khoản 1 Điều 68 Luật XLVPHC.

Xem: Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm a khoản 2 Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Khoản 2 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 40 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 43 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Khoản 2 Điều 43 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Khoản 2 Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 46 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm a khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 47 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 48 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm b khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 49 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm b khoản 2 Điều 49 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điều 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Điểm g khoản 1 Điều 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội – 1998, trang 727.

Từ điển Tiếng Việt, Nxb giáo dục, Hà Nội – 1994, trang 373.

Từ điển Tiếng Việt, Nxb giáo dục, Hà Nội – 1994, trang 1001.

Xem: Khoản 8 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Xem: Khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Xem: Khoản 2 Điều 21 Luật XLVPHC.

Xem: Khoản 2, khoản 3 Điều 21 Luật XLVPHC.

Xem: Điều 25 Luật XLVPHC.

Xem: Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 11 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Điều 4 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Điều 4. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình 1. Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. 2. Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình”.

Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Điều 5. Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình 1. Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định này. 2. Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng. 3. Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình. 4. Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “2. Yêu cầu giải trình bằng văn bản:

  1. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.
  2. Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình”

Xem: Điều 12 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 13 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:

  1. Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
  2. Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
  3. Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình”.

Xem: Điều 14 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 3 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 4 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 7 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 8 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem: Điều 9 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem khoản 2 Điều 58 Luật XLVPHC.

Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017) quy định: “1. Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; … 3. Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới:
  2. Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này;…”. Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017) quy định: “Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính”.