Cách hạch toán đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

  • Ngày đăng: 11/10/2020
  • Lượt xem: 1059

Các công việc cần làm của 1 kế toán phòng vé máy bay:

  • Nhập dữ liệu bán vé hàng ngày
  • Theo dõi và đối chiếu công nợ phải thu, phải trả
  • Thanh toán và ghi nhận chi phí
  • Làm các báo cáo tài chính, thuế của Phòng vé máy bay
  • Theo dõi hoa hồng tại phòng vé
  • Xuất hóa đơn vé máy bay nội địa và hóa đơn vé máy bay quốc tế
  • Kê khai và quyết toán thuế theo đặc thu nghiệp vụ của ngành...

Với rất nhiều đặc thù như vậy, khi hạch toán vé máy bay, kế toán sẽ gặp hàng loạt vấn đề khó khăn như: Trường hợp đại lý vé máy bay nhận vé từ hãng hàng không thì hạch toán ra sao? Khi khách hàng mua vé máy bay thì kế toán ghi nhận ra sao? Khách hàng trả lại vé thì xử lý thế nào?...

Thấu hiểu được điều đó, rất nhiều phần mềm kế toán quản lý phòng vé máy bay ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành. Tuy nhiên liệu giải pháp phần mềm bạn đang dùng có thực sự đáp ứng được hết tất cả các yêu cầu quản lý đặc thù mà bạn đang gặp phải?

Một trong những giải pháp phần mềm tốt nhất hiện nay trong quản lý phòng vé máy bay không thể không kể đến như SAS INNOVA 6.8.1 – FTAS chuyên nghiệp trong quản lý đặc thù của ngành dịch vụ vé máy bay: Khai báo chặng bay, Nhân viên bán vé, Quản lý - tổng hợp mua và bán vé, hoàn vé, hạch toán & quản lý phí dịch vụ bay, hóa đơn VAT đặc thù – kèm bảng kê vé tự động hoàn toàn, hóa đơn trả lại vé. Hệ thống báo cáo quản trị như Báo cáo bán vé hàng ngày, Báo cáo tổng hợp giá vốn vé, doanh thu vé hàng ngày hay bất cứ khoảng thời gian nào, …

Cách hạch toán đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

Phiếu tổng hợp mua và bán vé (Phiếu này dùng trong trường hợp mua của nhà cung cấp và xuất vé bán luôn cho khách hàng, và hoàn vé từ khách hàng trả lại luôn cho nhà cung cấp)

Phần mềm đáp ứng yêu cầu hạch toán kế toán với các Mô-đun: Tổng hợp, Bán hàng & công nợ phải thu, Mua hàng và công nợ phải trả, Quản lý kho, Quản lý chi phí – giá thành, Quản lý TSCĐ-CCDC, Quản lý thu – chi, Quản lý hệ thống, Kế toán thuế và BCTC… Phần mềm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin quản lý, điều hành liên quan trong doanh nghiệp.

Cách hạch toán đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

Quản lý doanh thu Code-Đoàn-Điều hành…

Tại sao bạn nên sử dụng phần mềm kế toán phòng vé máy bay SAS?

  • Sản phẩm của SAS đã triển khai thành công tại hàng loạt các DN hoạt động trong lĩnh vực Vé máy bay.
  • Phần mềm đã được cập nhật thông tư, QĐ mới nhất của BTC: QĐ 48, QĐ 15, TT200, TT133…
  • Thân thiện với người dùng: Phần mềm kế toán phòng vé máy bay được thiết kế bởi đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, đã triển khai thành công trên nhiều doanh nghiệp vé máy bay uy tín. Ngoài ra chúng tôi nhận thiết kế phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.
  • Giao diện đẹp, dễ sử dụng: được tự do lựa chọn màn hình giao diện theo ý thích.
  • Sử dụng đa ngôn ngữ: Phần mềm được tích hợp 2 ngôn ngữ Anh - Việt.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7, luôn có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật sẵn sàng để tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho quý khách. Mọi lỗi phần mềm đều được khắc phục ngay tức thì, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
  • Với kinh nghiệm hơn 17 năm hình thành và phát triển, SAS luôn nỗ lực hết mình không ngừng sáng tạo để hoàn thiện bộ phần mềm kế toán phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp.

