Làm sao để có giấy đi đường trên PC-Covid

Phần mềm cấp Giấy đi đường tỉnh Thanh Hóa có địa chỉ http://giaydiduong.thanhhoa.gov.vn là hệ thống cấp Giấy đi đường điện tử chứa mã QR theo hình thức trực tuyến.

Làm sao để có giấy đi đường trên PC-Covid

Giao diện hệ thống cấp Giấy đi đường điện tử.

Mã QR Giấy đi đường tỉnh Thanh Hóa được thiết kế theo hướng dẫn số 1405/QĐ-BTTT, ngày 11/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) về yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19, và được tích hợp với mã QR Trung tâm COVID-19 quốc gia.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ cấp xã đến cấp tỉnh, các doanh nghiệp được đăng ký tài khoản trực tuyến, và dùng tài khoản này để cấp giấy đi đường điện tử có mã QR cho cán bộ, nhân viên để phục vụ cho việc di chuyển qua các nơi thực hiện giãn cách xã hội để áp dụng các biện pháp phòng, chống COVID-19; cá nhân là lao động tự do thực hiện di chuyển trong trường hợp cho phép được cấp giấy đi đường (trường hợp cá nhân là lao động tự do UBND cấp xã duyệt cho cá nhân cư trú trên địa bàn).

Người di chuyển qua các chốt kiểm dịch xuất trình Giấy đi đường điện tử có mã QR được cấp (chấp nhận bản giấy nếu không dùng điện thoại thông minh), cán bộ tại chốt kiểm sử dụng các thiết bị quét mã QR như điện thoại thông minh có kết nối mạng, dùng các hệ thống quét mã QR như PC-COVID, zalo, camera điện thoại thông minh hỗ trợ quét mã QR… để quét mã QR giấy đi đường điện tử, khi quét mã QR, ngay lập tức hệ thống sẽ xác minh thông tin người đi đường, như: Thông tin cá nhân (họ tên, email, điện thoại); Thông tin di chuyển (địa chỉ cư trú, nơi làm việc, tuyến đường di chuyển, thời gian di chuyển); Thời gian hết hiệu lực giấy đi đường… Kết quả thông báo hợp lệ, sẽ cho phép người di chuyển thông qua chốt kiểm dịch.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ cấp xã đến cấp tỉnh có thể đăng ký cấp tài khoản trực tuyến Giấy đi đường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc có thể gửi bằng văn bản đến cơ quan cấp tỉnh (cơ quan được giao quản trị, vận hành hệ thống cấp Giấy đi đường của tỉnh - Sở TT&TT) để được tạo (cấp) tài khoản.

Văn bản các đơn vị gửi bao gồm các thông tin (tương tự như nội dung đăng ký trực tuyến): Mã cơ quan, đơn vị, đăng ký kinh doanh (dành cho doanh nghiệp); Lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý tài khoản và cấp giấy đi đường; Tổng số cán bộ, nhân viên; Số lượng cán bộ, nhân viên được cấp giấy đi đường; Kèm theo các văn bản: Văn bản đề nghị xác nhận giấy đi đường; Kịch bản phòng, chống dịch của đơn vị, tổ chức, cơ sở.

Sau khi các cơ quan, đơn vị, DN gửi đăng ký trực tuyến, hệ thống quản trị của tỉnh sẽ nhận được bản đăng ký tài khoản trên hệ thống và quản trị sẽ xem xét, căn cứ các quy định, tài liệu hướng dẫn để duyệt khi đáp ứng yêu cầu.

Sau khi tài khoản của cơ quan tổ chức, DN được duyệt, hệ thống sẽ thông báo quan email cho cơ quan, tổ chức, DN biết, nếu duyệt thành công, chỉ cần vào email kích hoạt, thay đổi mật khẩu là có thể dùng tài khoản để cấp giấy đi đường.

Cấp giấy đi đường cho cán bộ, nhân viên: Truy cập http://giaydiduong.thanhhoa.gov.vn. Sau khi đăng nhập hệ thống thành công, lãnh đạo có thẩm quyền cấp giấy của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ cấp giấy trên hệ thống cho cán bộ, nhân viên bằng cách điền các thông tin liên quan, như: Thông tin cá nhân (họ tên, email, điện thoại); Thông tin di chuyển (địa chỉ cư trú, nơi làm việc, tuyến đường di chuyển, thời gian di chuyển); Thời gian hết hiệu lực giấy đi đường. Lưu ý, nên đăng ký Email và số điện thoại (sử dụng zalo) dùng để nhận kết quả điện tử giấy đi đường có mã QR (SĐT đã quan tâm zalo Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 tỉnh Thanh Hóa). Sau khi điền đầy đủ thông tin của giấy đi đường, chọn “Cập nhật”, như vậy lãnh đạo đã cấp thành công Giấy đi đường có mã QR cho cán bộ, nhân viên. Sau vài phút, zalo và email của cán bộ, nhân viên đồng thời nhận được giấy đi đường điện tử có mã QR.

Cấp giấy cho cá nhân là người lao động tự do: Các cá nhân là lao động tự do phải thực hiện di chuyển trong trường hợp cho phép (trường hợp bất khả kháng) trong thời gian giãn cách như ốm đau phải đến bệnh viện ...

Công dân đăng ký cấp giấy đi đường trực tuyến có thể Truy cập vào địa chỉ: http://giaydiduong.thanhhoa.gov.vn để đăng ký. Sau đó, công dân điền vào mẫu đăng ký các thông tin cá nhân và đính kèm các giấy tờ liên quan, như: Bản chụp CMND, hộ khẩu, phiếu xét nghiệm…, thông tin đề nghị giấy đi đường, như: Chọn gửi đến UBND cấp xã nơi mình cư trú, tuyến đường di chuyển, lý do di chuyển, thời gian di chuyển và cam kết chịu trách nhiệm về thông tin mà mình gửi đi, sau đó chọn “Đăng ký”. Khi đó, hệ thống đã chuyển bản đăng ký giấy đi đường đến UBND cấp xã nơi công dân cư trú.

UBND cấp xã duyệt giấy cho công dân:UBND cấp xã đăng nhập tài khoản quản trị được cấp, lúc này cấp xã cũng sẽ nhận được đề nghị cấp giấy đi đường. Lãnh đạo có thẩm quyền cấp sẽ vào “xử lý” để xem xét và duyệt.

Để quản lý Giấy đi đương, căn cứ vào nhu cầu công việc cần di chuyển hoặc tình hình nhiệm vụ cụ thể. Hệ thống quản trị của đơn vị có thể hủy giấy đi đường đã cấp cho cán bộ, nhân viên (kết quả sẽ thông báo qua zalo, email của CB, NV) khi xong nhiệm vụ di chuyển bằng cách tắt trạng thái hoạt động của giấy đi đường, hoặc kích hoạt về trạng thái hoạt động của Giấy đi đường nếu cán bộ, nhân viên tiếp tục nhận nhiệm vụ cần thiết phải di chuyển, hoặc thêm mới giấy đi đường cho cán bộ, nhân viên khác nếu số lượng giấy đi đường đã đăng ký vẫn còn…

Khi tắt trạng thái hoạt động của giấy đi đường, thì kết quả quét QR xác minh sẽ báo về trạng thái “Hết hiệu lực”, có nghĩa cán bộ, nhân viên này không được phép di chuyển qua chốt.

Ngoài chức năng cấp Giấy đi đường, phần mề này còn có chức năng quản lý, truy vết các đối tượng di chuyển: Sau khi các chốt quét mã QR, xác minh các đối tường di chuyển, các thông tin đối tượng di chuyển qua các chốt sẽ được cập nhật trên hệ thống Giấy đi đường, từ đó phục vụ cho quản lý được các đối tượng di chuyển trên các địa bàn, nhằm phục vụ cho việc truy vết khi có các ca nhiễm phát sinh liên quan tới F0.

Ngoài ra, ứng dụng cấp Giấy đi đường trực tuyến cũng có thể triển khai thêm nội dung cấp Thẻ đi chợ điện tử nhằm mục đích kiểm soát việc đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách.

Linh Hương

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Nhiều người phản ánh PC-Covid chậm cập nhật mũi tiêm thứ hai và ba, trong khi nhà phát triển cho biết đã nâng cấp ứng dụng để người dùng tự khai báo.

Tính năng Tự khai mũi tiêm được cung cấp qua mục "Ví giấy tờ" trên ứng dụng PC-Covid bản 4.1.6 vừa phát hành trên iOS. Người dùng iPhone có thể vào App Store, tìm PC-Covid và cập nhật. Bản dành cho Android dự kiến được triển khai trong thời gian ngắn sắp tới.

"Ví giấy tờ" lưu trữ tài liệu của người dùng liên quan đến phòng chống dịch, như chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm, chứng nhận F0 khỏi bệnh và giấy đi đường. Tuy nhiên, hiện mới có tính năng khai báo và lưu trữ chứng nhận tiêm khả dụng, còn các loại giấy tờ khác vẫn đang được phát triển.

Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19, tính năng mới giúp người dùng đơn giản hóa và linh hoạt hơn trong việc lưu trữ, cung cấp thông tin hỗ trợ phòng chống dịch.

Ví dụ với mũi tiêm, trong trường hợp dữ liệu chưa đúng hoặc chưa đủ, người dùng có thể vào mục mũi tiêm, chọn thẻ Tự khai tiêm vaccine > Sửa thông tin mũi tiêm và điền tên loại vaccine, ngày tiêm. Thông tin hợp lệ cần đính kèm ảnh chụp của Giấy chứng nhận tiêm vaccine.

Sau khi cập nhật, giao diện PC-Covid sẽ hiển thị số mũi tiêm theo thông tin mà người dùng vừa nhập vào, kèm chữ "Tự khai" để phân biệt với dữ liệu tự động từ hệ thống. Để xem lại các giấy tờ đã gửi, người dùng vào Menu, chọn Ví giấy tờ. PC-Covid hiện hỗ trợ khai báo tiêm vaccine đến mũi thứ ba.

Làm sao để có giấy đi đường trên PC-Covid

Số liệu mũi tiêm được hiển thị theo khai báo của người dùng, kèm chữ "Tự khai" trên PC-Covid. Ảnh: Lưu Quý

PC-Covid chậm cập nhật mũi tiêm thứ ba

Việc tiêm vaccine mũi ba đang được triển khai ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, một số người dùng phản ánh mũi thứ ba của họ đã hiển thị đầy đủ trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, trong khi PC-Covid vẫn là mũi hai, thậm chí mũi một.

Ông Đỗ Lập Hiển, thành viên thường trực Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19, giải thích việc hiển thị mũi tiêm trên PC-Covid là quy trình tự động, không phụ thuộc vào mũi hai, mũi ba hay các mũi tiêm sau này.

Ông xác nhận tình trạng mũi tiêm có thể hiển thị muộn, xuất phát từ hai nguyên nhân: do đơn vị tiêm chưa nhập liệu và do độ trễ của bộ nhớ đệm.

Theo Trung tâm công nghệ, hiện nay hầu hết các cơ sở tiêm chủng trên cả nước sử dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng, giúp dữ liệu được cập nhật trực tiếp lên hệ thống. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp, như cần tiêm nhanh, chưa kịp triển khai hệ thống thông tin, nên cơ sở tiêm tự lưu thông tin ra một file riêng, sau một thời gian mới đưa lên nền tảng.

Ngoài ra, ông Hiển cho biết, PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử đều lấy dữ liệu từ nền tảng tiêm chủng chung, nhưng phải thông qua các bộ nhớ đệm thay vì được truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu gốc. Các bộ nhớ đệm có thời gian làm mới dữ liệu khác nhau, dẫn sự khác biệt trong việc hiển thị của PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, khác biệt này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sau đó các app sẽ đều được đồng bộ giống nhau.

Trong bản cập nhật mới, PC-Covid bổ sung tính năng Kiểm tra thông tin tiêm mới nhất. Trong trường hợp bị hiển thị thiếu, người dùng có thể vào phần mũi tiêm trên giao diện chính, chọn chức năng này để hệ thống cập nhật. Họ cũng có thể sử dụng tính năng Ví giấy tờ ở PC-Covid phiên bản 4.1.6 để tự khai báo.

PC-Covid hiện là ứng dụng chính phục vụ việc phòng chống dịch Covid-19. Thống kê đến ngày 7/1, PC-Covid có hơn 65 triệu lượt tải, hơn 33 triệu người sử dụng thường xuyên. Ứng dụng hỗ trợ người dùng khai báo sức khỏe, khai báo di chuyển, hiển thị thẻ Covid với thông tin về mũi tiêm, kết quả xét nghiệm và mã QR. Trước đó, ứng dụng cũng được cải tiến để ẩn thông tin cá nhân, quét QR không cần Internet, khai báo y tế một chạm...

Lưu Quý