Liên hệ thực tế về sự khác biệt văn hóa trong môi trường đại học

Thực trạng văn hóa học đường

Giáo dục - Đại học

Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.

Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.

Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.

Liên hệ thực tế về sự khác biệt văn hóa trong môi trường đại học
Bạo lực học đường - ảnh minh họa

Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậuđã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.

Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha)tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?

Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.

Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.

Đinh Thị Thanh Minh


Sự khác biệt văn hoá – Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia (Phần 1)

Jobstack | May 10, 2021
Share

Share

Email
Facebook
LinkedIn
Telegram
Twitter
Viber
WhatsApp
https://jobstack.vn/blog/su-khac-biet-van-hoa-nhung-rao-can-vo-hinh-dang-ton-tai-trong-kha-nang-giao-tiep-cua-cong-ty-da-quoc-gia-phan-1Copy

Qua bài viết này, JobStack Vietnam sẽ giới thiệu cho bạn về những khác biệt văn hoá trên thế giới và làm thế nào để các doanh nghiệp đa quốc gia áp dụng văn hoá giao tiếp đó phù hợp nhất.

‘The culture map’ là một trong những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại được viết bởi Erin Meyer, phân tích về tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường kinh doanh quốc tế. Erin Meyer là một giáo sư có chuyên môn về kỹ năng quản lí và lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá tại trường đại học INSEAD. Ông đã khéo léo kết hợp mô hình thử nghiệm với khuôn khổ thực tế và đưa ra lời khuyên cụ thể cho các doanh nghiệp bước gần hơn đến thành công trong môi trường quốc tế.

1. Thiếu hiểu biết về sự khác biệt văn hoá gây cản trở nghiêm trọng đến việc giao tiếp giữa các doanh nghiệp khác nền văn hoá và cách khắc phục:

Trong môi trường làm việc quốc tế, thiếu trang bị kiến thức từ các nền văn hoá mà ta làm việc chung sẽ dẫn đến các vấn đề như giảm đi chất lượng thông tin truyền tải, gây hiểu lầm, hoặc tạo tranh cãi không đáng giữa những người đến từ các nền văn hoá khác nhau. Cách làm việc gián tiếp qua phần mềm trực tuyến là một trong những lý do làm mọi người bỏ qua yếu tố khác biệt văn hoá. Để tận dụng thời gian hiệu quả, đa số mọi người thường giao tiếp qua các ứng dụng trực tuyến như email, gọi điện,... Nhưng việc liên lạc gián tiếp khiến người giao tiếp bỏ lỡ các yếu tố hình ảnh và ngữ cảnh quan trọng để phân biệt văn hoá của nhau.

Một ví dụ đơn giản cho vấn đề trên là hành vi giao tiếp ‘độc nhất’ ở Ấn Độ - văn hoá lắc đầu khi giao tiếp. Ở Ấn Độ, việc lắc đầu không hề thể hiện cho sự phản đối hay những điều tiêu cực như các nền văn hoá khác. Thật ra, hành động lắc đầu là thể hiện cho sự quan tâm nhiệt tình hoặc sự lắng nghe đầy tôn trọng đến người đối diện. Trong khi đối với đa số các quốc gia khác, cái lắc đầu sẽ ám chỉ cho việc không đồng tình với ý kiến đó. Hãy thử tưởng tượng, nếu không biết về sự khác biệt văn hoá này, bạn sẽ nhầm lẫn rằng đối tác người Ấn Độ không đồng tình với ý kiến của mình trong các cuộc trao đổi và mất thời gian để thuyết phục cũng như giải thích cho họ, tạo ra một cuộc đối thoại không hiệu quả.

>> Nhấn vào đây để xem thêm các việc làm IT đang hot hiện nay!

2. Đâu là yếu tố quan trọng trong cuộc đối thoại hiệu quả giữa các nền văn hoá?

Câu chữ nhấn nhá và hành động phù hợp đóng vai trò quan trọng trong cuộc giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau. Để làm được điều này, chúng ta phải thật sự thấu hiểu và nhận dạng được điểm khác nhau ở các các nền văn hoá. Chúng giúp giao tiếp hiệu quả hơn và thúc đẩy tiến độ công việc nhanh gọn. Ngược lại, những hoạt động bạn cho là đúng nhưng lại không phù hợp với các nền văn hoá khác sẽ dễ gây bối rối giữa những người tham gia hội thoại, thậm chí sẽ làm lệch hướng mục tiêu trong cuộc họp, giảm động lực làm việc của nhân viên, và tạo mâu thuẫn với các đối tác.

Một ví dụ đặt ra là những định kiến về người Châu Á. Người phương Tây cho rằng người Châu Á chúng ta thường thiếu tự tin và rụt rè khi giao tiếp. Trong môi trường làm việc quốc tế, người phương Tây thường phàn nàn rằng người Châu Á rất ít nói và ngại việc phải thẳng thắn nêu ý kiến trong các buổi họp. Thật ra đây là do vấn đề khác biệt về văn hoá ở các nước. Người Châu Á chúng ta thường thể hiện là một người lắng nghe giỏi, và sẽ nêu ý kiến sau khi người khác ngừng nói. Như vậy, trong các cuộc họp, nếu muốn nghe ý kiến từ người Châu Á, hãy chủ động mời người họ phát biểu. Và ngược lại, chúng ta nên học cách phát biểu ngay khi có ý tưởng hoặc giơ tay để có sự chú ý của mọi người.

>> Xem thêm: 10 giá trị cốt lõi mà Zappos luôn tuân thủ để xây dựng và duy trì “nền văn hóa Zappos” - Phần 1

3. Trong môi trường làm việc đa văn hoá, chúng ta nên tôn trọng văn hoá của mỗi cá nhân lẫn tính cách riêng của họ

Việc thấu hiểu cả văn hoá nơi mỗi người sinh ra và tính cách riêng của họ góp phần quan trọng cho một cuộc giao tiếp hiệu quả trong một môi trường đa văn hóa. Nhiều người cho rằng sự tranh cãi và hiểu lầm trong các công ty đa văn hoá là do tính cách khác nhau. Họ tin rằng yếu tố văn hoá không quan trọng và chỉ cần hiểu rõ tính cách của những người xung quanh là sẽ giải quyết được bất đồng quan điểm. Thật ra, nếu không có sự hiểu biết về các nền văn hoá, bạn sẽ không đặt mình vào tình thế của người đối diện và phán xét họ qua góc nhìn văn hoá của đất nước mình. Để có được hiệu quả cao trong giao tiếp, trước tiên, chúng ta cần có sự tôn trọng những khác biệt văn hoá qua việc tìm hiểu về sự khác biệt văn hoá và sử dụng lời nói và hành động phù hợp hơn trong cuộc giao tiếp. Ngoài ra, sự tôn trọng khác biệt cá nhân được thể hiện qua cách bạn nhìn nhận những người khác từ góc nhìn của họ.

>> Liên hệ JobStack Vietnam ngay để đăng việc làm IT!

Người Pháp được đánh giá cao qua khả năng giao tiếp ẩn dụ và nghe hiểu của họ. Trong khi đó, người Mỹ bị cho là quá thẳng thắng và thiếu tinh tế trong giao tiếp. Có một giám đốc người Mỹ phàn nàn rằng cô cấp dưới người Pháp không tiếp nhận và giải quyết vấn đề hiệu quả. Đối mặt với trường hợp này, chúng ta thường nhận định rằng những xung đột này đơn giản xuất phát từ tính cách không phù hợp mà không liên quan đến khác biệt văn hoá. Thật ra, có một sự khác biệt trong văn hoá phản hồi với cấp dưới. Trong ngữ cảnh của người Pháp, phản hồi tích cực thường được ngầm đưa ra, trong khi những phản hồi tiêu cực sẽ được phê bình trực tiếp. Ở Mỹ lại là trường hợp ngược lại, họ thường khen ngợi trực tiếp và đưa ra phản hồi tiêu cực bằng những lời động viên tích cực. Như vậy với trường hợp trên, cô bạn người Pháp chỉ vui vẻ nhớ những lời khen mà anh giám đốc người Mỹ đưa và xem nhẹ việc cải thiện vấn đề sau khi được góp ý.

Tuỳ thuộc vào quốc gia, khu vực mà con người sẽ có những quan niệm, suy nghĩ, và cách sống khác nhau. Những hành vi và tín ngưỡng văn hóa thường ảnh hưởng đến góc nhìn, suy nghĩ và hành động của mỗi người. Qua bài viết này JobStack Vietnam hy vọng bạn đọc ý thức được tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường quốc tế và xây dựng được môi trường làm việc hiệu quả hơn!

>> Xem tiếp: Sự khác biệt văn hoá – Bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho doanh nghiệp toàn cầu (Phần 2)

Cùng tìm hiểu những bài viết khác về lĩnh vực tuyển dụng cũng như các kiến thức bổ ích của các tập đoàn lớn tại đây!

Back to blog page
Share

Share

Email
Facebook
LinkedIn
Telegram
Twitter
Viber
WhatsApp
https://jobstack.vn/blog/su-khac-biet-van-hoa-nhung-rao-can-vo-hinh-dang-ton-tai-trong-kha-nang-giao-tiep-cua-cong-ty-da-quoc-gia-phan-1Copy

Xây dựng môi trường văn hoá trong các trường đại học ở thành phố hồ chí minh nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 137 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi văn hoá đã trở thành một trong những lĩnh vực quan
trọng nhất của đời sống xã hội, vấn đề xây dựng môi trường văn hoá trên cơ
sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại cần phải được coi là vấn đề bức thiết để xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Hiểu theo nghĩa rộng, văn hoá bao hàm cả văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần, những giá trị hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền
tảng tinh thần vững ch c của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo
đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững ch c Tổ quốc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là mục tiêu được thể
hiện trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết nhấn mạnh mỗi địa
phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa
lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống.
G n kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa
nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động
giáo dục của xã hội.
Xu hướng hội nhập quốc tế đang mở ra không ít những triển vọng phát
triển giáo dục cho các quốc gia nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng,
đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển
văn hóa nói chung và môi trường văn hóa nhà trường nói riêng. Nghiên cứu
về môi trường văn hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá
trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích
hợp các hoạt động sáng tạo văn hóa, giáo dục và khoa học.

1



Hệ giá trị môi trường văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua
vốn di sản văn hóa và các quan hệ ứng xử văn hóa giữa những người trong
một môi trường giáo dục, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt
động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường
đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà
trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách
suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do
đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của giảng viên
và sinh viên...
Môi trường văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi mặt, bao gồm từ cơ sở
vật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, bảng tên
trường, phòng học, phòng làm việc…đến nền nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm
tin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào
tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Nói chung, môi
trường văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ giảm bớt được nguy cơ xung đột và
tăng tính ổn định.
Thế nhưng, vấn đề môi trường văn hóa nhà trường và tìm kiếm các
biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển môi trường văn hóa nhà trường
hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không
muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang
hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu s c đến quá trình giáo dục - đào tạo
trong các trường, đến sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước. Vậy các nhà
quản lý giáo dục cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường
văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực?
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục bậc đại
học có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong
đó có 2 trường đại học công lập (Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn
nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc


2


đại học lớn bậc nhất. Nhiều đại học lớn của thành phố như Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến
trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tài chính - Marketing đều là các đại
học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo
học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh
khác của quốc gia.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
vào năm 1976. Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, trường đã
đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý có trình
độ đại học và sau đại học cho Thành phố và đất nước; đảm bảo chất
lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận. Nhiều năm qua nhà trường luôn
ý thức và phấn đấu không ngừng cho một mục tiêu chất lượng đào tạo,
nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chuyên môn
vững vàng, có khả năng hội nhập vào thị trường lao động trong bối cảnh
đất nước gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN, việc này một mặt tạo
cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất lượng, song mặt khác lại đặt ra
những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng, điều này đồng nghĩa
với việc tạo ra sức cạnh tranh về đào tạo giữa các trường trong khu vực
nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước, trước yêu cầu đổi mới
toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay là xây dựng một môi trường văn hóa tiên tiến trên cơ

sở tiếp tục phát huy “Đề án xây dựng văn hóa trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh” (hay còn gọi t t là Văn hóa UEH), trong quá
trình triển khai thực hiện đã tạo ra môi trường hoạt động và tổ chức các

3


phong trào đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức; là nơi tạo ra
các mô hình hoạt động tiêu biểu trong cán bộ, công chức, viên chức, sinh
viên của thành phố và cả nước.
Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Xây dựng môi trƣờng văn hoá trong
các trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh: nghiên cứu trƣờng hợp
Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao
học của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề văn hóa nói chung và môi trường văn hóa nói riêng đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ở mức độ khác nhau, họ đã đưa ra
nhiều định nghĩa khác nhau:
- Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin”, nhà xuất bản
Văn hóa, 1981 của Ác - môn - đốp A.I (chủ biên), đã đưa ra khái niệm văn
hóa: Văn hóa là do con người sáng tạo ra, vận động và biến đổi theo thời gian
và không gian.
- Đỗ Huy, Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc
nhìn giá trị học nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001, đã phân
tích thế nào là môi trường văn hóa và đưa ra các cách tiếp cận, trong đó
tác giả dùng cách tiếp cận qua các giá trị, cho rằng môi trường văn hóa
cần g n với cái đúng, g n với cái tốt và tính thẩm mỹ.
- Tác phẩm “Xây dựng môi trường văn hóa - Một số lý luận và thực
tiễn” của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, 2004, các nhà nghiên cứu cho
rằng xây dựng môi trường văn hóa tức là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa

con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình. Công trình cũng đưa
ra những vấn đề thực tiễn khá quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương V, đó là sự tổng kết những kinh nghiệm bước đầu trong việc
xây dựng môi trường văn hóa.
- Trịnh Thị Minh Loan, Một số khái niệm về văn hóa, Viện nghiên cứu
sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005, đưa ra khái niệm văn hóa theo các

4


góc độ khác nhau: Góc độ lịch sử, dân tộc học, khảo cố học, văn học, nghệ
thuật, triết học, tâm lý học, xã hội học,...
- Nguyễn Thị Hậu, Xây dựng môi trường văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh văn minh hiện đại, nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh 2014, cho rằng môi trường văn hóa là một trong những nội dung quan
trọng bởi sự tác động của nó đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đô
thị. Xây dựng môi trường văn hóa đô thị văn minh hiện đại là tiền đề quan
trọng nhất để hình thành và duy trì nếp sống văn minh đô thị của Thành phố.
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết được ban hành trên cơ sở
đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và đề ra mục
tiêu là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững ch c
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững ch c Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Về môi trƣờng văn hóa trƣờng học, rất nhiều nhà nghiên cứu văn
hóa, giáo dục đã quan tâm nghiên cứu nhƣ:

- Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội 1994, Phạm Minh Hạc cho rằng các thành tố cơ bản của môi trường
văn hóa trường học gồm chủ thể và khách thể, chủ thể là giảng viên, sinh
viên, cán bộ công nhân viên, khách thể là hệ thống các giá trị văn hóa, các
hình thức vận động văn hóa, cảnh quan văn hóa.
- Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
Tác giả đề cao trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Mục đích của việc xây dựng môi trường văn hóa trường học là

5


để đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên
môn cao.
- Trương Lưu, trong tác phẩm “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”, nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1998, cho rằng thông qua môi trường
văn hóa trường học, sinh viên và giảng viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu
của chính mình.
- Phạm Minh Hạc trong tác phẩm Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng
cửa thế kỷ XXI, nhà xuất bản Giáo dục quốc gia, Hà Nội 1999, nhấn mạnh
giáo dục nếp sống văn hóa cho sinh viên trong học tập, sinh hoạt, văn hóa,
tiêu dùng và trong ứng xử giữ vai trò quan trọng.
- Thành Lê, trong tác phẩm “Văn hóa và lối sống”, nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội 2001 đã xác định các thành tố của môi trường văn hóa trường
học gồm chủ thể (con người) và khách thể (môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội và môi trường văn hóa).
- Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý, Nghiên cứu con người, đối tượng và
những hướng chủ yếu, Niên giám nghiên cứu số 1, nhà xuất bản KH - XH, Hà
Nội 2002, các tác giả cũng cho rằng xây dựng môi trường văn hóa trường học

tạo điều kiện để đưa tiêu chí chân, thiện, mỹ vào trong trường đại học.
- Nguyễn Thanh Tuấn, Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, nhà xuất
bản Từ điển bách khoa và Viện văn hóa, Hà Nội 2008, cho rằng khái niệm lối
sống hay văn hóa lối sống tương đương với văn hóa ứng xử. Lối sống là cách
ứng xử của con người với môi trường sống gồm môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội.
- Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa trường Đại học trong bối cảnh mới, nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2015. Thông qua các tham luận, các
tác giả khẳng định môi trường văn hóa trường đại học ảnh hưởng không nhỏ
tới chất lượng giáo dục của nhà trường, trong xu thế hội nhập, cạnh tranh gay
g t, các trường không thể không tích lũy và phát huy giá trị văn hóa của mình,

6


thể hiện qua việc tạo động lực làm việc, điều phối và kiểm soát hành vi của cá
nhân, hạn chế tiêu cực và xung đột…
Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức. Xét về bản chất, mỗi
nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu
nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy t c hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và
điểm yếu riêng cho những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với
tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại dù ít hay nhiều một nền
văn hóa nhất định. Tuy nhiên cho đến nay, lại có rất ít tác giả quan tâm đi
sâu vào nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống về việc xây dựng môi
trường văn hóa nhà trường. Nhìn chung, trong các đề tài nghiên cứu trên
đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về môi trường văn hóa nhà
trường, nhất là chưa đề cập đến công tác xây dựng môi trường văn hóa nhà
trường ở các trường đại học.
Từ việc khái quát tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nhà
khoa học tuy có đề cập đến xây dựng môi trường văn hoá trường học ở

nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đó là những vấn đề mang tính
tổng hợp và lý luận, chưa có nhiều công trình thực sự đi sâu vào nghiên cứu
những thiết chế cụ thể, trong đó có trường đại học - một thiết chế văn hoá
học đường đặc biệt. Theo đó thì tiêu chí xây dựng văn hoá trong trường đại
học tuy có được gợi mở nhưng lại chưa được xem xét một cách toàn diện với
tư cách là một đối tượng nghiên cứu của một công trình khoa học. Còn vấn
đề xây dựng các mô hình môi trường văn hóa trường học trong trường đại
học thì cho đến nay vẫn chưa thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập
đến. Tuy nhiên, tất cả các công trình, tài liệu khoa học trên đây đều là nền
tảng khoa học quý giá, cung cấp cơ sở lý luận cũng như để vận dụng vào
việc nghiên cứu của luận văn.
Tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần vào cơ sở
lý luận về xây dựng môi trường văn hóa nhà trường ở trường đại học
thông qua trường hợp cụ thể là Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

7


Chí Minh, qua đó đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, góp phần xây dựng một môi
trường giáo dục tích cực cho viên chức và sinh viên, góp phần thực hiện
tốt mục tiêu đào tạo của các trường đại học trên địa bàn thành phố trong
giai đoạn hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu vai trò của việc xây dựng môi trường văn hóa trong
trường đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và
chất lượng giáo dục toàn diện trong điều kiện phát triển và hội nhập hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu kết quả việc triển khai thực hiện Văn hóa UEH
(Đề án Văn hóa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), đề xuất
những giải pháp phù hợp với thực tế quản lý giáo dục đào tạo ở Trường Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường xây dựng môi trường văn
hóa trong nhà trường. Từ đó có thể đề xuất mô hình nhân rộng trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Văn hóa UEH giai
đoạn 2011 - 2016.
Chủ thể nghiên cứu: lãnh đạo nhà trường, viên chức (làm công tác
quản lý, là giảng viên, làm công tác phục vụ) và sinh viên trường.
Khách thể nghiên cứu: các yếu tố cấu thành môi trường văn hóa
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và những
biện pháp xây dựng môi trường văn hóa, thông qua triển khai thực hiện “Văn
hóa UEH” tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2011 - 2016.

8


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việt Nam học là một khoa học có phương pháp nghiên cứu liên ngành
trong đó có thể sử dụng cách tiếp cận của một ngành phù hợp với nội dung và
mục đích nghiên cứu của đề tài, vì vậy thực hiện đề tài này, tôi tiếp cận từ
hướng nghiên cứu văn hóa học, với 3 yếu tố: chủ thể, không gian và thời gian
của “môi trường văn hóa”, như đã xác định trong phần Phạm vi nghiên cứu.
Dựa trên quan điểm nền tảng về xây dựng môi trường văn hóa của
Đảng và Nhà nước; Tiếp cận vấn đề nghiên cứu các góc độ: văn hóa và
môi trường văn hóa, hệ thống và chủ trương chính sách phát triển văn hoá
giáo dục của Đảng và Nhà nước; thực tiễn hoạt động quản lý đào tạo
chuyên môn và giáo dục nhân cách cho sinh viên của Trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tôi đã thực hiện cuộc khảo sát
ý kiến của viên chức và sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh về một số biểu hiện trong môi trường văn hóa trường đại học để
phân tích những tác động tích cực và hạn chế của nó đến việc dạy và học.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với số lượng mẫu là 400, phạm vi
không gian của luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát môi trường văn
hóa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó phương
pháp nghiên cứu sẽ được vận dụng thông qua các nhóm cơ bản như sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân tích, hệ
thống hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi;
Phỏng vấn; Quan sát; Xin ý kiến chuyên gia; Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu: Biểu đồ, bảng số thống kê...
Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp để phân tích tài liệu và
xử lý số liệu thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác (từ sách, báo,
Internet…); phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nhận định, nối kết
và đánh giá vấn đề cần nghiên cứu.

9


6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
- Về lý luận: Nghiên cứu bổ sung và góp phần sáng tỏ cơ sở lý luận về
công tác xây dựng môi trường văn hóa trong các trường đại học.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở nguồn dữ liệu có được, đề tài đề xuất những
giải pháp xây dựng môi trường văn hóa ở các trường đại học tại Thành phố
Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở đô thị và xây dựng
con người mới phù hợp với thời đại toàn cầu hóa.
7. CẤU TR C CỦA LUẬN V N
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường văn hóa trường đại học:
trình bày những khái niệm cơ bản hỗ trợ nghiên cứu cho luận văn như văn hóa và
môi trường văn hóa, môi trường văn hóa trường đại học, các thành tố cơ bản của
môi trường văn hóa trường đại học, vai trò của môi trường văn hóa trường đại
học, những yếu tố tác động đến môi trường văn hóa trong trường đại học...
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng môi trường văn hóa Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến công tác xây dựng môi trường văn hóa Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra
những kinh nghiệm trong công tác xây dựng môi trường văn hóa.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Định hướng công tác xây dựng
môi trường văn hóa của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng
nhu cầu phát triển của trường trước m t và lâu dài, từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp về kỹ thuật, về chế tài, về định hướng giá trị đạo đức trong trường đại học để
tăng cường công tác xây dựng môi trường văn hóa. Qua đó, đề xuất một số kiến
nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh để tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác xây dựng môi trường văn hóa.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ X

DỰNG M I TRƢ NG V N H A

TRƢ NG ĐẠI HỌC

1.1. Văn hóa và môi trƣờng văn hóa
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một thuật ngữ có nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức
tạp, có nguồn gốc cả ở phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây, từ văn
hóa xuất hiện rất sớm trong đời sống ngôn ngữ, ban đàu nó là một từ có căn
gốc La tinh “colere”, sau trở thành “cultura” nghĩa là cày cấy, vun trồng, về
sau, “cultura” được chuyển sang nghĩa rộng hơn là sự vun trồng tinh thần, trí
tuệ. Cicéron, nhà chính trị hùng biện thời La Mã (thế kỷ I Tr.CN) từng có câu
nói nổi tiếng: “Filosofia cultura animiest” nghĩa là: Triết học là văn hóa (sự
vun trồng) tinh thần, chính là nói về quá trình giáo dục, bồi dưỡng về các mặt
tinh thần, trí tuệ cho con người. Ở phương Đông, từ văn hóa xuất hiện vào
thời Tây Hán. Lưu Hướng (năm 77-6 Tr.CN) trong sách Thuyết Uyển, bài Chỉ
Vũ có viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng
vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa
không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt” [11, tr.13]. Ở đây, văn hóa
được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, theo đó văn hóa là “văn
trị giáo hóa” tức là dùng “văn trị” (cái hay, đẹp) để “giáo hóa” (giáo dục cảm
hóa) con người. Như vậy có thể thấy, ngay từ thuở rất xa xưa, ở cả phương
Tây và phương Đông, con người đã ý thức được về văn hóa và vai trò của nó
đối với việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và tình cảm con người.
Mặc dù có mặt rất sớm trong đời sống ngôn ngữ như vậy, nhưng phải
đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào sử dụng như một thuật ngữ
khoa học với ý nghĩa: văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động
xã hội của con người, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Cuối
thế kỷ XIX, sau khi công trình “Văn hóa nguyên thủy” của E.B. Taylor được
công bố (1871), ngành khoa học về văn hóa mới chính thức được khẳng định.

11



Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ XX, đặc biệt là những thập niên cuối của thế kỷ,
việc nhận thức về văn hóa và vai trò của nó đối với đời sống xã hội mới thực
sự được chú ý. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến con
người tiến nhanh về phía trước với những bước đi của “người khổng lồ”, song
bên cạnh đó là sự sụp đổ về mô hình phát triển ở một số quốc gia dân tộc chỉ
chú trọng phát triển kinh tế thuần túy, xem nhẹ vai trò của văn hóa đã khiến
cho con người b t đầu nhìn nhận văn hóa với một nhãn quan mới. Văn hóa
được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Bằng lập luận của mình, mỗi nhà
khoa học đều có sự phân tích, bổ sung thêm, làm cho văn hóa trở thành một
đối tượng đặc biệt có nội hàm không ngừng được mở rộng, được nhìn nhận
với một thái độ rất văn hóa và cũng rất khoa học. Có thể nói, có bao nhiêu
người nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa, và việc đưa
ra một khái niệm đầy đủ về văn hóa là vô cùng khó khăn. Jacques Dérrida,
nhà nghiên cứu văn hóa người Pháp đã phải thốt lên: “Văn hóa chính là cái
tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng với những ai ngày nay đang
tìm cách suy nghĩ về nó” [21, tr.35].
Từ điển Triết học đưa ra định nghĩa: “Văn hóa gồm toàn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội... Văn
hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình
thái kinh tế - xã hội” [58, tr.1329-1330].
Hiện nay UNESCO đang nhìn nhận văn hóa với một ý nghĩa rộng rãi
hơn, coi văn hóa như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh
thần, vật chất, tri thức, tình cảm... kh c họa nên bản s c của một cộng đồng
gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội. Năm 1988, khi phát động
Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng giám đốc UNESCO, Federico
Mayor cũng đưa ra một định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua
các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị,

12



các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi
dân tộc”. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con
người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, hay trong
quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên.
Ở Việt Nam nước ta, văn hóa từ danh từ chuyển hóa thành thuật ngữ đa
nghĩa cả trong ngôn ngữ thường ngày lẫn trong luận điểm khoa học. Xa xưa,
ông cha ta dùng từ “văn hiến” thay cho từ văn hóa như hiện nay và nội hàm
của nó cũng chưa mở rộng như các giai đoạn sau này. Từ đời Lý (1010),
người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế
kỷ XV), danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Duy ngã Đại Việt
chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” (nước Đại Việt ta từ xưa thực sự là một
nước văn hiến). Từ “văn hiến” mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm
rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú
trọng [89].
Năm 1942, tại “Mục đọc sách” viết xen trong bản thảo “Nhật ký trong
tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa hết sức xác đáng: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa” [40, tr.431]. Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh bằng cách tiếp cận biện
chứng đã n m b t trạng thái vận động và cả trạng thái tĩnh của văn hóa.
Học giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương cũng
đưa ra một nhận định mang dáng nét tương đồng với quan niệm của Hồ
Chủ tịch: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện
sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: “Văn hóa tức là sinh
hoạt” [2, tr.13].
Những năm gần đây, nghiên cứu văn hóa thực sự trở thành một môn

khoa học tại Việt Nam. Một số học giả tập trung nghiên cứu về văn hóa tiếp

13


tục đưa ra các quan niệm của mình về văn hóa. Trên cơ sở phân tích các định
nghĩa về văn hóa, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn tong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [56, tr.27]. Định nghĩa này đã nêu
bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị, tính
lịch sử, tính nhân sinh.
Ngoài ra, một số các định nghĩa khác của Hà Văn Tấn, Trần Quốc
Vượng, Hoàng Vinh, Trần Văn Bính, Trường Lưu... cũng là những đóng góp
quan trọng bổ sung cho nhận thức chung về văn hóa. Mặc dù đứng ở nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau nên cách giải thích, cách quan niệm cũng khác
nhau song nhìn chung, đại đa số các nhà nghiên cứu văn hóa đều quan niệm
văn hóa g n với con người, là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con
người tạo ra, trở thành bộ phận cơ bản trong xã hội.
Tóm lại, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt có tính ngành
nghề. Đó là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bản chất của con người,
vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Văn hóa là hoạt động nhằm tạo ra những
giá trị, những chuẩn mực xã hội. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân và hoạt động có hướng đích nhằm đạt tới một giá trị nào đó
trong xã hội. Văn hóa là “thiên nhiên thứ hai”, là “cái nôi' nuôi dưỡng tâm
hồn và hình thành nên phẩm giá con người. Một không gian văn hóa lành
mạnh bao gồm toàn bộ những sản phẩm, hành động, khuôn mẫu ứng xử...
chứa đựng hệ thống giá trị nhân văn và vốn kinh nghiệm xã hội, sẽ tạo thành
“môi trường văn hóa” lành mạnh nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người,
phát triển con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Đây chính là cơ sở lý

luận quan trọng để tiếp cận, nghiên cứu về môi trường văn hóa.
1.1.2. Môi trƣờng văn hóa
Khái niệm “môi trường” chỉ một phạm vi rất rộng lớn. Theo định nghĩa
của UNEP (chương trình môi trường của Liên hợp quốc) thì: “Môi trường là

14


thế giới mà chúng ta đang sống trong đó”; trong quan niệm của nhà nghiên
cứu Ấn Độ Suriyakuran, “môi trường có thể được xác định như là tổng di sản
hành tinh và tổng số của tất cả các tài nguyên” [45, tr.25]. Michel Batisse, nhà
nghiên cứu người Pháp nổi tiếng về môi trường và tài nguyên thiên nhiên đã
khẳng định: “Môi trường không chỉ bó hẹp ở những không gian được gọi là tự
nhiên và đã bị biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ mà còn bao gồm cả những
không gian nhân tạo làm thành khung cảnh cho cuộc sống của hầu hết mọi
người” [39, tr.47-48]. Trên cơ sở những quan niệm về môi trường theo nghĩa
rộng mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, Trường Lưu khái quát lại: “Về một
định nghĩa chung nhất thì môi trường là những gì g n chặt và bao quanh con
người” [37, tr.241].
Nói đến văn hóa là nói đến con người, chỉ có con người mới có văn hóa
và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. Và cũng dễ thấy rằng môi trường
sống của con người không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường xã
hội. Hơn thế nữa, đó còn là môi trường văn hóa - môi trường sống đặc thù chỉ
có ở cộng đồng người - cộng đồng xã hội mà thôi. Các nhà nghiên cứu văn
hóa nói chung và triết học văn hóa nói riêng đã sử dụng phạm trù “môi trường
văn hóa” để thể hiện mối quan hệ giữa con người và văn hóa.
Khái niệm môi trường văn hóa lần đầu tiên được đề cập đến trong tác
phẩm “Sinh thái nhân văn” năm 1975 của Giáo sư sinh - nhân chủng học người
Pháp Georges Olivier, trong đó môi trường văn hóa hay môi trường nhân văn
được tạo nên bởi “sự tác động của con người tới con người” và “tổ chức xã hội

của chúng ta”, còn “sự tác động của con người với tự nhiên cũng như sản phẩm
từ nền công nghiệp đương nhiên đã có và phải có” [23, tr.10]. Theo ý nghĩa
này, môi trường văn hóa là khái niệm mang tính đa phương, đa diện: môi
trường văn hóa là không gian văn hóa chứa đựng các mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên, con người với xã hội, con người với con người.
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Xô viết A.I.Ác-nôn-đốp, môi
trường văn hóa là “tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó

15


các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng
tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ.
Môi trường văn hóa không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể mà
còn có những con người hiện diện văn hóa” [1, tr.75].
Huỳnh Khái Vinh nhấn mạnh: “Với tính chất là tổng thể (các hoạt
động và sinh hoạt của con người các và giá trị vật chất tinh thần cũng như
điều kiện và cơ chế vận hành các hoạt động hiện và giá trị vật chất ấy), môi
trường văn hóa luôn luôn can thiệp và quy định các hoạt động sống, cách
thức sống và cả lẽ sống của con người. Cái cốt lõi tạo nên khuôn mẫu và
chiều hướng vận động của môi trường văn hóa là chuẩn mực giá trị xã hội”.
[60, tr.382]
Từ góc nhìn giá trị học, Đỗ Huy nhấn mạnh vai trò của con người khi
đưa ra định nghĩa: “Môi trường văn hóa chính là sự vận động của các quan hệ
của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng
thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình” [41, tr.35]. Nguyễn Thị Hậu
cũng xác định “Môi trường văn hóa là tổng hòa những thành tố vật chất và
tinh thần, trong một không gian và thời gian cụ thể, trong đó con người và
quan hệ trực tiếp của con người với tự nhiên, với xã hội là nhân tố quan
trọng nhất” [31, tr.21].

Là chủ thể tích cực của môi trường văn hóa, con người luôn luôn đóng
vai trò quyết định trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa, hình thành những
quan hệ văn hóa, lựa chọn, tổ chức, tham gia những hình thái hoạt động văn
hóa và điều tiết, phát huy tác dụng của những thiết chế đảm bảo đời sống văn
hóa, hợp thành môi trường văn hóa. Trong suốt quá trình hình thành và phát
triển của môi trường văn hóa, con người vừa là chủ thể xây dựng môi trường
văn hóa, vừa là sản phẩm chủ yếu nhất của môi trường văn hóa. Tách khỏi đời
sống xã hội và môi trường văn hóa, con người không thể hình thành và phát
triển nhân cách của mình được: “Người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên
người trong quá trình giáo dục” [59, tr.129]. “Yêu cầu xây dựng một môi

16


trường văn hóa lành mạnh để nhân cách con người phát triển tốt đẹp, xây
dựng một xã hội nhân văn hiện nay là một vấn để quan trọng ở những
nước đang phát triển” [31, tr.21].
Tiếp thu những định nghĩa và quan niệm của các nhà nghiên cứu, có thể
rút ra: Môi trường văn hóa là giới hạn cụ thể xác định trong mối quan hệ biện
chứng giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, chỉ toàn bộ không gian
diễn ra các hoạt động văn hóa của cộng đồng để tạo nên các giá trị văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người trong một thời gian cụ
thể. Trong môi trường này, thông qua các quan hệ văn hóa và cùng với hệ
thống thiết chế văn hóa, các cá nhân tác động lẫn nhau, cải biến nhau hướng
tới các giá trị và chuẩn mực xã hội mang tính Chân, Thiện, Mỹ. Và do đó, con
người có quan hệ trực tiếp với nhau là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến
chất lượng của môi trường văn hóa.
Theo quan niệm trên thì bản chất của môi trường văn hóa là kết hợp hài
hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, là sự vận động của các
mối quan hệ văn hóa trong hoạt động giao tiếp, ứng xử của cá nhân trong

cộng đồng và với chính bản thân mình. Có thể nói việc phân chia thành ba
dạng môi trường (tự nhiên, xã hội và văn hóa) chỉ là thao tác để dễ tìm hiểu
và nhận dạng, còn về bản chất, khi nói xây dựng môi trường văn hóa ở một
không gian và thời gian xác định thì việc làm này cũng bao hàm nhiệm vụ xây
dựng môi trường cảnh quan tự nhiên và xây dựng môi trường xã hội lành
mạnh, tốt đẹp. Vì vậy, để phát triển con người một cách toàn diện theo yêu
cầu của xã hội và thời đại, chúng ta cần phải tiến hành xây dựng và bảo vệ tốt
môi trường văn hóa.
1.2. Môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
1.2.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng
Các nhà nghiên cứu về văn hóa như Nguyễn Minh Chung trong Văn
hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay
[12], Đỗ Huy trong Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc

17


nhìn giá trị học [32], Văn Đức Thanh trong Về xây dựng môi trường văn hóa
cơ sở [55]… đều khẳng định: Văn hóa nhà trường là văn hóa diễn ra trong
trường học, thể hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trong đó, quan hệ
giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò là quan hệ chủ đạo. Văn
hóa nhà trường có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục đào tạo và có
ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng xã hội.
Theo Phạm Minh Hạc thì “Thuật ngữ văn hóa nhà trường xuất hiện tại
các nước nói tiếng Anh vào những năm 1990. Một số nước như Mỹ, Úc đã có
trung tâm nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và đánh giá vấn đề này. Dù có nhiều
ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất mỗi trường học đều có văn hóa nhà
trường của mình”, ông khái quát “Văn hóa nhà trường là hệ các chuẩn mực,
giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên
có cách thức suy nghĩ, hành động, tình cảm tốt đẹp. Văn hóa nhà trường ở

Việt Nam cần đảm bảo 3 yếu tố: Cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục
tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp” [29, tr.33].
Các nhà khoa học đã xác định thực chất của văn hóa nhà trường là văn
hóa ứng xử. Nội hàm khái niệm “văn hóa ứng xử” gồm cách thức quan hệ,
thái độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với
xã hội và đối với người khác. Nghĩa là, văn hóa ứng xử gồm 3 chiều quan hệ:
Với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa. Văn hóa
ứng xử g n liền với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử, đó là các chuẩn
mực xã hội.
Cho đến nay ở Việt Nam, nhìn chung khái niệm văn hóa ứng xử đã
được gián tiếp, trực tiếp làm rõ gồm: Thái độ, cách thức quan hệ, hành động
và cả kỹ năng lựa chọn nhằm tận dụng, ứng phó và thể hiện tình người đối với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với bản thân. Thái độ, cách thức
quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn đều bị chi phối bởi các giá trị được
biểu hiện dưới dạng chuẩn mực cơ bản của xã hội.

18


1.2.2. Khái niệm môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng
Theo “Từ điển giáo dục học” thì môi trường giáo dục là “Tập hợp
những không gian, những hoạt động xã hội và cá nhân, những phương tiện về
giao lưu, những quá trình, phối hợp lại với nhau và tạo điều kiện thuận lợi để
đạt những kết quả giáo dục có hiệu quả nhất [46, tr.264]. Với ý nghĩa quan
trọng như vậy, Luật Giáo dục quy định mọi tổ chức, gia đình và công dân đều
có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập
và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục
tiêu giáo dục.
Khái niệm môi trường giáo dục có liên quan mật thiết đến các khái
niệm như môi trường học tập, môi trường nhà trường.

- Môi trường học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật
lực và tài sản nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết
quả tốt. Theo đó, môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, ở gia đình,
ở cộng đồng và xã hội.
- Môi trường nhà trường là tập hợp những con người, những cơ sở vật
chất, kỹ thuật và những phương tiện quản lý, có tương tác lẫn nhau một cách
thường xuyên, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của
việc dạy và học ở nhà trường đạt kết quả tốt. Với ý nghĩa đó, môi trường nhà
trường có ảnh hưởng lớn đến người học.
1.3. Các thành tố cơ bản của môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
1.3.1. Chủ thể của môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
- Giảng viên: Đây là đội ngũ những người trực tiếp đứng trên bục
giảng với nhiệm vụ cao quý là trao truyền những tri thức chuyên môn (chủ
yếu) và cả kiến thức xã hội cho sinh viên. Với vai trò, vị thế là chủ thể quá
trình dạy - học, giảng viên là nhân tố có vai trò quyết định hàng đầu trong
việc xây dựng môi trường văn hóa - trường lành mạnh, phong phú ở trường
đại học.

19


- Sinh viên: Nếu xét ở góc độ tiếp nhận kiến thức thì sinh viên là khách
thể của quá trình dạy - học, còn khi xét ở góc độ thu nhận kiến thức thì sinh
viên lại là chủ thể của lượng kiến thức được thu nhận đó. Suy cho cùng, xây
dựng môi trường văn hóa trường đại học là cho sinh viên, nhằm tạo lập cho
chính họ có được một môi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện thuận lợi
nhất để phát huy năng lực của mình.Theo đó sinh viên là bộ phận đông đảo
nhất và là nhân tố tích cực và quyết định nhất trong toàn bộ quá trình xây
dựng, duy trì và củng cố chất lượng, hiệu quả của môi trường văn hóa trường
đại học.

- Cán bộ, viên chức, ngƣời lao động: Cán bộ có thể là những người
tham gia công tác quản lý mà không trực tiếp giảng dạy, có thể vừa giảng dạy
vừa phụ trách một mảng hoạt động, một bộ phận nhất định trong cơ cấu
trường học. Nhân viên có thể là những người làm những công việc chuyên
biệt ở các khoa, phòng, ban, trung tâm hoặc bộ phận nhân viên bảo vệ... có
trách nhiệm g n với công việc được giao. Như vậy có thể nói cán bộ, công
nhân viên cũng là một nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao
chất lượng môi trường văn hóa nhà trường ở trường đại học.
Tuy nhiên, có thể thấy được rằng chủ thể của môi trường văn hóa cũng
chính là khách thể vì con người là nhân tố quan trọng tạo ra môi trường văn
hóa và quyết định đến chất lượng của môi trường văn hóa, cũng chính môi
trường văn hóa này tác động, cải biến hướng con người đến những giá trị và
chuẩn mực xã hội.
1.3.2. Khách thể của môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
- Hệ thống các giá trị môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
Giá trị là những tư tưởng bao quát, được tin tưởng mạnh mẽ chung cho
một nhóm người, một cộng đồng người, một giai cấp, một dân tộc, một thời
đại về cái gì đó được coi là điều đúng, điều sai, điều thiện, điều ác, điều hợp
lý, điều không hợp lý, điều xấu, điều tốt, điều mong muốn hoặc không đáng
mong muốn.

20


Với tư cách là một thành tố của môi trường văn hóa nhà trường, hệ
thống giá trị văn hóa nhà trường bao hàm nhiều cấp độ: Các giá trị nền tảng
giữ vai trò định hướng chung và có tính ổn định tương đối trong môi
trường giáo dục (tôn sư trọng đạo...); Các giá trị chuẩn mực là sự thể hiện
các giá trị nền tảng và điều kiện đặc thù trường học kính thầy yêu bạn...);
Các giá trị cụ thể thường g n với những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định trong

nhà trường, là sự chi tiết hóa giá trị nền tảng và giá trị chuẩn mực (chủ
động học hỏi, tự học).
Cũng như ở những môi trường khác, hệ thống những giá trị văn hóa
trong môi trường văn hóa nhà trường tồn tại dưới 2 dạng thức: Những giá trị
văn hóa vật thể như phòng học, bàn ghế, phương tiện dạy - học, thư viện, sách
báo, nhà truyền thống... và những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng,
niềm tin, bản lĩnh khoa học, lẽ sống, trình độ thưởng thức nghệ thuật...
Như vậy, có thể nhận thấy rằng tính chất của hệ thống các giá trị văn
hóa nhà trường quyết định tính chất của môi trường văn hóa nhà trường: lành
mạnh hay ô nhiễm, phong phú, đa dạng hay đơn điệu, nghèo nàn.
- Hệ thống các quan hệ môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
Văn hóa thuộc về con người bởi vậy quan hệ văn hóa thực chất là sự
thể hiện những mối quan hệ đa dạng trong cộng đồng người. Sự phong phú ấy
biểu hiện ở chỗ cùng lúc có thể tham gia nhiều mối quan hệ với nhiều thành
viên khác nhau trong cộng đồng, ngoài cộng đồng. Các mối quan hệ văn hóa
khác nhau cả về nội dung, tính chất quan hệ kinh tế, chính trị...), cấp độ (quan
hệ bình đẳng, phụ thuộc), mức độ (thân thiết, xã giao), phạm vi (trong và
ngoài gia đình, cộng đồng), thời điểm (tạm thời, lâu dài).
Cũng như trong quan hệ xã hội, quan hệ văn hóa bao giờ cũng hướng
tới những khuôn mẫu văn hóa ứng xử nhất định. Theo đó, con người ứng xử
với tự nhiên không giống như với đồng loại, ứng xử với bản thân không giống
với người khác, ứng xử với người cấp dưới khác với cấp trên... Trong quan hệ
văn hóa, hệ chuẩn Chân - Thiện - Mỹ nếu được đưa vào quan hệ ứng xử càng

21


nhuần nhụy, thích hợp thì môi trường văn hóa càng giàu chất văn hóa và nhân
cách văn hóa của các thành viên càng được bộc lộ góp phần giữ gìn thuần
phong mỹ tục và sáng tạo ra những khuôn mẫu ứng xử mới làm phong phú

thêm văn hóa ứng xử của cộng đồng.
Trong môi trường văn hóa trường đại học, hệ thống các quan hệ văn
hóa hay chính xác hơn là các quan hệ văn hóa giáo dục chính là các quan
hệ xã hội được chuẩn hóa trong môi trường giáo dục và được biểu hiện khá
đa dạng:
- Trong phạm vi nhà trường, đó là quan hệ chủ đạo giữa thầy và trò người (dạy và người học; là quan hệ giữa giảng viên và giảng viên, giữa sinh
viên với sinh viên, giữa giảng viên, sinh viên với cán bộ, công nhân viên
trong trường và ngược lại (xét theo thứ bậc có quan hệ dọc như lớn tuổi - nhỏ
tuổi, cấp trên - cấp dưới, cán bộ - nhân viên... và quan hệ ngang như đồng chí,
đồng nghiệp, bạn bè.). Bên cạnh đó, không thể không kể đến quan hệ giữa
con người với ngoại cảnh, cơ sở vật chất trường lớp và nhất là quan hệ tự thân
trong mỗi người với một đời sống nội tâm phức tạp của từng cá nhân.
- Ngoài phạm vi nhà trường, có các quan hệ văn hóa mang tính cá nhân
và cộng đồng của giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh
đó là quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, khu phố, phường, quận...
Có thể nói, các quan hệ văn hóa giáo dục chứa đựng những giá trị văn
hóa hợp thành nền tảng của môi trường văn hóa trường đại học. Trong tổng
thể các quan hệ xã hội, chúng không nằm đơn lẻ, rời rạc mà liên kết thành hệ
thống với tư cách là thành tố của môi trường văn hóa nhà trường biểu hiện các
hình thái quan hệ đa dạng của các thành viên trong nhà trường đại học.
- Hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa trong môi trƣờng
văn hóa trƣờng đại học
Hoạt động văn hóa là nhân tố quyết định để xây dựng, củng cố và sáng
tạo các giá trị văn hóa và quan hệ văn hóa. Với tư cách là một thành tố quan
trọng của môi trường văn hóa, các hoạt động văn hóa tiêu biểu sẽ được mô

22


hình hóa, được tổ chức định kỳ, thường kỳ tạo môi trường phản ánh, trao

truyền, cải biến các thang giá trị xã hội mà mỗi thành viên trong cộng đồng cố
g ng thực hiện và noi theo.
Trong môi trường văn hóa trường đại học hệ thống những hình thức
hoạt động văn hóa hay nói đúng hơn là hoạt động văn hóa nhà trường là sự
biểu hiện tập trung, sinh động các giá trị văn hóa nhà trường, những quan hệ
văn hóa giáo dục với hai hình thức cơ bản là hoạt động gián tiếp và hoạt động
trực tiếp.
Hình thức hoạt động gián tiếp bao gồm các hoạt động chứa đựng những
yếu tố văn hóa như văn hóa tổ chức (trường, khoa, phòng, ban, trung tâm, lớp
học...), văn hóa giáo dục (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học), văn hóa
ứng xử văn hóa giải trí, văn hóa môi trường...
Hình thức hoạt động trực tiếp biểu hiện dưới 2 dạng thức: Những hoạt
động thường xuyên như học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin... và những hoạt
động định kỳ như đại hội (chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên), hội
diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể dục thể thao, thi Olympic các môn khoa
học, hội nghị khoa học, hội thảo, diễn đàn, giao lưu, tham quan, dã ngoại và
các hoạt động ngoại khóa khác như hoạt động tình nguyện, từ thiện, hoạt
động phục vụ những ngày lễ kỷ niệm của địa phương và cả nước.
Một môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, phong phú phải là môi
trường chứa đựng những hình thức hoạt động văn hóa giáo dục đa dạng, hấp
dẫn bao hàm các giá trị và quan hệ văn hóa tốt đẹp của nhà trường và xã hội.
- Hệ thống các cảnh quan môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
Cảnh quan văn hóa với tư cách một thành tố của môi trường văn hóa là
sự khái quát quan hệ con người - tự nhiên, tức sự tổng hợp những tác động
mang tính văn hóa từ con người đến tự nhiên tạo nên môi trường nhân tạo môi trường sống, học tập, lao động, nghỉ ngơi của con người.
Cụ thể hơn, đó là cách thức quan hệ, thái độ ứng xử và hành động
của con người đối với môi trường tự nhiên xung quanh, trong đó môi

23



trường tự nhiên là cái gốc quy định lối sống và hành vi ứng xử của con
người không chỉ với nó mà cả với cộng đồng xã hội để tạo nên một không
gian sống đã được “nhân hóa”, “văn hóa hóa”, tức là đã được cải tạo, biến
đổi cho phù hợp với những hoạt động sống của con người. Như vậy, nói
một cách khác thì cách thức xử sự hay văn hóa ứng xử của con người với
môi trường tự nhiên - cảnh quan xung quanh là một bộ phận hợp thành môi
trường văn hóa.
Trong môi trường văn hóa trường đại học, cảnh quan văn hóa chính là
không gian diễn ra các hoạt động văn hóa: giáo dục và đồng thời là nơi các
giá trị văn hóa học đường được thực thi, cải biến và tạo lập thông qua các
quan hệ văn hóa giáo dục đa dạng. Chính bởi vậy, nếu các thành viên trong
nhà trường chọn cho mình một lối ứng xử phù hợp với những cảnh quan vốn
có trong khuôn viên trường học (điều này phụ thuộc vào trình độ nhận thức
hay còn gọi là ý thức tự giác trong ứng xử với môi trường của mỗi cá nhân)
thì ch c ch n họ sẽ nhanh chóng thích nghi và có thể cải biến cảnh quan đó
trong chừng mực có thể để nó trở nên hữu ích hơn đối với hoạt động học tập,
giảng dạy và công việc của bản thân. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng
của việc xây dựng nếp sống thân thiện hay lớn hơn là văn hóa ứng xử với môi
trường nói chung, môi trường văn hóa nhà trường nói riêng trong điều kiện
hiện nay khi mà loài người đang đứng trước những thách thức lớn về môi
trường sống.
Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy hệ thống những hình thức
hoạt động văn hóa nhà trường và cảnh quan văn hóa nhà trường đan bện vào
nhau hợp thành diện mạo đặc trưng của môi trường văn hóa trường đại học.
Điều đó cũng có nghĩa rằng các hình thức hoạt động văn hóa nhà trường cả
trực tiếp và gián tiếp càng đa dạng, hấp dẫn, cảnh quan văn hóa nhà trường
càng thân thiện, hài hòa bao nhiêu thì môi trường văn hóa trường đại học càng
phong phú, hấp dẫn, lành mạnh bấy nhiêu.


24


- Hệ thống các thiết chế môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
Hệ thống các thiết chế văn hóa là nhân tố quyết định, được coi là”trung
tâm thần kinh” của một nền văn hóa nhằm xây dựng và phát triển đời sống
văn hóa cộng đồng, tạo điều kiện để quá trình “sản xuất”, “trao đổi”, “phân
phối” và “tiêu dùng” các giá trị và sản pham văn hóa được tiến hành liên tục
và thuận tiện. Trong chừng mực nhất định, thiết chế văn hóa là nơi có thể diễn
ra tất cả các công đoạn nêu trên. Với ý nghĩa và vai trò như vậy, hệ thống các
thiết chế văn hóa chính là cầu nối đưa các giá trị văn hóa đã được chuẩn hóa
của Nhà nước đến với các cá nhân định hướng cho quá trình lựa chọn các giá
trị văn hóa, điều chỉnh các quan hệ văn hóa và quản lý các hình thức hoạt
động văn hóa của cá nhân và toàn xã hội.
Trong môi trường văn hóa trường đại học, các thiết chế văn hóa nhà
trường như giảng đường, thư viện, ký túc xá, căng tin, nhà giáo dục thể chất,
hội trường - nhà văn hóa, câu lạc bộ sở thích... có vai trò trực tiếp đáp ứng
nhu cầu văn hóa (tinh thần) của các thành viên trong nhà trường. Đó là
những nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nhà trường phong phú với các quan
hệ văn hóa nhà trường đa dạng được thực hiện và các giá trị văn hóa nhà
trường được trao truyền, cải biến và phát huy. Trong quá trình thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của mình, môi trường văn hóa nhà trường đóng vai
trò quyết định và điều chỉnh cả cơ cấu tổ chức, nội dung, phương hướng hoạt
động, cách thực hoạt động của các thiết chế văn hóa nhà trường nhằm đảm
bảo tính dân chủ, bình đẳng, tự nguyện trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa,
tạo môi trường phát triển, củng cố nhân cách cá nhân và nếp sống cộng đồng
ở trường học.
1.4. Vai trò của môi trƣờng văn hóa trƣờng đại học
Xuất phát từ vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội nói chung và
sự phát triển kinh tế xã hội nói riêng, dễ nhận thấy rằng sự tác động của văn

hóa đến đời sống và quá trình hoàn thiện nhân cách con người là sự tác động
toàn diện, sâu s c và mang tính khách quan thông qua những phương thức

25


Hỗ trợ quá trình giao tiếp

Nếu bạn đang sinh sống tại nước ngoài, việc tìm hiểu văn hóa nước sở tại là điều đương nhiên. Tuy nhiên, người Việt Nam sống tại Việt Nam cũng cần hiểu biết về khác biệt văn hóa.

Việt Nam đang hội nhập rất nhanh với thế giới, sẽ càng có nhiều người từ nhiều quốc gia khác đến du lịch hoặc sinh sống. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của công nghệ, hàng ngày chúng ta đang giao tiếp với người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên mạng xã hội. Do vậy, việc hiểu biết về văn hóa của nước họ sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình giao tiếp.

Liên hệ thực tế về sự khác biệt văn hóa trong môi trường đại học

Văn hóa học đường - Cấu trúc và quan hệ

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 13-04-2018


Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục đào tạo nước ta đã đầu tư nhiều tiền của, trí tuệ để tìm một hướng đi thích hợp nhằm đưa chất lượng đào tạo ở Việt Nam đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới. Nhưng, suy cho cùng, cải cách giáo dục chỉ thành công khi chúng ta xây dựng được một nền văn hóa học đường chuẩn mực và lành mạnh, bởi mọi ước mơ, ý tưởng cải cách phải được thực hiện trong một môi trường đào tạo cụ thể, một không gian văn hóa học đường cụ thể.

Văn hóa học đường là một môi trường hoạt động đặc biệt của con người, mang tính xã hội và lịch sử. Tùy theo triết lý giáo dục của từng thời đại hoặc của từng quốc gia mà người ta có thể xây dựng những cấu trúc khác nhau của văn hóa học đường. Ở nước ta hiện nay, với chủ trương cải cách giáo dục theo hướnglấy người học là trung tâm, văn hóa học đường cần được thể hiện theo cấu trúc sau:

Có thể nhận thấy văn hóa học đường bao gồm một tập hợp những mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, hoặc cá nhân với thiết chế xã hội...

Nhiều người quan niệm rằng không gian văn hóa học đường được hình thành và thiết lập ở ngay trong lớp học. Nhưng thực tế lại cho thấy: thư viện, câu lạc bộ, giờ học quân sự, thể dục thể thao hoặc thậm chí những giờ nghỉ giải lao cũng là lúc rất cần thiết phải xây dựng một trật tự văn hóa học đường. Như vậy, không gian văn hóa học đường là một môi trường diễn ra quá trình tương tác giữa người thày với học trò hoặc giữa những người học trò với nhau ở một cơ sở đào tạo nào đó nhằm thực hiện quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức khoa học. Dù muốn hay không, từ lúc vào trường đến khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên cũng phải thực hiện nhiều mối quan hệ cơ bản.

1. Quan hệ giữa thày với sinh viên

Đây là mối quan hệ quan trọng nhất trong văn hóa học đường, bởi vì thày giáo là người dạy, người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Thông qua những buổi học, sinh viên sẽ được đón nhận lượng thông tin cần thiết và bổ ích, những phương pháp tư duy khoa học để có thể từng bước đi lên trong quá trình tự học tập, tự nghiên cứu.

Trong quá trình giao lưu, trao đổi trên lớp học, thày giáo không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn truyền đạt về đạo đức, về cách suy nghĩ và ứng xử để các em từng bước trưởng thành. Có thể nhận thấy sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của người trí thức được định hình rõ nét trong giai đoạn học ở trường đại học. Chỉ sau một vài tháng học tập trong môi trường đại học, các em sinh viên cảm thấy bản thân mình có những bước phát triển vượt bậc cả về khối lượng kiến thức tiếp thu được và cả về cách nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống.

Trên lớp học, thước đo chuẩn xác nhất cho văn hóa học đường chính là những giờ giảng chất lượng cao mà biểu hiện sinh động nhất của mối quan hệ tương tác giữa thày với trò trong trường hợp này là thầy có cảm hứng để trình bày bài giảng một cách khúc triết, mạch lạc và hấp dẫn, còn sinh viên tập trung tư tưởng lắng nghe thày giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ và có thể hiểu bài ngay trên lớp học.

Một nội dung quan trọng trong chủ trương cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay làlấy người học là trung tâm. Như vậy, sinh viên là người chủ động trong quá trình học tập, không ngồi nghe giảng một cách thụ động như trước kia mà phải thay đổi hoàn toàn quan niệm cũng như cách thức học tập. Sinh viên ngày nay, trong môi trường văn hóa học đường hiện đại, phải trở thành chủ thể quyết định chất lượng học tập.

Thày và trò phải cùng nhau xây dựng một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, và nghiêm túc, vui vẻ. Không gian văn hóa học đường đòi hỏi người thày phải luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đứng đến cử chỉ diễn đạt. Ảnh hưởng của người thày đến các thế hệ sinh viên là vô cùng đậm nét. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thày là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho các em sinh viên.

Có thể nói rằng: nghề thày giáo là một nghể được xã hội tôn trọng, đề cao có lẽ vì các thày góp phần quan trọng đào tạo những thế hệ tương lai.

Quan hệ thày trò trên lớp học là mối quan hệ hạt nhân, có tác dụng chi phối các mối quan hệ khác để tạo nên những sắc thái cơ bản của văn hóa học đường. Quan hệ thày trò cũng là mối quan hệ tương hỗ, tác động ảnh hưởng đến nhau theo nhiều chiều cạnh. Thày và trò là hai mặt khác nhau và đều quan trọng để tạo lập và thực hiện văn hóa học đường.

Văn hóa học đường hiện đại ngày nay khác với văn hóa học đường thời phong kiến bởi vì để thiết lập trật tự trong lớp học, để tạo ra văn hóa học đường thời phong kiến thì các thày đồ nho thường sử dụng nhiều hình phạt hà khắc đối với người học: phạt đứng trên bảng, phạt quỳ xuống đất hoặc quỳ trên vỏ quả mít đầy gai, thậm chí dùng thước gỗ lim đánh vào tay, vào đầu người học. Trong một số trường hợp, các thầy đồ nho sử dụng cách giáo dục bằng những lời trì triết, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của sĩ tử. Trên một phương diện nào đó, cách giáo dục cổ xưa đó cũng có tác dụng nhất định để thiết lập kỷ cương, trật tự trên lớp học, nhưng nó đã bộc lộ rất nhiều hạn chế vì như vậy không khí học đường trở nên căng thẳng, học trò sợ thày, kính thày nhưng không dám gần thày và cũng có khi họ còn oán thày vì cách giáo dục cổ hủ, lạc hậu, gây ức chế tâm lý cho cả người học và người dạy.

Ngược lại, văn hóa học đường hiện đại đòi hỏi thày và trò phải có quan hệ gần gũi, thân thiện, cởi mở và được tôn trọng. Tính văn hóa và nhân văn được đề cao trong mối quan hệ thày - trò. Ngày nay, để đạt được mục tiêu đào tạo có chất lượng cao trong một không gian văn hóa học đường hiện đại, đòi hỏi cả thày và trò đều phải tự thay đổi và vươn lên cho phù hợp với thời đại. Hình ảnh một người thày nghiêm túc, chuẩn mực thôi vẫn chưa đủ, mà bên cạnh đó đòi hỏi bài giảng của thày phải luôn luôn đổi mới cả về phương pháp và nội dung, phải phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Có như vây, người học mới thấy hấp dẫn, gần gũi, thiết thực dễ tiếp thu. Những giờ giảng theo cách hàn lâm, triết trung, lý luận dài dòng, phi thực tế dễ làm người nghe mệt mỏi, chán nản và kém hứng thú.

Mặc khác, cách ứng xử của thày với trò phải nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, chuẩn mực nhưng vẫn độ lượng, bao dung, như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả người học và người dạy.

2. Quan hệ giữa gia đình với sinh viên

Thực tế cho thấy: khi học sinh đang học ở trường phổ thông trung học, sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường được tiến hành thường xuyên hơn. Hàng tháng, hàng quý nhà trường dùng sổ liên lạc để thông báo cho gia đình các em học sinh về tình hình học tập và quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của các em, hoặc tổ chức những buổi nhà trường họp với phụ huynh học sinh để thông tin, trao đổi những vấn đề cần thiết xảy ra trong sinh hoạt, học tập của các em ở nơi học đường. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó mà các em học sinh phổ thông được quan tâm nhiều hơn và các em cũng ít mắc phải khuyết điểm hơn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường có tác dụng động viên, khuyến khích các em rất nhiều.

Nhưng từ khi bước vào ngưỡng cửa trường đại học, dường như các em bước sang một thế giới mới. Tuy chỉ cách nhau một năm thôi, nhưng các em đã trở thành sinh viên, đứng trong hàng ngũ của những người trí thức trẻ. Đa số sinh viên ý thức được trách nhiệm và vinh dự của người sinh viên và cố gắng phấn đấu để nhanh chóng thích ứng với môi trường học tập mới. Các em tự giác, tự trọng cao và tự ghép mình vào tổ chức ở trường đại học. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa sẵn sàng, chưa bắt nhịp ngay được với môi trường mới, nên trong điều kiện sống xa gia đình, thiếu vắng sự chăm sóc, kiểm tra, đôn đốc của phụ huynh mà lực học trở nên sa sút, ý thức kỷ luật lỏng lẻo vì các em ham thích chơi bời, đàn đúm cùng bạn bè, hoặc mải mê làm ăn, kiếm tiền nơi thành thị.

Chuyển tiếp từ học sinh lên sinh viên, từ nông thôn ra thành phố là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của các em. Nếu gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để định hướng cho các em một cách đúng đắn, giúp các em lường trước được mọi thuận lợi, khó khăn ở môi trường đại học, tạo cho các em có thêm niềm tin và hy vọng đúng đắn vào cuộc sống ngày mai thì các em sẽ tránh được những sai lầm, khuyết điểm và tránh đượccạm bẫynơi thị thành để tiếp tục phấn đấu vươn lên.

Việc kết hợp giữa gia đình sinh viên với các thày cô giáo có tác dụng tích cực trên nhiều phương diện: vừa nhắc nhở, phê bình khi các em mắc lỗi, vừa động viên, khen thưởng khi các em có thành tích.

Sinh viên là tầng lớp đã lớn nhưng chưa khôn, chưa có bản lĩnh và kinh nghiệm trong cuộc sống. Thời kỳ học đại học là lúc các em đang tập làm người lớn, đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Ở giai đoạn này, các em đang tiếp tục được hoàn thiện về tâm lý và sinh lý, đồng thời lại được tiếp thu một lượng kiến thức đại học, do đó các em thường thích thể hiện và khẳng định mình. Tâm lý đó rất là tốt, cần được khuyến khích và tạo điều kiện cho các em có thể giữ gìn, phát huy trên bước đường học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Nếu thày cô và phụ huynh không trao đổi thường xuyên qua các hình thức khác nhau thì khó lòng hiểu được tình cảm, tâm lý và tính cách của các em. Như vậy là, có thể chúng ta đã không nhen nhóm được ngọn lửa nhiệt tình say mê khoa học của tuổi trẻ, không tạo ra được những nhân tài cho đất nước.

Gia đình sinh viên và thày cô chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ để tạo thành điểm tựa vững chắc cho các em sinh viên yên tâm phấn đấu học tập và rèn luyện. Chúng ta cần có thái độ dân chủ, thân thiện cởi mởi và tin tưởng vào các em sinh viên, luôn luôn tôn trọng cá tính cùng những sáng tạo của họ, nhưng cũng rất cần sự tham gia, góp ý, tư vấn kịp thời đẻ các em có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc trong nhận thức, ứng xử, sinh hoạt của mình.

Nhiều em sinh viên khi đi học xa gia đình vẫn còn nhận được sự quan tâm nhiều mặt của cha mẹ và người thân ở chốn quê nhà. Nhưng cũng có một số em, do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn mà khi nhập trường đại học cũng là ngày các em bước vào giai đoạn tự lập hoàn toàn. Các em vừa phải học, vừa phải tự bươn trải kiếm sống để có tiền đủ trang trải cho việc học hành. Trong những trường hợp đó, có một số ít các em nhờ ý chí, nghị lực và sự may mắn mà vẫn học tập đạt kết quả khá và kiếm đủ tiền cho cuộc sống của bản thân. Nhưng cũng có nhiều em vì lo toan kiếm sống mà sao lãng việc học hành, thậm chí bị thua lỗ, bì lừa gạt rồi rơi vào tâm lý chán trường, mất đi sự nhiệt tình, phấn đấu học tập.

Nhiều gia đình vì hạn chế trình độ và năng lực kinh tế nên khi con vào trường đại học đồng nghĩa với việc con mình nhập vào một tầng lớp xã hội cao hơn, vượt tầm kiểm soát của cha mẹ. Những gia đình đó đã phó mặc tất cả cho nhà trường và thậm chí khi con em họ mắc phải những khuyết điểm trầm trọng vì nghỉ học quá nhiều, vì phải thi lại nhiều môn, hoặc dính vào tệ nạn xã hội... dẫn đến bị đuổi học thì gia đình mới biết. Những trường hợp như vậy thật là đáng tiếc. Chúng ta cần nhận thức rằng, trong thời kỳ học đại học, các em sinh viên vẫn rất cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh, gia đình và bạn bè. Mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ với họ hàng, quê hương vẫn là bệ đỡ quan trọng và cần thiết cho các em đi hết quãng đời của mình.

Trong những năm tháng đang trưởng thành ở môi trường đại học, các em có rất nhiều thay đổi về cả thể chất và tinh thần, cả lý trí và tình cảm. Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất của cuộc đời vì trong thời gian này các em có nhiều hy vọng nhưng cũng dễ rơi vào bi quan, thất vọng. Nếu thiếu vắng sự định hướng, quan tâm kịp thời của gia đình, có thể các em sẽ từ bỏ con đường đèn sách học hành và rẽ sang một ngả khác. Cha mẹ cần phải nghiêm khắc với con em mình, nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng chia sẻ, động viên, bao dung để các em không cảm thấy cô đơn, nhất là khi gặp phải những khó khăn, thử thách.

Tình cảm gia đình, điểm tựa gia đình đối với sinh viên đại học tưởng chừng như không có liên quan đến chất lượng học tập, đến văn hóa học đường, nhưng thực ra đó là nguồn động lực mạnh mẽ, vô tận với các em sinh viên để các em yên tâm, phấn khởi đèn sách trong bốn năm học.

3. Quan hệ giữa nhà trường với sinh viên

Sinh viên là một thành tố quan trọng để xây dựng nên các trường đại học và tạo lập nên văn hóa học đường. Nếu thiếu vị trí, vai trò của sinh viên thì không thể có trường đại học và văn hóa học đường. Trong quá trình đào tạo, sinh viên là trung tâm, là đối tượng được toàn thể cán bộ, viên chức của trường quan tâm, giúp đỡ. Chính vì vậy, nên các em sinh viên có quan hệ trực tiếp với tất cả các bộ phận trong trường. Có thể nhận ra hai mối quan hệ tương tác cơ bản sau đây: giữa cán bộ quản lý với sinh viên, giữa cán bộ các phòng ban, chức năng với sinh viên

Hệ thống lãnh đạo trực tiếp ở các trường đại học hiện nay gồm có: Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, và Ban Chủ nhiệm các khoa. Để tạo điều kiện cho thày và trò có những giờ giảng dạy và học tập có chất lượng cao thì hệ thống lãnh đạo của trường phải thường xuyên được kiện toàn, củng cố, hoạt động trên cơ sở những quy chế, quy định của pháp luật mang tính kỷ luật và tính thống nhất cao; nhưng đồng thời cũng phải mang theo tính sáng tạo và năng động, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Tất cả nội quy, quy chế học đường cần được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho sinh viên khi mới vào trường và thường xuyên lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt đảng, đoàn thể để cả thày và trò đều hiểu biết cặn kẽ tiến tới chủ động, tự giác thực hiện.

Rất nhiều quy định nhằm thiết lập văn hóa học đường cần phải được thực hiện thường xuyên, mà nếu thiếu đi những điều đó thì không gian văn hóa học đường bị xâm phạm, ví dụ như: đến lớp phải đúng giờ, ra vào lớp phải xin phép, trong lớp phải trật tự nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, trang phục phải gọn gàng sạch sẽ, không được sử dụng tài liệu khi thi... Có những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ như việc sử dụng điện thoại di động hoặc ăn uống trong giờ giải lao, nhưng nếu không được thực hiện và duy trì một cách nghiêm túc, bằng nhiều biện pháp và mức độ khác nhau từ hình thức nhắc nhở đến khiển trách, cảnh cáo hoặc kỷ luật thì hiện tượng đó cứ lặp đi lặp lại sẽ gây ra những hiệu ứng xấu với tâm lý của đa số thày và trò trên lớp, làm mất đi vẻ trang nghiêm cần thiết ở nơi học đường. Việc xây dựng và ban hành một bộ quy chế hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện cụ thể ở các trường đại học là một thành công lớn, nhưng nếu những quy định, quy chế đó không được hiện thực hóa, không được sinh viên tự giác chấp hành, hoặc không được các thày cô giáo và các phòng ban chức năng áp dụng vào sinh hoạt, học tập nơi học đường thì chỉ mang tính hình thức chứ chưa góp phần thiết lập được một không gian văn hóa học đường thực sự.

