Hướng dẫn sử dụng pascal

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM FREE PASCAL

Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng phần mềm lập trình Free Pascal.

FREE PASCAL LÀ GÌ?
Free Pascal là phần mềm lập trình dùng để lập ra các ứng dụng, trò chơi, phần mềm,... Free Pascal là bản hoàn thành dựa trên giao diện của Turbo Pascal.

KHI CÀI ĐẶT FREE PASCAL CÓ CẦN PHẢI THÊM CÁC BẢN Framework HAY Microsoft.NET HAY KHÔNG?
Không!

CÁCH CÀI ĐẶT FREE PASCAL

Bước 1: Các bạn truy cập vào link sau: https://download.com.vn/free-pascal/download. Download bản Free Pascal trong link.

Bước 2: Các bạn tạo tab mới trong chính trình duyệt đã truy cập vào địa chỉ web trên và nhấn tổ hợp phím Ctrl+J. Sau đó chờ tải xong bản Free Pascal và nhấn vào "Hiển thị trong thư mục" và nhấn đúp chuột vào tệp (hoặc các bạn có thể di chuyển tệp ra màn hình Desktop và nhấn đúp chuột vào tệp).

Bước 3: Nhấn "Next" liên tục đến khi trình cài đặt bắt đầu. Chờ trình cài đặt hoàn thành, các bạn nhấn đúp chuột vào biểu tượng Free Pascal là xong. Các bạn đã vào phần mềm Free Pascal.

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH FREE PASCAL

Để lập trình các bạn nhớ các từ khóa cơ bản cần thiết khi lập trình:
Program: tên chương trình
Uses: tên thư mục chứa sẵn các câu lệnh lập trình (thường là crt)
Var: tên biến và kiểu dữ liệu của biến lập trình
Const: kí tự chứ giá trị và giá trị của kí tự

Begin: bắt đầu lập trình
Clrscr: xóa màn hình kết quả
Write hoặc Writeln: in ra màn hình các kí tự mình muốn hiển thị
Read hoặc Readln: đọc dữ liệu hoặc hiện ra kết quả
Delay: dừng chạy chương trình cho đến thời gian nhất định
if <> then <> else: chạy chương trình theo điều kiện người lập trình đưa ra
...

SAU ĐÂY LÀ BẢN LẬP TRÌNH TRÒ CHƠI ĐỐ VUI DO MÌNH TỰ LẬP TRÌNH RA

Để sao chép bản lập trình này Free Pascal, các bạn không thể sử dụng theo cách truyền thống (Ctrl+C hoặc Ctrl+V) mà phải làm theo cách sau:

Bước 1: Đánh dấu phần cần sao chép (các bạn hãy đánh dấu từ đầu đến cuối bản lập trình bằng cách kéo thả chuột từ đầu đến cuối nhé). Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

Bước 2: Vào Free Pascal, nháy chuột vào Edit, sau đó nhấn vào Paste from Window. Bản lập trình đã được sao chép vào Free Pascal.

Bước 3: Các bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình và làm theo hướng dẫn:

SAU ĐÂY LÀ BẢN LẬP TRÌNH

Program Do_vui;
uses crt;
var a,b:integer; c:real;
x,y,z:string;
Begin
Clrscr;
Writeln ('Chao mung cac ban da den voi tro choi DO VUI!');
Delay (900);
Writeln ('Trong khi choi, nhan chon dap an ban muon chon va nhan Enter (Luu y: Dap an la so, neu ban nhap chu hoac khac dap an dung, tro choi se tinh la sai!)');
Delay (1000);
Writeln ('Bay gio thi cung do vui thoi!');
Delay (2000);
Writeln ('Cau hoi 1: What la cai gi?');
Writeln ('1. What la cai gi.');
Writeln ('2. What la cai gi.');
Readln (a);
if (a=2) then Writeln ('DUNG ROI!') else Writeln ('SAI MAT ROI! BAN CHOI DO QUA DI THOI!');
Delay (2000);
Writeln ('Hen gap lai ban sau!');
Readln;
End.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
HÃY LIKE, BÌNH LUẬN HOẶC CHIA SẺ ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ@@

Hướng dẫn sử dụng pascal

Giới thiệu:

Pascal là 1 trong những ngôn ngữ lập trình cấp cao sớm xuất hiện và phần nào thể hiện được ưu điểm của nó trong việc ứng dụng để giải quyết các bài toán trên máy tính. Thêm nữa Pascal cũng được đưa vào nhiều trường học để giảng dạy lập trình do tính gần gũi và khoa học trong cú pháp của nó.


*Bài tập mở đầu:

Ở bài đầu này chúng ta sẽ làm quen với công cụ để lập trình Pascal và làm 1 bài lập trình nhỏ.
Công cụ sử dụng ở đây là Turbo Pascal 7.0 các bạn có thể tải về theo link ở dưới, cài đặt sau đó vào thư mục .TurboPascal-7.0\BIN chạy file (click đúp) TPX có hình chữ MS DOS viết cách điệu (thực ra ở đây có 3 file TPX thì 2 file là có thể xài được chỉ có 1 file là cái icon là nhấn vào ra cái ảnh nhỏ thôi )

Sử dụng như sau:
- Kiểm tra lỗi: F9
- Chạy chương trình Ctrl+F9
- Lưu lại chương trình F2
- Mở chương trình đã có F3
- Thoát khỏi Turbo Pascal Alt + X
Hoặc có thể sử dụng Menu ở trên chỉ cần bạn biết chút tiếng Anh.
Chương trình đầu tiên:

Code:

Program Hello;

 var x,y:integer;

begin

     write(Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal’);     

readln;

end.

Phân tích chương trình:
Một chương trình bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tiêu đề 
Program Hello;
Với Program là từ khóa còn Hello là tên chương trình
Phần 2: Khai báo
var bien: kieu_bien
Khai báo tất cả biến dùng trong chương trình // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Phần 3: Thân chương trình

Nằm trong cụm “begin … end.”
Chú ý sau end phải có dấu “.”
Sau mỗi lệnh phải có dấu “;” // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Với ví dụ trên nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 màn hình đen ngòm sẽ hiện ra vớidòng chữ Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal.
Tải về bộ cài Pascal: 
www.brothersoft.com/turbo-pas…ad-272943.html

*Bài tập suy luận:

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 ví dụ nhỏ nữa: 

Nhập vào 1 s

và in ra bình phương của nó:

Code:

Program square;

var x:real; {x la 1 bien thuc}

begin

write(‘Nhap vao so thuc x= ‘);{Yeu cau nhap so}

read(x);

write(‘Binh phuong cua so do la: ‘);{in ra binh phuong cua so do}

write(‘x*x:5:0′)

end.

Ở trên chúng ta lưu ý rằng trong {} là các comment tức là các giải thích cho lệnh mình viết để người khác hiểu và chính mình sau xem lại cũng dễ hơn. Các lời giải thích này không có giá trị khi ta chạy chương trình tức không ảnh hưởng tới nội dung chương trình chúng ta muốn thực thi. Sau khi các bạn đã code được như trên chúng ta lại nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 khi có yêu cầu nhập thì hãy gõ 1 số thực vào và nhấn Enter để xem kết quả.
Vào ra dữ liệu:
Dữ liệu vào tức là cái mà ta đưa vào với mục đích để thu được 1 kết quả mong muốn, nói cho dễ hiểu nó là thóc ta đưa vào máy để thu được gạo ấy. Dữ liệu vào có thể được nhập từ bàn phím, từ 1 file trong máy tính …
Dữ liệu ra là những gì ta mong muốn thu được như ở trên thì đó là gạo
Vào ra dữ liệu trong Pascal
Đưa ra dữ liệu:
write(‘x1, x2…’);{
hiện ra xâu x1, x2…}
writeln(‘x1, x2…’);{
đuôi ln thể hiện ghi ra xong sẽ xuống dòng}
write(x1,x2..);{
ghi ra giá trị các biến x1, x2}
write(x1:m);{
viết ra giá trị của số nguyên x1 vào m chỗ tính từ bên phải}
write(x1:m:n);{
viết ra giá trị của số thực x1 vào m chỗ tính từ bên phải và có n chữ số ở phần thập phân}
Vào dữ liệu (từ bàn phím):
read(x1,x2, ..); {
nhập giá trị cho biến x1, x2…}
readln(x1,x2, ..);{
nhập giá trị cho biến x1, x2… sau đó bạn phải nhấn Enter để chương trình tiếp tục, thực chất ở đây là cách để tạm dừng chương trình sau khi người dùng nhập đầu vào cho chương trình để họ có thời gian đưa xem xét và đưa ra thao tác tiếp theo}
Tiếp theo chúng ta sẽ làm quen với các phép toán và hàm trong Pascal: Ở đây ta giới thiệu về cách ký hiệu các phép toán trong Pascal thế nào vì ngôn ngữ lập trình cần phải tuân thủ theo 1 quy định chung nào đó để cho máy có thể đọc và hiểu chúng ta muốn làm gì.
1. Các phép toán:
+ Cộng
- Trừ
* Nhân
/ Chia cho kết quả là số thực
DIV Chia lấy phần nguyên. Ví dụ (2 div 3) =1
MOD Chia lấy phần dư. Ví dụ (4 mod 3) =3
< > khác nhau
= bằng nhau
> lớn hơn
< nhỏ hơn
> = lớn hơn hoặc bằng
< = nhỏ hơn hoặc bằng
2. Các hàm toán học
ABS (x) |x|
: lấy giá trị tuyệt đối của số x
SQR (x) x2 : lấy bình phương trị số x
SQRT(x) : lấy căn bậc 2 của x
SIN(x) sin (x) :
lấy sin của x
COS (x) cos (x) :
lấy cos của x
ARCTAN (x) :
arctang (x)
LN (x) ln x :
lấy logarit nepe của trị x (e ( 2.71828)
EXP (x):
e^x
TRUNC (x)
lấy phần nguyên lớn nhất không vượt quá trị số x
ROUND (x) làm tròn giá trị của x, lấy số nguyên gần x nhất