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị

Chi phí vé máy bay hợp lệ luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy, các doanh nghiệp yêu cầu di chuyển bằng máy bay cần những hồ sơ gì? Quy định về chi phí này như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng kế toán Bách Khoa theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể!

Cách hạch toán đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

1. Quy định hiện hành về chi phí vé máy bay hợp lệ theo pháp luật

Căn cứ điểm 2.9 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Theo đó, tiền vé máy bay cho nhân viên công tác là chi phí được trừ khi thỏa mãn:

– Có đầy đủ các hóa đơn, giấy tờ hợp pháp theo quy định.

– Doanh nghiệp đã khoán các khoản chi phí phụ cấp công tác trên quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

– Mức chi trên 20 triệu đồng phát sinh trong quá trình công tác (kể cả chi phí vé máy bay).

– Doanh nghiệp mua vé máy bay qua thông qua website điện tử phục vụ người lao động đi công tác.

2. Các trường hợp Chi phí vé máy bay hợp lệ

Cách hạch toán đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

2.1. Chi phí vé máy bay khi doanh nghiệp trực tiếp mua vé tại đại lý

Chi phí vé máy bay công tác doanh nghiệp trực tiếp mua vé tại đại lý được tính vào khoản chi phí hợp lệ khi và khi:

– Hoá đơn – Vé máy bay – Chứng từ thanh toán (Nếu giá trị từ 20tr trở lên phải chuyển khoản)

2.2. Chi phí mua vé máy bay thông qua website điện tử

– Vé máy bay điện tử (Vé điện tử là hoá đơn rồi nhé) – Thẻ lên máy bay (boarding pass) (Nếu không thu hồi được thẻ lên máy bay thì cần: Vé máy bay điện tử, Quyết định cử đi công tác, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) – Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3. Nếu DN giao KHOÁN cho cá nhân tự mua vé máy bay

Thanh toán bằng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng mang tên cá nhân, sau đó về thanh toán lại với DN nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh khoản chi phí này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

– Vé máy bay (Vì mua qua website nên vé máy bay điện tử là hoá đơn) – Thẻ lên máy bay. – Các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác có xác nhận của DN (Quyết định cử đi công tác). – Quy định của DN cho phép người lao động thanh toán công tác phí bằng thẻ cá nhân do người lao động được cử đi công tác là chủ thẻ và thanh toán lại với DN. – Chứng từ thanh toán của DN cho cá nhân mua vé (Chuyển từ TK DN sang TK cá nhân) – Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân.

2.4. Chi phí mua vé máy bay hãng nước ngoài

Căn cứ theo quy định hiện hành, doanh nghiệp mua vé máy bay khứ hồi của hãng hàng không nước ngoài thông qua website thì khi thanh toán, doanh nghiệp có nghĩa vụ khấu trừ, khai và nộp thuế TNDN nhà thầu theo tỷ lệ 2% trên doanh thu. Thuế GTGT không phải khấu trừ đối với các hoạt động vận tải quốc tế.

2.5. Chi phí vé máy bay cho chuyên gia nước ngoài:

Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi cho các chuyên gia nước ngoài về phép 1 lần/1 năm sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trong trường hợp, khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi cho chuyên gia nước ngoài về phép vượt quá 1 lần/ 1 năm và chi phí phục vụ cho các chuyên gia nước nước ngoài thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chuyên gia nước ngoài.

3. Cách Hạch toán chi phí vé máy bay hợp lệ

Căn cứ vào các chứng từ và mục đích công tác của người lao động, bộ phận kế toán sẽ tiến hành hạch toán vào các tài khoản chi phí liên quan như sau:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí để tiến hành quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 133: Khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112: Khoản chi phí mua vé máy bay.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÁCH KHOA – Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế

Địa chỉ VP: Tòa CT4, KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam