Khó chịu với lỗi viết sai chính tả năm 2024

, người tập trung nghiên cứu về lỗi đánh máy tại Đại học Sheffield (Vương quốc Anh), giải thích vấn đề này trên tờ Wired rằng: "Những lỗi sai này không phải do chúng ta ngớ ngẩn hay bất cẩn, mà nó là một hệ quả phụ từ các cơ chế thông minh của não bộ con người" (1).

Viết là một nhiệm vụ cấp cao vì nó kết hợp các hoạt động như: ghi nhớ, ngôn ngữ và khả năng tư duy (2). Bộ não khái quát hóa các thành phần đơn giản để tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn (chữ cái thành từ, từ thành câu và sau đó kết hợp các câu truyền tải ý phức tạp). Stafford giải thích thêm: "Não không thể nắm bắt từng chi tiết như các máy tính cơ sở dữ liệu lớn vì nó đòi hỏi một nguồn tài nguyên khổng lồ, thay vào đó nó lấy các thông tin cảm giác (sensory information) kết hợp với những gì mong đợi và trích xuất dữ liệu từ đó". Bằng việc lược đi những thông tin nhỏ, tiến trình này giúp não bộ tiết kiệm năng lượng và tối đa hoá các nhiệm vụ cho yêu cầu phức tạp hơn .

Nôm na là khi đọc một bài viết lạ, chúng ta có xu hướng nhìn kỹ hơn và thấy được những lỗi sai, nhưng đến khi đọc bài viết của bản thân, vì đã làm quen với câu chữ và hiểu được ý nghĩa trước đó, nên chúng ta dễ bỏ qua một số vùng văn bản có lỗi chính tả.

Việc này xảy ra thường xuyên đến nỗi theo thống kê của Microsoft, phím xóa lùi (backspace) là nút được sử dụng nhiều thứ ba trên bàn phím, chỉ sau phím "e" và phím cách (space) (4).

Với cùng cơ chế hoạt động như vậy: Khi lái xe trên những đoạn đường quen thuộc, thay vì căng mắt tìm đường, chúng ta lướt đi như thể đang bật chế độ lái tự động. Đó là bởi chúng ta đã biết sẵn điểm đến và bỏ qua sự thay đổi về cảnh vật hai bên - đó là cách mà não bộ hoạt động.

Khó chịu với lỗi viết sai chính tả năm 2024

Một số ví dụ điển hình về sai chính tả: Từ buồn cười đến tai họa

Những lỗi sai thường đem tới sự khó chịu. Trong một số công việc đặc thù như viết kịch bản, ngoài tác hại là làm biên kịch mất đi tính chuyên nghiệp, nó còn ảnh hưởng đến cả đoàn làm phim. Vì kịch bản là một văn bản mang tính kỹ thuật cung cấp thông tin cho những người khác nhau trong đoàn, sự nhầm lẫn từ "bày ra" thành "bay ra" có thể gây bối rối cho cả đạo diễn lẫn ekip (5).

Tuy nhiên không phải lỗi chính tả nào cũng là biểu hiện của sự siêu việt nơi não bộ, trong nhiều trường hợp nó chỉ đơn giản là xuất phát từ việc đọc sai, dẫn đến những trường hợp cười ra nước mắt.

Lỗi chính tả do đọc sai dẫn đến viết sai "sảy" ra rất phổ biến.

Không chỉ ở Việt Nam mới có những trường hợp "đau bụng" như trên, việc sai lỗi chính tả còn bắt gặp trong các văn bản nổi tiếng trên thế giới. Một phiên bản năm 1716 của "King James" thường được gọi là Kinh thánh hoan lạc (party Bible) bởi nó có đoạn "hãy phạm tội nhiều hơn" (sin on more) mà đáng ra phải là "đừng phạm tội nữa" (sin no more), tức là hai ký tự "n" và "o" đã bị đổi thứ tự cho nhau, tạo nên hai từ khác biệt là "no" và "on". Điều đáng nhớ là đã có 8.000 bản được in trước khi có người để ý đến điều này (6).

Tương tự như vậy, bạn có biết có bao nhiêu "biến thể lỗi" của từ "tính cách" có thể xuất hiện trong văn bản? LeLa Journal sẽ bật mí ở cuối bài nhé.

Đó là lý do chúng ta luôn cần người đảm nhận vị trí biên tập, đặc biệt là trong các tòa soạn và nhà xuất bản. Một trong những nhiệm vụ chính của họ là rà soát lại bài viết trước khi nó được ra mắt (7). Nhưng nếu như bạn không có biên tập và đang đau đầu với những lỗi thường xuyên mắc phải khi viết, Lela Journal mang đến một số giải pháp sau, cũng dựa trên các cơ chế về khoa học thần kinh.

Hãy "double check" một cách hiệu quả

15% là con số thất bại để thành công, thế nhưng nó có thể lớn hơn nhiều nếu như chúng ta bỏ qua việc kiểm tra đôi lần (double check) tức là kiểm tra lại công việc của mình, đặc biệt là trong viết lách. Ngày nay đã có nhiều phần mềm và AI giúp kiểm tra lại lỗi chính tả như Google Docs, VSpell, VCatSpell hay Grammarly... Thế nhưng, vẫn còn nhiều trường hợp như lặp từ, ý tứ lủng củng hay tối nghĩa - những thứ buộc phải kiểm tra bằng mắt và đọc hiểu kỹ càng. Khi đó, nếu chúng ta áp dụng thêm những thủ thuật dưới đây thì việc này sẽ diễn ra một cách hiệu quả hơn.

1. Làm cho văn bản trông lạ lẫm nhất có thể: Tiến sĩ Stafford cho rằng để kiểm tra lại hiệu quả thì nên dùng những font chữ lạ, thay đổi màu nền hoặc in ra và chỉnh sửa bằng tay. Vì lúc này não bộ sẽ phải làm quen với những hình ảnh mới và do đó sẽ lấp đầy những khoảng trống khi bỏ lỡ thông tin trước đây. Bên cạnh đó, cũng để văn bản trông lạ lẫm, bạn có thể linh hoạt thay đổi kích cỡ (size) chữ, giãn dòng (line spacing), đổi màu nền của văn bản...

2. Nghỉ ngơi một chút: Lúc mới hoàn thành, sẽ rất khó nhìn thấy những lỗi sai trong bài viết của mình nên chúng ta cần một khoảng nghỉ để làm mới đầu óc. Ta có thể đi dạo, uống nước, ăn một chiếc bánh hay... tìm xem cuối tuần nên đi đâu. Việc này giống như khi bấm nút "refresh" trên trình duyệt vậy.

3. Đối với các công việc gấp gáp: Đừng nên cố gắng viết quá dài vì nó vượt khả năng xử lý của chúng ta. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể tự kiểm tra bằng cách đọc to nó lên, việc đọc to sẽ giúp cho não và mắt hoạt động chậm lại, tăng khả năng phát hiện lỗi nhiều hơn.

4. Nhờ người khác đọc văn bản: Vì họ chưa từng đọc qua nên sẽ dễ dàng phát hiện ra lỗi chính tả hơn. Và nếu không kiếm được ai thì hãy thử phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói. Cách này cũng giúp việc đọc lại tác phẩm trở thành một trải nghiệm "mới lạ".

5. Cẩn thận kẻo phản tác dụng: Đối với những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, việc kiểm tra lại có thể khiến họ mất rất nhiều thời gian trong ngày để lo sợ những thứ không xảy ra. Trong một nghiên cứu, bằng việc yêu cầu các tình nguyện viên kiểm tra lại nhiều lần, các tác giả đã khiến người tham gia trở nên nghi ngờ những gì tận mắt chứng kiến hơn thay vì chắc chắn về nó (8).

Trở lại với ví dụ trong bài, một số lỗi có thể xuất hiện khi ta viết từ "tính cách" gồm có:

  • tính cánh
  • tích cách
  • tích cánh
  • tíck cáhn
  • tình cách

...

Quá khó chịu và xét nét về lỗi chính tả hoặc ngữ pháp cũng có thể là một vấn đề tâm lý

Quá chăm chăm vào việc đi bắt lỗi sai cũng có thể là biểu hiện của hội chứng xét nét ngữ pháp (Grammar pedantry syndrome - GPS) - một dạng phụ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorde - OCD) (9).

Những người mắc phải GPS cảm thấy được thôi thúc sửa lỗi ngữ pháp hoặc chính tả, vì làm như vậy giúp họ giảm bớt căng thẳng, thất vọng hoặc lo lắng. Thôi thúc này có thể dẫn tới những bình luận gay gắt trên mạng xã hội. Việc hung hăng thể hiện sự chính xác với ngữ pháp và chính tả có thể vượt qua ranh giới và trở thành một nỗi ám ảnh, khiến cuộc sống xã hội trở nên khó khăn và làm gia tăng những căng thẳng, lo âu