Hướng dẫn thực hiện nghị định 118 2023 nđ-cp năm 2024

Triển khai thực hiện Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

22/02/2022

Hướng dẫn thực hiện nghị định 118 2023 nđ-cp năm 2024

Ảnh minh họa

Để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã có các nội dung quy định mới về: Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính; Bổ sung quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt; Quy định xác định hành vi đang thực hiện, hành vi đã kết thúc; Hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Quy định mới về giao quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính; Quy định cụ thể lập biên bản vi phạm hành chính; Bổ sung quy định trường hợp không xác định thời hạn hủy bỏ quyết định xử phạt; Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC;…

Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 18/7/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Hướng dẫn thực hiện nghị định 118 2023 nđ-cp năm 2024

Ảnh minh họa.

Theo đó, việc xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là việc khó do thẩm quyền xử lý một số nội dung để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp vượt thẩm quyền của Chính phủ; liên quan tới nhiều địa phương, địa bàn, công ty nông, lâm nghiệp còn nhiều khó khăn về tài chính, an ninh trật tự….

Do vậy, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan dự họp, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để thực hiện đầy đủ Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị, trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2023 theo quy định của pháp luật.

Trong đó cần lưu ý, quy định những nội dung cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phải tổng hợp, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành đối với những nội dung vượt thẩm quyền Chính phủ, thuộc thẩm quyền của Quốc hội để có cơ sở thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW, Kết luận số 82-KL/TW và Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Đối với các nội dung về cơ chế tài chính phục vụ việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nông lâm trường (cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí ngân sách nhà nước…), cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan, để nghiên cứu, đánh giá cụ thể, đề xuất cơ chế xử lý, bảo đảm khả thi, công khai, minh bạch, công bằng, chặt chẽ, hiệu quả, không làm thất thoát tài sản Nhà nước, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, tham nhũng.

Ngày 23/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ. Nghị định 118/2021/NĐ-CP có nhiều điểm mới so với Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2017/NĐ-CP (chi tiết theo Phụ lục kèm theo công văn này).

Để triển khai thực hiện Nghị định 118/2021/NĐ-CP kịp thời, đầy đủ, đúng quy định, Tổng cục Hải quan yêu cầu:

1. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức trong đơn vị nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện các quy định của Nghị định 118/2021/NĐ-CP .

2. Công khai, tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Nghị định 118/2021/NĐ-CP cho người khai hải quan, người nộp thuế biết, thực hiện.

3. Về việc sử dụng các mẫu Biên bản, Quyết định và Thông báo sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan:

- Sử dụng các mẫu biên bản và quyết định được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP thay cho các mẫu biên bản và quyết định ban hành kèm theo Thông tư 90/2020/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính.

- Đối với các mẫu biên bản, quyết định và mẫu thông báo được ban hành kèm theo Thông tư 90/2020/TT-BTC mà không có trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện theo Thông tư 90/2020/TT-BTC .

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, PC (4).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mai Xuân Thành

PHỤ LỤC

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2021/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2021 (Ban hành kèm theo công văn số 6255/TCHQ-PC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tổng cục Hải quan)

  1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP:

- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

- Xử phạt Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong/ngoài phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công chấp thuận của pháp nhân, tổ chức (khoản 4 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).

- Áp dụng mức phạt tiền đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình vi phạm hành chính (khoản 5 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).

  1. Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính:

- Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực mà không xác định được nghị định để áp dụng theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (khoản 2 Điều 7 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).

- Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, đang thực hiện; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng (Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).

- Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP), gồm một số nội dung mới như: nguyên tắc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (khoản 1 Điều 9); thẩm quyền tịch thu, tiêu hủy, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (khoản 8, 9, 10 Điều 9)...

  1. Giao quyền xử phạt (Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP) với các nội dung: giao quyền trong áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; giao quyền trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt của cấp trưởng trong thời gian giao quyền cho cấp phó (khoản 3 Điều 10); các trường hợp chấm dứt việc giao quyền xử phạt (khoản 4 Điều 10).
  1. Lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP), gồm một số nội dung:

- Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp: (i) hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý (điểm a khoản 1 Điều 12); (ii) vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác (điểm b khoản 1 Điều 12); (iii) biên bản làm việc là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 12).

- Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 12) với các mốc thời gian cho từng trường hợp cụ thể như: 02 ngày làm việc; 05 ngày làm việc (với trường hợp có tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức); 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và xác minh tình tiết liên quan...

- Lập biên bản trong một số trường hợp cụ thể: một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm; nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm trong cùng một vụ vi phạm; nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần (khoản 3 Điều 12).

- Nội dung của biên bản vi phạm hành chính (khoản 4 Điều 12); ký biên bản vi phạm hành chính (khoản 5 Điều 12); giao biên bản vi phạm hành chính (khoản 6 Điều 12).

- Xử lý đối với người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt (khoản 8 Điều 12).

  1. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính (Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP):

- Các trường hợp hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót.

- Ban hành quyết định mới nếu có căn cứ.

  1. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính (Điều 14 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; các trường hợp không áp dụng thời hạn hủy bỏ toàn bộ quyết định, đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định; thời hạn ban hành quyết định mới (Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP). Một số nội dung của Điều này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (khoản 2 Điều 42 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính (Điều 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Giải trình (Điều 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP) với các nội dung như: ra quyết định trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện quyền giải trình; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn giải trình lại có yêu cầu giải trình; nơi nhận văn bản giải trình khi lập biên bản vi phạm hành chính chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt.
  1. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính (Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Xử lý đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm, thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự (khoản 2 Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành (Điều 24 Nghị định 118/2021/NĐ-CP).
  1. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính (Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP): theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu, quản lý và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

Công văn 6255/TCHQ-PC ngày 31/12/2021 thực hiện Nghị định 118/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành