Nghị định 69 2023 nđ-cp thay thế văn bản nào năm 2024

Nghị định số 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 14/9/2023. Trong đó, có nhiều nội dung sửa đổi đáng chú ý liên quan tới bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.

CHÍN ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Theo đó, sửa đổi Điều 28, quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ ba, có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

Thứ tư, về tuổi bổ nhiệm. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

Thứ năm, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.

Thứ tám, có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ chín, người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.”.

BẢY TRƯỜNG HỢP XEM XÉT MIỄN NHIỆM LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong 7 trường hợp sau.

Một là bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút.

Hai là bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.

Ba là có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.

Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Bốn là có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Năm là bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

Sáu là bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Bảy là người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đối với người đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện công việc này.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 14/9/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách thông tin cập nhật những điểm mới của Nghị định này.

Nghị định 69 2023 nđ-cp thay thế văn bản nào năm 2024

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Những thông tin cơ bản về Nghị định 69/2023/NĐ-CP

  • Số kí hiệu: 69/2023/NĐ-CP.
  • Ngày ban hành: 14/9/202
  • Ngày bắt đầu hiệu lực: 14/9/2023.
  • Loại văn bản: Nghị định.
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ.
  • Người ký: Trần Lưu Quang.

Tại sao cần sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP?

Sự ra đời của Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi nghị định 159/2020/NĐ-CP là vì:

  • Thống nhất và hoàn thiện hơn các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người giữ chức danh chức vụ tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Tăng cường tính minh bạch, công khai, dân chủ và trách nhiệm trong việc quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của cái cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp vốn Nhà nước.

Những điểm mới đáng lưu ý tại Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Về nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch

Nghị định 69/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm nội dung về nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch, cụ thể:

  • Bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, liên thông, công khai, minh bạch; quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý phải đồng bộ với quy hoạch cấp ủy trong doanh nghiệp; quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên.
  • Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần và định hướng cho giai đoạn kế tiếp. Xây dựng quy hoạch giai đoạn kế tiếp được thực hiện vào năm thứ hai của giai đoạn hiện tại. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cho quy hoạch giai đoạn hiện tại và giai đoạn kế tiếp trong quý I và báo cáo kết quả phê duyệt quy hoạch trong quý II, chậm nhất vào tháng 6; trường hợp rà soát, bổ sung quy hoạch lần thứ 2 trong năm phải báo cáo ít nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch.
  • Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch: Về tiêu chuẩn đối với nhân sự quy hoạch, cơ bản thực hiện như tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với chức danh quản lý. Tại thời điểm quy hoạch, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với trường hợp cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm theo quy định.
  • Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện theo quy định.
  • Đối tượng 1 và đối tượng 2 của các chức vụ, chức danh được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền.
  • Về độ tuổi, nhân sự được quy hoạch giai đoạn kế tiếp phải đủ tuổi công tác 02 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn thời hạn bổ nhiệm 01 lần kế tiếp. Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm cho giai đoạn hiện tại, nhân sự đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên. Thời điểm tính tuổi quy hoạch thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
  • Đối với nhân sự đang giữ chức vụ, chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức vụ, chức danh cao hơn.
  • Nhân sự quá tuổi quy hoạch hoặc bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên hoặc bị cấp có thẩm quyền kết luận không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của chức danh quy hoạch thì đương nhiên ra khỏi quy hoạch.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng quy hoạch, kế hoạch bố trí nhân sự làm Kiểm soát viên, xác định chức vụ, chức danh tương đương Kiểm soát viên và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.

Về điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm soát viên

So với Nghị định số 159/2020/NĐ-CP chỉ quy định 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm soát viên thì Nghị định 69/2023/NĐ-CP đã đưa ra 9 điều kiện để bổ nhiệm, cụ thể:

  • Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung thôi quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

  • Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
  • Tuổi bổ nhiệm:
  • Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

  • Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a.
  • Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
  • Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
  • Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  • Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Về việc từ chức, miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm soát viên

Theo nghị định mới này, việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
  • Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
  • Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.

Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

  • Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.

Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút.
  • Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.
  • Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.

Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

  • Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm soát viên

Nghị định số 69/2023/NĐ-CP đã bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.

Theo đó, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên muốn được luân chuyển phải đạt các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
  • Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  • Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trên đây là nội dung thông tin của Luật Việt An về Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Quý khách có thắc mắc thêm gì về sự thay đổi pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Nghị định 69 2023 nđ-cp thay thế văn bản nào năm 2024
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

  1. 04.68 và P. 04.70, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.