Nội dung của quy định, quy chế cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ sao cho vừa bảo vệ quyền lợi được học hành, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của sinh viên, vừa nhắc nhở, cảnh báo và điều chỉnh được hành vi ứng xử của họ sao cho những điều khoản trong quy chế trở nên gần gũi, cần thiết với tất cả sinh viên và từng điều khoản của quy định, quy chế được các bạn sinh viên, học viên các lớp coi như là cẩm nang trong suốt quá trình học tập của mình, tự giác chấp hành và quyết tâm phấn đấu làm theo những tiêu chí đó. Nội dung, nội quy, quy chế đang sử dụng ở các trường hiện nay cần phải được xem xét, điều chỉnh thường xuyên cho sát với tình hình thực tế.

Chúng ta cần hướng tới xây dựng và thực hiện văn hóa học đường vừa theo truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa mang tính chất hiện đại giúp cho quan hệ giữa cán bộ, viên chức với sinh viên ngày càng gần gũi, thân thiện. Muốn được như vậy, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về quy trình và chất lượng đào tạo, cũng như các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Sẽ nảy sinh những điều bất cập nếu có những điều trong nội quy, quy chế không được thực hiện một cách nghiêm minh, thống nhất ở nơi học đường vì tâm lý nể nang hoặc vì sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Quy trình ban hành nội quy hiện nay thường thấy ở các trường là áp đặt từ trên xuống (từ cấp bộ hoặc cấp nhà trường hoặc khoa), bắt sinh viên phải thừa nhận, chấp hành. Đó là cách ra văn bản một chiều, chưa mở rộng dân chủ, đành rằng đó là quyền hạn của chúng ta, những người thày đồng thời cũng là những nhà quản lý. Nhưng có lẽ sẽ hiệu quả cao hơn nếu hàng năm mỗi khi sinh viên năm thứ nhất tựu trường, chúng ta đưa ra những định hướng hoặc gợi ý để các em tự bàn luận, quán triệt và nêu lên suy nghĩ của họ, từ đó chúng ta tổng kết, biên soạn, chỉnh lý để bổ sung, hoàn thiện bộ quy chế, như vậy có thể các điều khoản ban hành và sẽ được sinh động, thực tiễn và mang tính xã hội hóa cao hơn.

Văn hóa học đường bao gồm cả những cái trừu tượng và cái cụ thể, cả sự tự nhận thức và sự gương mẫu thực hiện những quy định được ban hành, chính vì lẽ đó kế hoạch tổng thể do nhà trường đề ra cần phải được trở thành hiện thực mà quá trình đó rất cần đến sự cống hiến của các phòng ban chức năng. Văn hóa học đường chỉ trở thành hiện thực nếu thư viện nhà trường luôn luôn tìm cách đáp ứng tốt nhất các nguồn tài liệu, sách báo cho các em tham khảo, nếu phòng hành chính quản trị có kế hoạch từ xa, chuẩn bị cho thày và trò những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để lớp học khang trang, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, hệ thống thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại; nếu phòng quản lý ký túc xá luôn luôn bảo đảm đủ chỗ ở cho các em sinh viên có nhu cầu và xây dựng được một nếp sống văn minh, lịch sự ở khu vực ký túc xá để các em có một cuộc sống ổn định, có bữa ăn, giấc ngủ ngon lành khi phải sống xa gia đình.

4. Quan hệ giữa xã hội với sinh viên

Nhà trường và công việc giáo dục đào tạo luôn chịu sự tác động của môi trường xã hội. Trong quá trình đó, xã hội tác động mạnh mẽ đến cả thày trò và gia đình của mỗi thành viên, nhưng ở đây chúng ta tập trung tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng của môi trường xã hội đến các em sinh viên là chủ yếu.

Chúng ta đang tiến hành đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một hướng đi đúng đắn, vì 25 năm qua đã chứng tỏ nền kinh tế nước ta được hồi phục và phát triển mạnh mẽ, có sức sống sôi động, tạo ra nhiều thời cơ cho các ngành cùng phát triển, trong đó có ngành giáo dục đào tạo. Kinh tế thị trường đã tác động đến ngành giáo dục đào tạo trên nhiều phương diện khác nhau và ở nhiều quy mô khác nhau, nhưng suy cho cùng, những tác động đó đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thày và trò.

Nhờ phát triển kinh tế thị trường mà nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều trường đại học, cao đẳng được ra đời ở các địa phương, tạo điều kiện cho các thày cô tham gia giảng dạy và các em sinh viên vùng sâu, vùng xa thuận lợi hơn trong quá trình học tập.

Kinh tế thị trường mở đường cho các trường đại học trở nên năng động hơn và được trao quyền tự chủ về kế hoạch, về tài chính và về giảng dạy. Giáo dục đào tạo trở thành một thị trường rộng lớn, có tiềm năng được vận hành và điều tiết vừa theo chính sách, chế độ của nhà nước đề ra, vừa theo quy luật của kinh tế thị trường. Đời sống của thày và trò tăng lên một cách rõ rệt. Nền kinh tế thị trường đã phá vỡ cấu trúc và quan niệm trong quan hệ thày - trò của thời bao cấp. Lao động giảng dạy của thày được nhà nước quy định hưởng theo mức lương cao hơn trước kia, hoặc thù lao thanh toán hoạt động trí óc, khoa học có phần được điều chỉnh giúp cho đời sống của các thày dần dần được cải thiện.

Ngày nay, thày và trò đều có niềm tin vào tương lai của mình vì sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nếu đạt trình độ khá, giỏi có khả năng và được quyền tự đi xin việc làm đúng với chuyên môn vừa được đào tạo.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng tác động đến học đường, đến thày và trò theo những hướng khác nhau. Mặt trái của kinh tế thị trượng cũng làm phát sinh một số tiêu cực trong ngành giáo dục đào tạo. Nhiều hiện tượng quay cóp, gian lận trong học hành, thi cử vẫn chưa bị đẩy lùi. Phương pháp và cách thức đánh giá tài năng sinh viên còn có khi thiếu khách quan, chưa sát thực. Hiện tượng chạy điểm, xin điểm vẫn còn phổ biến, người tài năng thực sự chưa được trọng dụng và đãi ngộ kịp thời, thỏa đáng đã tạo ra sức ỳ và tâm lý ỷ lại vào cha mẹ, làm mất đi ý chí phấn đấu vươn lên của một bộ phận sinh viên. Lối sống xô bồ, quan niệm sống hưởng thụ, sống gấp, đua đòi, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường tác động mạnh mẽ vào trường học làm quá trình xây dựng văn hóa học đường gặp nhiều khó khăn.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng tác động đến văn hóa học đường theo nhiều hướng khác nhau. Trong quá trình này, chúng ta cũng đã có điều kiện tiếp thu được một số mô hình đào tạo của các nước tiên tiến. Chương trình đào tạo của chúng ta ngày càng phong phú hơn. Nhiều môn học, ngành học mới được ra đời, dần dần hướng tới xây dựng một chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là thời cơ để thày và trò tiếp nhận thông tin toàn cầu với khoa học công nghệ hiện đại, chi phí thấp. Thông qua cơ sở hạ tầng được củng cố, hệ thống công nghệ điện tử viễn thông hiện đại mà sinh viên được kết nối thông tin, hòa mạng toàn cầu về nội dung đào tạo, chất lượng đào tạo và hình thức đào tạo ở các trường đại học khác nhau để họ tùy ý lựa chọn cho phù hợp.

Một số trung tâm đào tạo trên thế giới bước đầu đã có liên hệ trực tuyến với nước ta để có thể triển khai kế hoạch đào tạo liên thông theo các hệ đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, tiếng Anh đã trở nên thông dụng và trở thành cầu nối giữa các nền văn hóa và các trường đại học, giúp cho sinh viên tiếp cận nhanh hơn với mô hình đào tạo và văn hóa học đường của các nước tiên tiến.

Hình thức đào tạo cũng đã bắt đầu có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng, sinh động và hiệu quả. Thày và trò sử dụng projector (máy chiếu) trong suốt buổi học, giúp cho sinh viên làm quen với máy móc, thiết bị hiện đại.

Một tác phong làm việc mới đã hình thành, đó chính là tác phong công nghiệp. Sinh viên cảm thấy tiếc thời gian hơn, tập trung hơn và năng động hơn. Cách làm việc và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ đã ít xuất hiện ở nơi học đường. Một số sinh viên năng động, cấp tiến đã mạnh dạn tiếp thu cách sử dụng trang phục, kiểu tóc của các diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản tạo ra một không gian văn hóa đa dạng, tươi trẻ và sống động hơn. Sự đa dạng về các loại hình trang phục đã giúp cho sinh viên có quyền lựa chọn những bộ quần áo thời trang mới, phù hợp với tuổi trẻ.

Nhưng chính toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý sinh viên, đến văn hóa học đường theo hướng thiếu lành mạnh. Một nhóm sinh viên chỉ thích hưởng thụ, luôn luôn chạy theo mốt thời đại trong khi chưa có tiền lương ổn định nên mải mê làm ăn kiếm tiền dẫn đến giảm sút ý chí và kết quả học tập. Lối sống tự do, ích kỷ, nhấn mạnh cái tôi cá nhân, quên đi tính tập thể và tính cố kết cộng đồng làm cho mô hình văn hóa học đường bị rạn nứt.

Muốn xây dựng thành công văn hóa học đường chúng ta cần giải quyết đồng bộ và hài hòa các mối quan hệ xã hội trong cấu trúc của văn hóa học đường. Nếu xem nhẹ bất cứ một thành tố nào trong hệ cấu trúc đó, văn hóa học đường sẽ không thể thành công bởi vì sự lệch lạc, méo mó của một cấu trúc sẽ phá vỡ trật tự của văn hóa học đường.


Nguồn: Tạp chí VHNT số 315, tháng 9-2010

T.L.H

TRỞ THÀNH SINH VIÊN, BẠN CẦN THÍCH NGHI MÔI TRƯỜNG MỚI NHƯ THÊ NÀO?

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 11-05-2020

Khi bạn trở thành sinh viên, rất nhiều thay đổi so với lúc là học sinh cấp 3, học khác, sinh hoạt khác... Vậy trong môi trường mới, sinh viên chúng ta cần làm gì để thích nghi?